11 mẹo xây dựng thương hiệu trên Instagram hiệu quả cho doanh nghiệp

4.5
(2)

Xây dựng thương hiệu trên Instagram cho doanh nghiệp hiện đang là một trong những xu hướng của thế giới Marketing Online .

Bởi theo một số thống kê từ Instagram :

  • 90% người dùng Instagram theo dõi các tài khoản doanh nghiệp
  • Có 2 trong 3 người đồng tình rằng Instagram giúp họ kết nối nhiều hơn với thương hiệu
  • 50% người dùng sẽ quan tâm đến thương hiệu nếu họ nhìn thấy quảng cáo thương hiệu trên Instagram

Nhưng thực tế thì, quá trình này không hề dễ chút nào đối với hầu hết các doanh nghiệp triển khai chiến dịch Marketing truyền thống. 

Tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu trên nền tảng này chỉ với 11 mẹo dưới đây. 

Theo dõi ngay thôi nào!

3 lý do doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu trên Instagram 

1.1. Tăng nhận diện thương hiệu

Một trong những mục đích chính đối với mỗi doanh nghiệp khi mang thương hiệu mình trên một nền tảng bất kỳ, cụ thể là Instagram chính là mang thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với số đông người dùng. 

Và xây dựng thương hiệu trên Instagram là giải pháp giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Có thể bạn chưa biết, thông qua nhận diện thương hiệu sẽ góp phần không nhỏ khiến người dùng cảm thấy thoải mái và thiện cảm với thương hiệu mà bạn mang đến cho họ.

Từ đó, việc chuyển đổi hành vi của khách hàng mục tiêu cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thương hiệu tương đồng trên thị trường. 

Xây dựng thương hiệu trên Instagram góp phần quan trọng trong quá trình nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu trên Instagram góp phần quan trọng trong quá trình nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp

1.2. Xây dựng phễu Marketing 

Các nền tảng Social Media là phương tiện tuyệt vời giúp bạn xây dựng phễu Marketing cho doanh nghiệp mình, đặc biệt là đối với nhóm người dùng đang trong giai đoạn Awareness.

Với Instagram, bạn có thể xây dựng phễu khách hàng theo 2 cách chính:

Instagram là một kênh thu hút khách hàng trong giai đoạn Awareness (Áp dụng cho doanh nghiệp triển khai Marketing đa kênh)

Đặc trưng của Marketing đa kênh là doanh nghiệp của bạn có nhiều nền tảng thu hút (đầu phễu) và dẫn dắt khách hàng đi đến trang bán hàng (cuối phễu). Với một tỉ lệ chuyển đổi cố định, thì để gia tăng lượng khách hàng ở cuối phễu, bạn cần gia tăng khách hàng ở đầu phễu. Và Instagram là một kênh hoàn hảo cho quá trình này.

Với việc xây dựng thương hiệu trên Instagram, bạn cung cấp những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và giải pháp của mình đến với khách hàng mục tiêu. Từ đó thu hút người dùng theo dõi và tương tác với thương hiệu cuả bạn và dần biến họ thành khách hàng của doanh nghiệp

Xây dựng phễu Marketing cũng là nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp tiến hàng xây dựng thương hiệu trên Instagram
Xây dựng phễu Marketing cũng là nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp tiến hàng xây dựng thương hiệu trên Instagram

Sử dụng Instagram để xây dựng một phễu khách hàng riêng (doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên Instagram)

Tuy nhiên, nếu bạn không có một hệ thống các kênh Marketing Online thì bạn vẫn có thể xây dựng phễu Marketing thông qua các bài viết trên Instagram. Lúc này, bạn cần một chiến lược nội dung phù hợp với từng giai đoạn mua hàng của người dùng.

Giả sử bạn là một thương hiệu kinh doanh thời trang nữ, đây là cách mà bạn có thể xây dựng phễu Marketing với Instagram

  • Giai đoạn Awareness: Các bài viết giới thiệu sản phẩm
  • Giai đoạn Interest: Video hướng dẫn phối đồ
  • Giai đoạn Consideration: Hình ảnh/ video các KOLs/ Influencers review sản phẩm của bạn
  • Giai đoạn Action: Bài quảng cáo khuyến mãi

1.3. Tăng truy cập Website

Không thể phủ nhận rằng, xây dựng thương hiệu trên Instagram là cách thức hoàn hảo khi doanh nghiệp mong muốn gia tăng lượng truy cập tại các Website. 

Tại sao lại như thế?

