Phân tích mô hình Canvas quán cafe tổng thể và chi tiết

5
(1)

Bạn muốn tạo nên một thương hiệu quán cafe độc đáo và thành công? Mô hình Canvas sẽ là một công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, giúp bạn phân tích và định hướng chiến lược kinh doanh của mình một cách trực quan và toàn diện. Bằng cách áp dụng mô hình canvas quán cafe, bạn có thể tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng, và tạo nên một thương hiệu quán cafe độc đáo và khác biệt. Trong bài viết này, Navee sẽ giúp bạn phân tích chi tiết về mô hình kinh doanh Canvas quán cà phê.

1. Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình Canvas hay với tên gọi BMC (Business Model Canvas), được sáng tạo bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển – Alexander Osterwalder. Đây là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh một cách trực quan và dễ nắm bắt, dễ áp dụng nên được các nhà quản lý chiến lược tin dùng, đặc biệt là các nhà khởi nghiệp trẻ.

Mô hình Canvas
Mô hình kinh doanh Canvas gồm 9 yếu tố then chốt cho mọi ngành nghề kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện, khoa học và có cấu trúc về mô hình kinh doanh thông qua 9 yếu tố chính, gồm: phân khúc thị trường/khách hàng, định vị giá trị, kênh truyền thông, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, nguồn lực, hoạt động chủ yếu, đối tác chính, cơ cấu chi phí.

Dựa vào đó, bạn sẽ có góc nhìn bao quát cũng như có thể so sánh, phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần phải đưa ra những chiến lược hay cần điều chỉnh sao cho tối ưu hơn.

2. Ưu và nhược điểm của mô hình Canvas

2.1. Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Canvas có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Mang đến cái nhìn trực quan rõ ràng: Thay cho những bản kế hoạch dài dòng, Canvas thiết lập một mô hình logic gồm những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vận hành một doanh nghiệp. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát và phân tích toàn bộ các hoạt động kinh doanh một cách trực quan và bao quát nhất.
  • Giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách tập trung hơn: 9 yếu tố của mô hình kinh doanh Canvas sẽ giúp chủ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh sát sao và phù hợp nhất với nguồn lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng rất linh hoạt trong việc điều chỉnh, thay đổi hay thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh một cách dễ dàng.
Ưu điểm của mô hình Canvas
Xây dựng chiến lược kinh doanh theo mô hình Canvas sẽ phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp
  • Đảm bảo quy trình phát triển sản phẩm bám sát nhu cầu khách hàng: Mô hình kinh doanh Canvas hỗ trợ nhà quản lý theo dõi, xem xét được mọi yếu tố cấu tạo nên trải nghiệm khách hàng một cách chi tiết, để dễ dàng nhận ra những điểm chưa tốt, chưa phù hợp để nhanh chóng linh hoạt thay đổi.
  • Công cụ giúp kêu gọi và chinh phục nhà đầu tư: Tính rõ ràng và tập trung của mô hình Canvas giúp mọi kế hoạch kinh doanh được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu chỉ trên một trang giấy. Qua đó các nhà đầu tư có thể nắm được ý tưởng kinh doanh của các Startup một cách dễ dàng và nhanh chóng đưa ra quyết định hơn. 

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình kinh doanh Canvas cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Thiếu các yếu tố bên ngoài: Mô hình kinh doanh này tập trung phần lớn vào các yếu tố chủ yếu bên trong doanh nghiệp, nhưng lại thiếu đề cập đến các yếu tố bên ngoài như thị trường, sự cạnh tranh,… Đây đều là những yếu tố có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
  • Thiếu tầm nhìn chiến lược: Có thể thấy mô hình Canvas không đề cập đến các khía cạnh như tầm nhìn, mục tiêu chiến lược… của một công ty. Nó chỉ tập trung chủ yếu vào giá trị cung cấp cho khách hàng, doanh thu, cơ cấu chi phí và lợi nhuận.

