Phân tích chiến lược Marketing của Xanh SM từ A đến Z

5
(1)

Gia nhập thị trường gọi xe trực tuyến trong khi đã có nhiều đối thủ mạnh, Vingroup với Xanh SM đã thực sự thành công nhờ những định hướng khác biệt. Bài viết hôm nay của Navee Agency sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu và phân tích sâu hơn chiến lược marketing của Xanh SM đã thực hiện.

1. Tổng quan Xanh SM – Hãng taxi điện của Vinfast

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Xanh SM với tên gọi đầy đủ Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh là dự án mới của Tập đoàn Vingroup được triển khai vào đầu năm 2023. Xanh SM hiện hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là dịch vụ đặt xe điện và cho thuê ô tô – xe máy điện.

Giới thiệu về Xanh SM
Xanh SM là thương hiệu gọi xe trực tuyến của VinGroup

Điểm đặc biệt ở Xanh SM đó là sử dụng mô hình kinh doanh hiện đại tương tự như các hãng xe công nghệ, đồng thời cũng khai thác triệt để những thế mạnh của taxi truyền thống. Người dùng có thể chủ động đặt xe trên ứng dụng của hãng tương tự như Grab, Be, Gojek để gọi xe. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể gọi xe qua tổng đài (1900 2088) giống như các hãng taxi truyền thống.

Thiết kế hiện đại, không gian xe rộng, thoải mái và thân thiện với môi trường chính là những điều người dùng đánh giá cao sau thời gian triển khai nhiều chiến lược marketing của Xanh SM. Sau 2 tháng hoạt động, Xanh SM đã đạt hơn 1 triệu chuyến xe. Hãng sở hữu đội ngũ tài xế được đào tạo bài bản và xuất hiện chỉnh chu từ trang phục đến phong cách phục vụ. 

1.2. Khách hàng mục tiêu của Xanh SM

Trong chiến lược marketing của Xanh SM, tệp khách hàng mục tiêu được xác định là nhóm sinh viên, nhân viên văn phòng sinh sống ở có khu vực thành thị phát triển nhanh mà Xanh SM chọn lựa. Điểm chung của phân khúc này là độ tuổi trẻ, nhu cầu di chuyển hàng ngày từ việc đi làm, đi học cho đến phục vụ hoạt động giải trí. Nhóm khách trẻ tuổi đã quen thuộc với hoạt động gọi xe trực tuyến, nhạy bén về công nghệ và sẵn sàng trải nghiệm dịch vụ mới. Xanh SM còn đặc biệt tạo ra sự chú ý bởi nhóm khách hàng này có xu hướng bảo vệ môi trường, ưu tiên các dịch vụ xanh thông minh. 

1.3. Đối thủ cạnh tranh của Xanh SM

Theo thống kê năm 2022 của Vietnambiz, trước khi Xanh SM gia nhập thị trường gọi xe thì Grab, Gojek và Be đang đã chiếm lĩnh 99% thị phần. Sự thống trị của 3 thương hiệu xe này đã tạo nên bức tranh thị trường gọi xe Việt đang có mức tập trung cao, với sự cạnh tranh khốc liệt. Xanh SM sẽ phải bắt đầu cuộc chiến giành thị phần vô cùng cam go vì vậy những chiến lược marketing bắt buộc cần tạo nên khác biệt và thu hút hơn.

đòi hỏi sự khác biệt để được giành thị phần
Chiến lược marketing của Xanh SM đòi hỏi sự khác biệt để được giành thị phần

2. Phân tích mô hình SWOT của Xanh SM

2.1. Điểm mạnh

Điểm mạnh tiềm lực của Xanh SM và khả năng tận dụng trong chiến lược marketing:

  • Xanh SM được thừa hưởng thương hiệu từ Vingroup – tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc và lượng khách hàng trung thành đông đảo.
  • Chất lượng vượt trội của sản phẩm và dịch vụ khách hàng: đội xe điện chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường; ứng dụng đặt xe Xanh SM được tích hợp nhiều tính năng hiện đại, dễ sử dụng; Xanh SM chú trọng vào việc xây dựng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm.
  • Nguồn lực tài chính dồi dào để đầu tư cho sản phẩm và công nghệ.
  • Nền tảng kỹ thuật tốt, tạo lợi thế phát triển công nghệ và tiện lịch.
  • Hình ảnh “xanh”, thân thiện với môi trường.