Thực tế thì, khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình trên Instagram thì bạn đã góp phần gia tăng số lượng truy cập về website thông qua số lượng người dùng nhấn nút follow tài khoản Instagram của bạn.

Lượng truy cập của người dùng có xu hướng gia tăng nếu có sự xuất hiện của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram
Lượng truy cập của người dùng có xu hướng gia tăng nếu có sự xuất hiện của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram

11 mẹo xây dựng thương hiệu nâng cao cho doanh nghiệp

2.1. Tối ưu thông tin của thương hiệu

Gia tăng nhận diện thương hiệu ngay từ ban đầu của người dùng đối với doanh nghiệp nếu bạn tối ưu được một số yếu tố cụ thể như: 

  • Font chữ
  • Màu sắc
  • Ảnh đại diện
  • Logo

Chính vì thế, việc tối ưu các thông tin này nhằm giúp doanh nghiệp tạo được cảm tình đối với những khách hàng khó tính đồng thời khiến họ nhớ đến thương hiệu lâu dài hơn. 

Để thực hiện được điều này bạn cần mang đến những thông tin chất lượng về nội dung và hài hòa, thú vị về hình thức, cụ thể như:

  • Font chữ dễ nhìn 
  • Màu sắc hài hòa
  • Tạo được sự đồng nhất và phù hợp về sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh với layout mà bạn thể hiện trên Instagram 
Thông tin của thương hiệu luôn là yếu tố nên được doanh nghiệp đầu tư về nội dung và hình thức
Thông tin của thương hiệu luôn là yếu tố nên được doanh nghiệp đầu tư về nội dung và hình thức

2.2. Xác định “theme” phù hợp với định hướng thương hiệu

Không thể phủ nhận rằng, Instagram được biết đến là một nền tảng được sử dụng khá rộng rãi và dĩ nhiên đây cũng là nơi tập trung rất đa dạng về khách hàng ở mọi lứa tuổi, sở thích, tính cách,…. 

Ở nền tảng này, “theme” ngoài được hiểu trên phương diện chủ đề của một nội dung bất kỳ thì thuật ngữ này khi vận dụng trong trường hợp này còn được đề cập đến một tầng nghĩa khác chính là layout chủ đạo của giao diện (màu sắc, hình thức thể hiện,…) trên nền tảng Instagram. 

Về phương diện nội dung, khi xây dựng thương hiệu trên Instagram thì “theme” là việc bạn xác định được nhóm khách hàng cần hướng đến nhằm lựa chọn ra chủ đề dành cho họ.Bởi mỗi doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn một chủ đề và sẽ thể hiện nó xuyên suốt các bài đăng nhằm thể hiện cá tính của doanh nghiệp và đồng thời cũng hướng đến thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu. 

Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này như sau:

Nếu bạn kinh doanh về các sản phẩm thú y thì bài đăng của bạn không chỉ trên Instagram mà còn cả trên các nền tảng khác có thể đề cập đến động vật như cún, mèo,… hoặc các sản phẩm, phụ kiện dành cho chúng. 

Lưu ý rằng, bạn không nên sử dụng nhiều chủ đề trên một thương hiệu điển hình như việc đan xen chủ đề quần áo và thú nuôi. Bởi tình trạng này sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu cũng như rối mắt trong việc theo dõi và tìm hiểu về thương hiệu của doanh nghiệp.

Theme góp phần giúp doanh nghiệp thể hiện được cá tính và xác định được thị hiếu của người dùng trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram
Theme góp phần giúp doanh nghiệp thể hiện được cá tính và xác định được thị hiếu của người dùng trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram

Vậy với khía cạnh còn lại, “theme” đóng vai trò như thế nào? 

Cụ thể, cách thể hiện layout cũng giữ vai trò quan trọng tác động đến hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram của doanh nghiệp. 

Thông qua cách xây dựng và thể hiện giao diện thì bạn sẽ cho khách hàng mục tiêu thấy được cá tính cũng như sự đồng nhất về giao diện của doanh nghiệp. 

Thực tế thì, việc tối ưu theme chỉ có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện trên nền tảng Instagram thay vì những phương tiện khác như Facebook, Zalo, TikTok,…

2.3. Đặt KPI phù hợp

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào thì việc đặt ra một tiêu chuẩn chính là cách giúp bạn có thể đo lường cũng như kiểm chứng được hiệu suất công việc đồng thời cũng giúp bạn có thêm mục tiêu cụ thể để phấn đấu. 