3. Phân tích 9 yếu tố quan trọng của mô hình Canvas quán cafe

Sử dụng mô hình Canvas cho quán cafe là cách đơn giản nhất để các Startup vạch ra kế hoạch kinh doanh quán cà phê một cách trực quan và toàn diện nhất. Sau đây là ví dụ mô hình canvas quán cafe với 9 yếu tố quan trọng:

Phân tích 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh Canvas
Ví dụ mô hình canvas quán cafe với 9 yếu tố quan trọng

3.1. Phân khúc khách hàng

Để xây dựng một thương hiệu quán cà phê thành công, việc xác định rõ ràng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là vô cùng quan trọng. Đây là những nhóm người sẽ quan tâm nhất đến quán cà phê của bạn. 

Xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng xây dựng, điều chỉnh các hoạt động tiếp thị và tối ưu trải nghiệm khách hàng theo nhu cầu và sở thích của họ. 

Các phân khúc khách hàng có thể gồm: 

  • Những người đam mê cà phê đang tìm kiếm cà phê chất lượng cao, đặc sản 
  • Sinh viên cần một nơi yên tĩnh để học tập hoặc trao đổi với bạn bè
  • Các chuyên gia, nhân viên văn phòng cần nơi yên tĩnh để làm việc hay họp hành từ xa
  • Hay cư dân địa phương muốn có một không gian cộng đồng thoải mái và thư giãn…

3.2. Giải pháp giá trị

Giải pháp giá trị mà quán cà phê của bạn cung cấp cho khách hàng phải là những điều làm cho bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và giữ khách hàng quay trở lại. Chủ doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu khách hàng mục tiêu, thế mạnh của mình để quyết định giải pháp giá trị đúng đắn nhất.

Đề xuất giá trị
Đề xuất giá trị trong mô hình Canvas quán cafe

Trong kinh doanh quán cà phê, giải pháp giá trị của bạn có thể là bất cứ thứ gì từ cà phê chất lượng cao, hữu cơ đến bầu không khí ấm cúng, thư giãn đến dịch vụ khách hàng đặc biệt như khu vui chơi riêng dành cho trẻ em…

3.3. Các kênh truyền thông và phân phối

Để việc kinh doanh quán cà phê hiệu quả, các chiến lược quảng bá và các kênh  truyền thông bán hàng là một yếu tố quan trọng trong mô hình Canvas quán cafe.

Kênh truyền thông của bạn là nơi bạn truyền tải thông tin nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng của mình. Chúng có thể là các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, nội dung quảng cáo hoặc sự kiện. 

Điều quan trọng là chọn các kênh hiệu quả nhất để tiếp cận các phân khúc khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Đối với quán cà phê, các kênh dễ tiếp cận có thể bao gồm: 

  • Các nền tảng xã hội như Instagram, Facebook, Tiktok để giới thiệu cà phê, chương trình khuyến mãi và sự kiện của quán. Hay qua các ấn phẩm địa phương như báo, tạp chí, các group mua bán chung cư để quảng bá quán cà phê và các sự kiện sắp tới.
  • Các sự kiện cộng đồng như chợ nông sản hoặc hội chợ để tương tác với khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm cà phê của bạn 
  • Bảng hiệu trong cửa hàng để quảng bá các sự kiện đặc biệt hay các chương trình khuyến mãi hàng ngày…

3.4. Mối quan hệ với khách hàng

Phát triển mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ là điều cần thiết trong mô hình canvas cho quán cafe để xây dựng một thương hiệu quán cà phê thành công.

Do đó các hoạt động kinh doanh nên tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thân thiện và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng để thiết lập được nhóm khách hàng thân thiết trung thành.

Mối quan hệ với khách hàng
Mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ là yếu tố tạo nên thành công của các thương hiệu quán cafe

Nhờ mối quan hệ khách hàng tốt sẽ giúp bạn có một lượng khách ổn định và việc truyền miệng tích cực về quán cà phê của bạn. 

Một vài ví dụ về chiến thuật quan hệ khách hàng hiệu quả mà bạn có thể sử dụng: 

  • Chương trình khách hàng thân thiết giảm giá hay tặng quà cho khách hàng thường xuyên ghé thăm hoặc mua hàng 
  • Dịch vụ được cá nhân hóa thỏa mãn nhu cầu khách hàng như có thể gọi đặt hàng trước rồi đến lấy, đổi điểm thưởng…
  • Giao tiếp thường xuyên thông qua các bản tin email hoặc tin nhắn Facebook, Zalo để thông báo cho khách hàng về các chương trình khuyến mãi, sự kiện và các món trong thực đơn mới của quán cà phê của bạn.

