Chiến lược Marketing từ Apple cho iPhone 15 ra mắt

5
(7)
chiến lược marketing của apple cho iphone 15 mới ra mắt

Mặc dù có nhiều đối thủ mới xuất hiện nhưng Apple vẫn giữ được vị thế độc đáo trong lòng người tiêu dùng và trở thành biểu tượng của sự hiện đại và đẳng cấp. Để duy trì sức hút suốt nhiều năm nhà táo đã sử dụng những chiến lược Marketing cho sự kiện ra mắt iPhone 15  khôn ngoan để thu hút người tiêu dùng. Apple đã áp dụng chiến lược Marketing như thế nào để cho ra ra mắt sự kiện của iPhone 15 ra mắt thành công đến như vậy? Hãy cùng Navee tìm hiểu nhé!

1. Vận dụng tính cá nhân hóa trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu tự thể hiện là tiêu chí được xếp hạng cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow. Bất kỳ ai cũng đều muốn bản thân được công nhận và tạo ấn tượng tốt đối với người khác. Và Apple đã hiểu rõ được hiệu ứng tâm lý này để áp dụng thành công cho chiến dịch khi cho ra mắt iPhone 15

Kể từ thời điểm ra mắt sản phẩm, nhà táo đã lựa chọn tiêu chí sự khác biệt và sang trọng để định hướng cho thương hiệu của mình:

  • Nhận diện thương hiệu khác biệt: logo được thiết kế đơn giản với màu sắc sang trọng đi kèm điểm nhấn là câu slogan Think Different. 
  • Đầu tư sản phẩm chất lượng: Apple luôn tiên phong trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ hiện đại, thiết kế trending với hệ sinh thái IOS độc quyền duy nhất. 
  • Chiến lược định giá Premium của Apple đã được rất thành công trong việc xác định mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này phù hợp với định vị cao cấp và sang trọng của nhãn hàng. Mức giá cao không chỉ là một thước đo về chất lượng và hiệu suất của sản phẩm mà còn là cách để khách hàng thể hiện đẳng cấp của bản thân.
  • Chiến lược truyền thông của Apple được xây dựng dựa trên sự tối giản nhưng vẫn mang đậm phong cách sang trọng và hiện đại. Đây là đặc trưng của những thương hiệu xa xỉ trên thế giới. Nhà táo không sử dụng bất kỳ đại sứ thương hiệu nào để quảng cáo sản phẩm mà chính Apple trở thành đại sứ cho chính mình.
apple vận dụng tính cá nhân trong tháp nhu cầu maslow
Marketing iPhone 15 dựa trên tính cá nhân hoá của tháp nhu cầu Maslow

2. Hiệu ứng Fomo nỗi sợ bị bỏ lỡ (người dùng liên tục khao khát muốn đặt trước hàng)

Mỗi sản phẩm của Apple đều mang tính đột phá và tích hợp những công nghệ mới tạo nên sự hào hứng và mong đợi từ người tiêu dùng trước thời điểm ra mắt. Nhà sản xuất luôn đổi mới và cải tiến để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Sự tích hợp các tính năng mới giúp iPhone 15 luôn nổi bật và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Apple tạo ra sự khan hiếm cho các sản phẩm của mình thông qua việc giới hạn số lượng iPhone 15 được phân phối và tạo ra tình trạng cháy hàng. Từ đó tạo cho khách hàng có cảm giác sợ mất cơ hội sở hữu sản phẩm, sợ trải nghiệm iPhone 15 muộn hơn so với người khác. 

Ngoài ra ở các sản phẩm trong chuỗi Pro của Apple luôn có những nâng cấp mới mẻ về hiệu năng, thiết kế, màu sắc, tính năng như 2 sản phẩm trong năm 2023 là iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max, khiến cho số lượng lớn các iFan luôn muôn sở hữu cho mình những sản phẩm này sớm nhất để trải nghiệm những công nghệ mới từ Apple.

Điều này đã kích thích sự tò mò từ phía người tiêu dùng và khiến họ sẵn sàng xếp hàng dài chờ đợi để mua iPhone trong mỗi lần ra mắt. Hiệu Marketing iPhone 15 không chỉ tạo ra sự quan tâm đặc biệt đối với sản phẩm mà còn góp phần xây dựng hình ảnh cao cấp và độc đáo cho nhãn hàng.

tạo hiệu ứng fomo cho sản phẩm iphone 15 mới
Apple tạo ra sự khan hiếm cho các sản phẩm thông qua việc giới hạn số lượng iPhone 15 

>>Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple – Không bán sản phẩm, chỉ bán trải nghiệm

3. Bán sản phẩm từ câu chuyện của Apple

Những tính năng và công nghệ của Apple không phải lúc nào cũng là đại nhất và mới nhất trên thị trường. Tuy nhiên điểm đặc biệt của thương hiệu này chính là khả năng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và kết hợp chúng với lợi ích thực tế của người dùng. 