KPI nên được các doanh nghiệp đặt ra nhằm giúp bạn kiểm chứng được hiệu suất một cách cụ thể khi xây dựng thương hiệu trên Instagram
KPI nên được các doanh nghiệp đặt ra nhằm giúp bạn kiểm chứng được hiệu suất một cách cụ thể khi xây dựng thương hiệu trên Instagram

Và các thương hiệu trên Instagram cũng không ngoại lệ, KPI của quá trình này thường được dựa vào một số yếu tố cụ thể như:

  • Lượt thích
  • Nhận xét
  • Lượt theo dõi trang

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các yếu tố trên càng cao thì thương hiệu của bạn mới được xem là thành công. 

Tiêu chuẩn của các yếu tố trên phụ thuộc vào lĩnh vực, mô hình công ty, đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến,… và đặc biệt, bạn hãy có sự so sánh với các thương hiệu tương đồng theo những tiêu chuẩn mà Navee vừa đề cập.

2.4. Tận dụng các nội dung phổ biến

Có thể bạn chưa biết không ít doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu trên Instagram luôn trăn trở câu hỏi:

Chúng ta sẽ đăng nội dung gì trên trang Instagram bây giờ?

Bởi việc đăng tải nội dung trên trang khi bạn triển khai xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp không chỉ riêng Instagram mà ở bất kì nền tảng nào được xem là thao tác bắt buộc mà bạn phải thực hiện. 

Có phải chăng đây là câu hỏi phổ biến của không ít doanh nghiệp về trang thương hiệu trên nền tảng Instagram đúng hay không? 

Để giải đáp cho câu hỏi trên thì Navee cũng đã đề cập đến ở phần 2.2 (Xác định “theme” phù hợp với định hướng thương hiệu). 

Ngoài ra Navee cũng sẽ cung cấp đến bạn 1 tip đóng vai trò quan trọng không kém những thông tin trên khi nhắc đến việc đăng tải nội dung trên nền tảng này. 

Cụ thể chính là việc tận dụng những nội dung đang phổ biến hoặc đi đầu xu thế của thị trường tại thời điểm đó nhằm gia tăng hiệu quả cho quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram của doanh nghiệp. 

Bởi các dạng nội dung đang là trào lưu như thế thì sẽ tiếp cận người dùng với tốc độ nhanh hơn so với những nội dung thông thường. 

Và hơn hết, những loại nội dung này thường được áp dụng và tạo hiệu quả cao với hầu hết các lĩnh vực mà các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. 

Các nội dung mang tính xu hướng luôn là yếu tố giúp bạn tiếp cận một cách nhanh chóng đến người dùng
Các nội dung mang tính xu hướng luôn là yếu tố giúp bạn tiếp cận một cách nhanh chóng đến người dùng

2.5. Tận dụng thẻ tiêu đề và hashtag

Nếu tiêu đề là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của người dùng đối với các nội dung mà bạn đăng tải thì hashtag chính là công cụ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và nhiều vị trí hơn thông qua việc thêm hashtag với thao tác thêm các từ khóa và bắt đầu bằng dấu “#”. 

Ví dụ: #iphonex, #sonduongmoivaseline,…

Từ những lợi ích mà 2 yếu tố này mang lại thì việc tận dụng chúng trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram là điều vô cùng cần thiết. 

Với tiêu đề, bạn đã biết cách sử dụng hiệu quả yếu tố này hay chưa? 

Nếu chưa thì bạn hãy nhanh tay note ngay vào sổ những thông tin mà Navee đề cập sau đây nhé! 

Điều bạn cần làm để tận dụng tối đa tiêu đề chính là đáp ứng được những nhu cầu hay mong muốn của người dùng tại thời điểm đó. 

Bên cạnh đó việc triển khai một tiêu đề hấp dẫn,độc đáo, thú vị thông qua tận dụng những cụm từ đang là xu hướng hay các thông tin mới lạ nhằm tạo sự hứng thú và tò mò cho các khách hàng mục tiêu.  

Bạn có biết, nếu tiêu đề là yếu tố giúp bạn thu hút khách hàng mục tiêu ngay từ ban đầu thì hashtag chính là cách thức giúp bạn mở rộng nhiều hơn số lượng khách hàng đó. 

Vậy làm thế nào để cho ra một hashtag chất lượng?

Tận dụng tối đa tiêu đề và hashtag nhằm gia tăng độ hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram của bạn
Tận dụng tối đa tiêu đề và hashtag nhằm gia tăng độ hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram của bạn

Để một hashtag có chất lượng thì việc tham khảo các thương hiệu tương đồng hay những cá nhân có sức ảnh hưởng trên nền tảng Instagram cũng là các cách bạn nên cân nhắc thực hiện bởi nó sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp đấy! 