3.5. Dòng doanh thu

Dòng doanh thu là nguồn thu nhập cho quán cà phê của bạn. Điều quan trọng là phải đa dạng hóa các luồng doanh thu để giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ một nguồn duy nhất nào. Dưới đây là một vài luồng doanh thu mà bạn có thể mong đợi: 

Dòng doanh thu trong mô hình canvas của quán cafe
Đa dạng hóa luồng doanh thu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Bên cạnh cà phê, có thể tăng doanh từ từ trà, nước trái cây, đồ ăn nhẹ, hạt cà phê…
  • Bán hàng lưu niệm, bao gồm cốc, ly giữ nhiệt, móc khóa, túi vải…
  • Phục vụ cho các sự kiện như các cuộc họp kinh doanh, hội nghị hoặc các bữa tiệc riêng tư kèm vận chuyển tận nơi…

3.6. Nguồn lực chính

Các nguồn lực chính của bạn chính là những yếu tố thiết yếu bạn cần có để điều hành trơn tru hoạt động kinh doanh quán cà phê của mình. 

Đối với ngành kinh doanh quán cà phê, những nguồn lực cần có để khai thác và kinh doanh được là: nguyên liệu đồ uống chất lượng cao như hạt cà phê ngon sạch, công thức ngon độc quyền, nhân viên có kỹ năng và hiểu biết, các thiết bị và dụng cụ pha chế chuyên nghiệp, khu vực ngồi thoải mái và trang trí đẹp, tinh tế…

Nguồn lực chính của quán cafe

3.7. Hoạt động chính

Yếu tố này nhằm xác định các hoạt động chính của doanh nghiệp để điều hành quán và đảm bảo rằng các hoạt động này phù hợp với giải pháp giá trị và dòng doanh thu của bạn. 

Các hoạt động chính của một quán cà phê thường bao gồm: 

  • thiết lập  một quy trình chế biến bảo đảm chất lượng, vệ sinh và tính nhất quán trong menu đồ uống 
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời với bầu không khí thân thiện và chào đón với tất cả khách hàng 
  • Quảng bá các hoạt động qua các kênh truyền thông, mạng xã hội hay các sự kiện cộng đồng 
  • Quản lý hàng tồn kho và đặt hàng nguyên liệu 

3.8. Đối tác chính

Một trong những khía cạnh thiết yếu của việc kinh doanh quán cà phê thành công là việc chọn đúng đối tác và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ. Các đối tác mà các chủ quán cần tạo mối liên kết tốt có thể gồm: 

  • Các nhà cung cấp nguyên liệu cà phê, thức uống, thực phẩm, thiết bị dụng cụ và vật tư
  • Các tiệm bánh địa phương hoặc nhà cung cấp các mặt hàng thực phẩm khác…
  • Các tổ chức hoặc doanh nghiệp địa phương mà bạn có thể cộng tác trong các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi
  • các đối tác dịch vụ giao đồ ăn như grab, shopee food, gojek…
Đối tác chính
Chọn đúng đối tác và tạo mối liên kết chặt chẽ mang đến sự ổn định cho việc kinh doanh

3.9. Cơ cấu chi phí

Điều quan trọng cuối cùng mà chủ quán cà phê cần lưu tâm chính là việc quản lý các chi phí liên quan đến việc điều hành quán cà phê để bảo đảm lợi nhuận và duy trì tính bền vững.

Cấu trúc chi phí của một quán cafe sẽ bao gồm: 

  • Thanh toán tiền thuê nhà/ mặt bằng
  • Lương và phúc lợi của nhân viên 
  • Hạt cà phê, sữa và các nguyên liệu khác cho menu đồ uống của quán
  • Bảo trì và sửa chữa thiết bị 
  • Chi phí tiếp thị và quảng cáo

Có thể thấy, mô hình Canvas quán cafe là một công cụ hữu ích nên sử dụng để lên kế hoạch kinh doanh và định hướng hoạt động cho quán cà phê đối với những ai đang muốn tham gia vào ngành nghề này. Một bản kế hoạch ngắn gọn nhưng đủ chi tiết, logic sẽ là nền tảng vững chắc để tạo ra một thương hiệu khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và chiếm được sự hài lòng của khách hàng. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link