Affiliate Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing cho doanh nghiệp

5
(1)

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) đang ngày càng trở nên bùng nổ hơn với sự kết hợp của các nhà sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mục tiêu kinh doanh mạnh mẽ mà còn được xem như một cách kiếm tiền online đang rất thịnh hành. Trong bài viết này, Navee sẽ chia sẻ những thông tin, cách thức hoạt động và các hình thức tiếp thị liên kết tại Việt Nam.

1. Affiliate marketing là gì?

Affiliate Marketing – tiếp thị liên kết – là một hình thức quảng bá và kinh doanh trực tuyến của digital marketing. Mô hình vận hành theo cách hợp tác giữa các cá nhân/ đơn vị với nhà doanh nghiệp để đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với đông đảo khách hàng hơn. 

Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) là gì
Tiếp thị liên kết là hình thức quảng bá thông qua đối tác trung gian

Các nhà quảng bá này sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng đến mua hàng và sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dựa trên năng lực, sự hiểu biết và khả năng sáng tạo nội dung của mình trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Họ sẽ nhận được hoa hồng trên các đơn hàng hoặc số lượng khách hàng mang về cho doanh nghiệp.

2. Các thành phần cơ bản cấu tạo nên affiliate marketing

4 yếu tố sau đây sẽ tạo nên Affiliate marketing:

  • Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): là doanh nghiệp (cá nhân, tổ chức) cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang mong muốn tối ưu hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến thông qua tiếp thị liên kết.
  • Nhà phân phối (Publisher): là cá nhân hoặc đơn vị sở hữu kênh truyền thông như website, blog, tài khoản mạng xã hội,… có thể quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ do nhà phân phối cung cấp đến khách hàng tiềm năng.
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): là môi trường trung gian kết nối các đối tác (publisher) và nhà cung cấp (advertise). Nền tảng kỹ thuật thường gồm có banner, link quảng cáo, cách thức theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng bá, những quy định giải quyết tranh chấp, thanh toán hoa hồng cho Publisher. 
  • Khách hàng (End User): là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc là khách hàng tiềm năng với mong muốn thực hiện các hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu, ví dụ như xem sản phẩm, xem video, để lại thông tin liên hệ,…

3. Cách thức hoạt động của tiếp thị liên kết

Cách thức hoạt động của một mô hình Affiliate Marketing diễn ra như sau:

Cách thức hoạt động của affiliate marketing
Mô hình đơn giản về cách thức hoạt động của Affiliate marketing
  • Bước 1: Advertiser cung cấp đường link/ banner chứa quảng cáo cho Publisher.
  • Bước 2: Publisher sáng tạo các nội dung khác nhau có chứa đường link/ banner tiếp cận với khách hàng mục tiêu, ví dụ như bài blog, bài đăng social, video,…
  • Bước 3: Khách hàng sẽ nhìn thấy và click vào đường link
  • Bước 4: Click được tracking bởi cookie và affiliate network của thiết bị khách hàng sử dụng sẽ được lưu lại.
  • Bước 5: Khách hàng hoàn thành hành động mà phía Advertiser yêu cầu (ví dụ như mua hàng, điền form đăng ký…)
  • Bước 6: Advertiser sẽ nhận được báo cáo của affiliate network về hành động được ghi nhận.
  • Bước 7: Affiliate network sẽ thông báo đơn hàng cho Advertiser và đồng ý trả hoa hồng cho đơn hàng được ghi nhận đó.
  • Bước 8: Affiliate network trả tiền hoa hồng cho Publisher.

Để thuận tiện theo dõi và nhất quán các chiến dịch affiliate, Advertiser thường hợp tác với các nền tảng affiliate marketing. Nhiệm vụ của các nền tảng affiliate này là sẽ cung cấp các công cụ kỹ thuật giúp tracking các link affiliate được đặt bên dưới các text link hay banner được truyền thông trên các kênh website, tài khoản social media,…

4. 7 hình thức affiliate marketing phổ biến tại Việt Nam

Sau đây là 7 hình thức affiliate marketing phổ biến tại Việt Nam hiện nay:

  • Product Launch: dưới hiệu ứng lan tỏa nhanh của affiliate marketing, sản phẩm mới của doanh nghiệp sẽ tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Chiến lược này tạo ra cơ hội tăng doanh thu cho các sản phẩm mới được giới thiệu.
  • Authority Site: là hình thức affiliate mang lại thu nhập thụ động thông qua việc đăng tải sản phẩm của Advertiser lên các website của Publisher.
  • Niche Site – Thị trường ngách: bằng cách tập trung vào một thị trường đặc thù, các nhóm Publisher có lượt người theo dõi riêng sẽ có tác động mạnh mẽ đến hành vi của họ. Chiến lược Affiliate marketing hợp tác cùng KOL, KOC cho thị trường ngách rất thịnh hành.
  • Trả tiền trên mỗi hành động (CPA/CPC): là cách thức tiếp thị liên kết được trả phí khi người xem thực hiện một trong các hành động click vào liên kết. 
  • Trả tiền cho mỗi đơn hàng (CPS) là hình thức tiếp thị kết mà hoa hồng sẽ được tính dựa theo mỗi một đơn hàng hoàn thành. Kết quả chỉ ghi nhận khi có một khách hàng mua và thanh toán thì Publisher mới được nhận được tiền hoa hồng.
Hoa hồng ghi nhận trên mỗi đơn hàng thành công
Hoa hồng ghi nhận trên mỗi đơn hàng thành công
  • Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng (PPA) là hình thức trả hoa hồng cho các lượt truy cập vào link đích của Advertiser mà đánh giá là điểm chuyển đổi của người xem thành khách hàng tiềm năng, ví dụ như truy cập vào trang web, điền form nhận tư vấn,..
  • Trả tiền cho từng click chuột vào quảng cáo (PPC): Đối với hình thức này, hoạt động click vào từng quảng cáo sẽ được tính hoa hồng. Mục tiêu là tạo lưu lượng truy cập đến các trang web. Publisher sẽ cố gắng thu hút khách hàng thực hiện hành động nhấp chuột vào quảng cáo bằng các nội dung hữu ích, hấp dẫn.

5. Các bước triển khai chiến dịch affiliate marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

5.1. Xác định mục tiêu đạt được với chiến dịch tiếp thị liên kết

Đội ngũ tiếp thị cần xác định rõ mục tiêu khi tiến hành chiến dịch Affiliate marketing là gì, đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART để dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả. Một số dạng mục tiêu tiếp thị liên kết thường là:

  • Tăng trưởng doanh thu bán hàng
  • Tăng lượng truy cập vào trang giới thiệu sản phẩm trên website
  • Thu thập thông tin khách hàng quan tâm thông qua biểu mẫu
  • Tăng độ nhận biết thương hiệu thông qua lượt xem

5.2. Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu để chọn lựa các Publisher phù hợp và đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu gồm có tìm hiểu thông tin nhân khẩu học, xác định chân dung khách hàng mục tiêu, vẽ hành trình mua hàng. Thông qua các cách thức như phỏng vấn, khảo sát,…

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu sở thích, thói quen, niềm tin của khách hàng mục tiêu

5.3. Lựa chọn hình thức Affiliate Marketing phù hợp

Từ mục tiêu và thông tin khách hàng đã xác định, đội ngũ marketing sẽ đánh giá và chọn lựa những hình thức tiếp thị liên kết nào là hiệu quả tối ưu nhất. Ví dụ mục tiêu tăng doanh số bán hàng thì có thể chọn hình thức CPS – trả tiền hoa hồng trên mỗi đơn hàng. Hoặc mục tiêu giành thị phần cho sản phẩm mới thì áp dụng hình thức Product Launch.

5.4. Xây dựng chính sách hoa hồng

Chính sách hoa hồng là ngân sách của chiến dịch nhưng cũng là động lực lớn nhất giúp Publisher nâng cao hiệu suất thực hiện các hoạt động quảng bá của mình. Xây dựng chính sách hợp lý cùng những điều khoản rõ ràng để các bên đối tác thuận tiện theo dõi, tránh tình trạng tranh chấp về sau. Chính sách hoa hồng cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thảo luận với các nhà tiếp thị liên kết về lợi ích nhận được của họ.

5.5. Tìm kiếm đối tác affiliate marketing

Lựa chọn các đối tác tiếp thị liên kết phù hợp có tác động sống còn đối với sự thành công của chiến dịch. Bên cạnh lựa chọn các đối tác đó năng suất tốt còn ưu tiên yếu tố phù hợp với khách hàng mục tiêu của chiến dịch. 

Hiện nay, có rất nhiều đối tác tiếp thị liên kết từ các nền tảng mạng xã hội khác nhau, có lượt theo đông đảo và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của nhiều người. Sau khi chọn được các đối tác liên kết, đội ngũ tiến hành các buổi đào tạo về sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu và chương trình hoa hồng chiến dịch để các đối tác hiểu rõ, lên kế hoạch thực thi hiệu quả.

Thực hiện đào tạo cho các đối tác tiếp thị
Thực hiện đào tạo cho các đối tác tiếp thị

5.6. Quản lý và theo dõi hiệu quả của chiến dịch tiếp thị liên kết

Doanh nghiệp nên sử dụng các hệ thống theo dõi hiệu suất tiếp thị liên kết có khả năng đo lường, cập nhật và tổng hợp các chỉ số trong chiến dịch để thuận tiện quản lý và theo dõi. Từ đó, đội ngũ có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả tiếp thị liên kết của từng Publisher  khác nhau để đưa ra các thay đổi linh hoạt và kịp thời.

Hy vọng bài viết hôm nay của Navee đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về chiến lược affiliate marketing và áp dụng các hình thức phù hợp để thực thi tiếp thị liên kết thành công trong doanh nghiệp.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link