Cụ thể, một trong những cách bạn có thể áp dụng chính là kết hợp vị trí và keyword lại thành 1 hashtag nhằm hiển thị thông tin của doanh nghiệp dù cho người dùng có tìm kiếm thương hiệu tương đồng. 

Ngoài ra, bạn nên tập trung vào hashtag thương hiệu để gia tăng mức độ tương tác một cách tức thì đối với doanh nghiệp của bạn.

2.6. Đừng bỏ qua Stories và Reels

Bên cạnh các bài đăng trên Newfeed thì một số nhóm khách hàng mục tiêu lại có sự yêu thích đối với hình thức video thay vì hình ảnh hay văn bản thông qua Stories và Reels trên nền tảng này. 

Đừng quên áp dụng hình thức này ngay nếu bạn muốn tạo được sự uy tín và phổ biến đối với người dùng mà doanh nghiệp đang hướng đến nhé!

Bạn đã biết gì về hình thức Instagram Stories ? 

Nói một cách đơn giản thì đây được xem như hình thức video ngắn nhằm giúp người sử dụng kể câu chuyện hằng ngày của bản thân hay tương tác, trao đổi với người xem về một vấn đề bất kỳ. 

Đừng quên Stories và Reels trong quá trình nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram
Đừng quên Stories và Reels trong quá trình nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram

Và Instagram Stories mà bạn đăng tải sẽ biến mất sau 24 giờ xuất hiện, điều này có thể giúp bạn duy trì được sự tương tác một cách liên tục, hàng ngày đối với người dùng. 

Nhưng đối với Instagram Reels thì có lẻ vẫn là hình thức còn khá mới mẻ và chưa thực sự phổ biến với tất cả người dùng Instagram. 

Dành cho những ai chưa biết đến Instagram Reels thì đây cũng tương tự như Stories – một hình thức video ngắn nhưng nó khác biệt hơn Stories ở chỗ cung cấp nhiều tính năng hơn so với Stories cụ thể như: bộ lọc, hiệu ứng âm thanh, nhãn dán, tùy chọn chỉnh sửa,…. Đặc biệt, Reels là dạng nội dung được tạo thành từ nhiều clips ngắn lại với nhau. 

Từ những thông tin mà Navee mang đến cho bạn chắc chắn đã minh chứng được vai trò mà 2 hình thức này mang lại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận người dùng một cách trực tiếp và liên tục hơn so với những hình thức còn lại.

2.7. Tương tác với khách hàng thường xuyên 

Thực tế có thể thấy rằng, tương tác 2 chiều là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến độ thành công của doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội cụ thể là Instagram. 

Bên cạnh việc người dùng tìm kiếm sản phẩm hay thông tin trên trang của bạn thì về phía doanh nghiệp nên mang thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu thông qua việc tương tác, trò chuyện trên nền tảng này. 

Khách hàng luôn cần doanh nghiệp tương tác thường xuyên nhằm khiến họ nhớ đến thương hiệu của bạn
Khách hàng luôn cần doanh nghiệp tương tác thường xuyên nhằm khiến họ nhớ đến thương hiệu của bạn

Cụ thể, việc tương tác 2 chiều được thể hiện rõ nhất qua các bình luận từ người dùng đến doanh nghiệp cũng như những phản hồi các thắc mắc từ chính doanh nghiệp dành cho người dùng của mình. 

Thông qua đó, bạn sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm nói riêng và thương hiệu của doanh nghiệp nói chung. 

Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rằng bên cạnh những nội dung tích cực thì vẫn không tránh khỏi những lời bình luận tiêu cực, chê bai hay thậm chí là lăng mạ đến thương hiệu của bạn. 

Chính vì thế, bạn cần có cách xử lý khéo léo và thông minh đối với các trường hợp trên bởi những khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn cũng sẽ dành sự quan tâm và đánh giá cách bạn ứng xử trước những tình huống trên đấy!

2.8. Kết nối với các thương hiệu và Influencer khác

Không thể phủ nhận rằng, Influencer là phương thức hoàn hảo để giúp bạn gia tăng được độ phủ sóng cho thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram

Influencer là nhân tố hoàn hảo hỗ trợ bạn gia tăng sự phổ biến của thương hiệu
Influencer là nhân tố hoàn hảo hỗ trợ bạn gia tăng sự phổ biến của thương hiệu

Thông qua độ nổi tiếng hay sức ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng, bạn sẽ giới thiệu cũng như cung cấp cho họ sản phẩm dùng thử và nếu họ yêu thích thì họ sẽ đề cập đến nó trên trang cá nhân hoặc nền tảng của họ. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn đã gián tiếp được giới thiệu, quảng bá đến người dùng.  