Một ví dụ điển hình là trong sự kiện Marketing iPhone 15 Apple đã thông minh “đánh lừa” khách hàng bằng việc kể câu chuyện thông qua sản phẩm. Việc thay đổi cổng sạc từ Lightning sang USB-C không chỉ đơn giản là một sự thay đổi công nghệ mà còn được giải thích bằng việc tuân thủ yêu cầu của Liên Minh Châu Âu (EU) về việc sử dụng một chuẩn chung duy nhất cho các thiết bị di động. 

Thông qua việc kết nối trực tiếp với Mac và trở thành một thiết bị quay chuyên nghiệp, iPhone với cổng USB-C có thể mang lại những trải nghiệm quay phim chất lượng cao, đạt chuẩn 4K, chuẩn màu ACES. Với những thông điệp hấp dẫn và sáng tạo như vậy Apple đã biến USB-C từ một công nghệ thông thường thành một ý tưởng đột phá để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và thuyết phục cho khách hàng.

bán sản phẩm từ câu chuyện của apple
Apple đã thuyết phục khách hàng bằng việc kể câu chuyện thông qua sản phẩm

4. Tự xây dựng hệ sinh thái của riêng để sản phẩm mang tính độc quyền

Theo nguyên tắc tâm lý Von Restorff đối tượng có sự khác biệt sẽ được nhớ tới nhiều hơn trong một tập hợp những sự vật giống nhau. Apple đã thành công trong việc tạo nên sự khác biệt và độc đáo trong thiết kế sản phẩm của mình. Với những đặc trưng độc nhất như tai thỏ, Dynamic Island, tone màu pastel đặc biệt nhà táo đã tạo ra những sản phẩm nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng. Những yếu tố này kích thích sự tò mò của khách hàng và khiến họ có mong muốn trải nghiệm thực tế với sản phẩm.

Hệ sinh thái iOS độc quyền cũng là một yếu tố quan trọng giúp Apple duy trì sự hấp dẫn và nhu cầu của người dùng trong thời gian dài. Việc sử dụng hệ điều hành độc nhất tạo ra một sự liên kết mạnh mẽ giữa các sản phẩm của công ty. Ví dụ sau khi sử dụng iPhone người dùng có thể quan tâm đến việc sở hữu tai nghe AirPods hoặc kết nối với laptop MacBook để thuận tiện hơn thay vì phải đổi sang một thương hiệu khác với hệ điều hành không tương thích. 

apple xây dựng hệ sinh thái riêng cho sản phẩm
Hệ sinh thái iOS độc quyền là một yếu tố quan trọng giúp Apple duy trì sự hấp dẫn 

>>Xem thêm: 5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

5. Các sản phẩm của Apple luôn là chủ đề nóng của các reviewer

Trước khi ra mắt các sản phẩm mới của Apple đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội với hàng loạt tin đồn và các thông tin gây tranh cãi về thiết kế và tính năng. Hiệu ứng này đã giúp tên tuổi của Apple lan tỏa trên mạng xã hội mà không cần đầu tư quá nhiều vào Marketing truyền thống.

Việc ra mắt iPhone hàng năm đã trở thành một sự kiện thường niên được người dùng mong đợi và bàn tán trên mạng xã hội. Mỗi năm người ta luôn háo hức xem Apple sẽ mang đến những đổi mới gì. Apple đã tận dụng hiệu ứng này và khai thác nội dung người dùng tạo ra chẳng hạn như thử thách #ShotOnIphone để tạo sự tham gia và tương tác từ cộng đồng người dùng.

tạo ra chủ đề cho các reviewer
Sự kiện Shot On iPhone

Apple cũng giữ được sự sự quan tâm từ khách hàng thông qua việc tạo ra nhiều nội dung đánh giá,  video unbox từ các chuyên gia công nghệ trên toàn cầu. Những đánh giá này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm đồng thời kích thích sự tò mò và quan tâm từ cộng đồng người dùng. Apple còn tổ chức các sự kiện đặc biệt, mời các nhân vật có ảnh hưởng trong lĩnh vực công nghệ tham gia các buổi ra mắt sản phẩm và trải nghiệm thực tế.

6. Kết luận

Thành công của Marketing iPhone 15 không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào cách Apple hiểu biết về khách hàng và tận dụng tâm lý của họ. Nhà táo đã xây dựng một định vị vững chắc trong lòng người tiêu dùng thông qua cách tiếp cận này. Từ đó tạo ra sức ảnh hưởng lớn mà không cần đầu tư quá nhiều vào Marketing truyền thống. Hy vọng bài viết trên của Navee đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 7

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link