Nói cho cùng, chiến lược hợp tác với Influencer là giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp trong trường hợp này. Tuy nhiên, những chiến lược được triển khai nên đi kèm cùng sự phù hợp với định hướng sản phẩm, quy mô và ngân sách của doanh nghiệp.

2.9. Thời gian đăng bài cũng cực kỳ quan trọng 

Có thể bạn chưa biết, thời gian đăng bài cũng góp phần khá quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng của doanh nghiệp. 

Thực tế, hầu hết các mạng xã hội đều có khung giờ hoạt động cao điểm và ngược lại, Instagram cũng không nằm ngoài trường hợp đó. 

Thời gian đăng tải nội dung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram
Thời gian đăng tải nội dung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu trên Instagram

Thời gian hoạt động cao điểm của Instagram cũng như các phương tiện mạng xã hội khác được đo lường theo một số yếu tố nhưng điển hình nhất chính là khung thời điểm nhóm khách hàng mục tiêu của bạn hoạt động trên mạng xã hội đó với tần suất cao hơn so với những thời điểm khác trong ngày hoặc tuần.

Để xác định được khung thời gian đăng tải nội dung khi xây dựng thương hiệu trên Instagram bạn hoàn toàn có thể tham khảo ở một số doanh nghiệp nổi tiếng có thể nhắc đến như Hootsuite tuyên bố rằng thời gian vàng để đăng tải trên nền tảng Instagram vào 11 giờ sáng thứ Tư của tuần. 

2.10. Kết hợp bán hàng thông qua bài viết

Đã bao giờ bạn suy nghĩ đến việc tận dụng trang chủ trên Instagram của thương hiệu để bán hàng hay chưa? 

Nếu chưa thì bắt tay tiến hành ngay thôi nào!

Thông qua hình thức này, bạn có thể bán các sản phẩm thông qua các bài đã được đăng tải hay thậm chí bạn hoàn toàn có thể gắn link các sản phẩm riêng lẻ đan xen vào các Instagram Stories để khách hàng click chuột mua hàng. 

Điều này tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng và khiến họ dễ dàng chuyển đổi hành vi mua hàng nhiều hơn. 

Bán hàng đan xen vào các bài viết cũng là tips bạn nên cân nhắc để khai thác tối đa kênh của doanh nghiệp trên nền tảng này
Bán hàng đan xen vào các bài viết cũng là tips bạn nên cân nhắc để khai thác tối đa kênh của doanh nghiệp trên nền tảng này

2.11. Quảng cáo Instagram – Mảnh ghép cuối cùng

Bạn có biết, quảng cáo được xem là công đoạn cuối và ví như giai đoạn gia tăng nhận thức thương hiệu cũng như lưu lượng traffic về trang của thương hiệu hay thậm chí là gia tăng doanh  thu bán hàng.

Nếu bạn đang tiến hành xây dựng thương hiệu trên Instagram và có sự quan tâm nhất định đến hình thức này thì sau đây là một số sự lựa chọn dành cho bạn về các thể loại quảng cáo trên nền tảng Instagram: quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video, quảng cáo trên Instagram Stories,… 

Ngoài ra, việc chạy quảng cáo trên nền tảng Instagram còn giúp bạn trong việc chọn lọc người xem quảng cáo theo một số tiêu chuẩn như vị trí, sở thích,… 

Điều này sẽ giúp bạn có thể khái quát cũng như xác định được nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn cần hướng đến. 

Quảng cáo Instagram - thao tác cuối cùng của quá trình mang thương hiệu đến gần với người dùng thông qua Instagram
Quảng cáo Instagram – thao tác cuối cùng của quá trình mang thương hiệu đến gần với người dùng thông qua Instagram

Trên đây là tổng hợp các mẹo xây dựng thương hiệu trên Instagram mà Navee chắc chắn nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho thương hiệu của bạn tiếp cận và xa hơn là chuyển đổi hành vi của người dùng. 

Mong rằng với những thông tin đã được cung cấp bạn sẽ không còn lo lắng về vấn đề tạo ra một kênh hiệu quả trên nền tảng này nữa. Liên hệ ngay với Navee nếu bạn cần sự hỗ trợ nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link