2.2. Điểm yếu

  • Xanh SM tham gia thị trường gọi xe trực tuyến muộn hơn so với các đối thủ lớn như Grab, Gojek và Be, dẫn đến việc thị phần còn nhỏ và khó khăn trong việc thu hút khách hàng.
  • Mạng lưới tài xế còn hạn chế, chưa phủ rộng như các đối thủ.
  • Không có lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ.
  • Mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường còn thấp.
Người trẻ ưa chuộng sử dụng dịch vụ xe ôm qua ứng dụng điện thoại
Người trẻ ưa chuộng sử dụng dịch vụ xe ôm qua ứng dụng điện thoại

2.3. Cơ hội

Xanh SM đang có cơ hội to lớn để bứt phá thị trường gọi xe trực tuyến nhờ những xu hướng thị trường và hành vi người dùng đang thay đổi. Dưới đây là những cơ hội mà Xanh đã tận dụng để giúp chiến lược marketing của Xanh SM trở nên hiệu quả:

  • Thị trường trực tuyến trong nước tiếp tục phát triển
  • Người dùng ưu tiên sử dụng các dịch vụ có ứng dụng riêng trên điện thoại
  • Công nghệ phát triển nhanh chóng đã và mang lại cơ hội đổi mới sản phẩm
  • Mối quan tâm tích cực và sự ưu tiên các dịch vụ, sản phẩm thân thiện với môi trường từ người dùng hiện đại.
  • Tiềm năng kết hợp, mở rộng nhiều dịch vụ khác.

2.4. Thách thức

  • Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn trên thị trường.
  • Chuỗi cung ứng toàn cầu 2023 gặp các vấn đề chậm trễ và tắc nghẽn làm các nhà sản xuất và công ty công nghệ gặp khó khăn về thiết bị và nguồn cung thiết yếu.
  • Công nghệ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi sự linh hoạt và đầu tư của doanh nghiệp.
  • Thói quen và hành vi tiêu dùng, đặc biệt trên trực tuyến, của người tiêu dùng thay đổi nhanh và liên tục.

3. Phân tích chi tiết về chiến lược marketing của Xanh SM

3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Chiến lược marketing của Xanh SM về sản phẩm đó là tập trung đa dạng hoá sản phẩm cung cấp trên thị trường:

  • Dịch vụ đặt xe điện. 
  • Cho thuê ô tô – xe máy điện.
  • Dịch vụ Xanh SM Bike – chở khách bằng xe máy.
  • Dịch vụ ô tô đưa đón tại các sân bay.
xây dựng hình ảnh thân thiện
Chiến lược marketing của Xanh SM là xây dựng hình ảnh thân thiện

Bên cạnh đó, chiến lược marketing của Xanh SM còn chú trọng vào thể hiện thế mạnh vượt trội đang có là chất lượng vượt trội của sản phẩm – dịch vụ thông qua các yếu tố:

  • Sử dụng 100% xe điện: Xanh SM tạo dựng hình ảnh thương hiệu tiên phong trong việc bảo vệ môi trường khi sử dụng 100% xe điện. Với lợi ích giảm thiểu khí thải giao thông, Xanh SM giành được yêu thích khi theo đuổi xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường mà người tiêu dùng rất quan tâm.  
  • Xanh SM rất thông minh khi đầu tư vào việc xây dựng và đào tạo đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ tận tâm, chu đáo. Hình ảnh các tài xế của Xanh SM tận tình chăm sóc khách hàng từ việc mở cửa xe, cầm ô che cho khách nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi,… đã để lại rất nhiều cảm mến trong lòng khách hàng.
  • Đa dạng hóa dịch vụ theo hướng chuẩn mực nhằm mang đến trải nghiệm di chuyển tiện lợi và thoải mái nhất như phục vụ chăn mỏng, gối ngủ, wifi miễn phí, nước uống, giữ đồ hộ,…
  • Tiện ích trong quy trình đặt xe và thanh toán gồm có đặt xe linh hoạt qua ứng dụng của Xanh SM hoặc gọi trực tiếp qua tổng đài, hình thức thanh toán đa dạng và cách vận hành thông minh của hệ thống.

3.2 Chiến lược về giá (Price)

Chiến lược marketing của Xanh SM về giá cả không chú trọng vào cạnh tranh mức giá. Yếu tố làm nên vị thế được khẳng định ở một điểm duy nhất là giá cước ổn định. Sử dụng 100% xe điện, nên giá cước dịch vụ Xanh SM không bị tác động bởi biến động từ giá xăng dầu.

giá cước dịch vụ gọi xe Xanh SM
Bảng giá cước dịch vụ gọi xe Xanh SM

3.3 Chiến lược về phân phối (Place/Distribution) 

Vận hành phương tiện phụ thuộc lớn vào yếu tố trạm sạc nên Xanh SM hiện chỉ đẩy mạnh phân phối tại những địa bàn dân cư có mật độ cao, các thành phố du lịch lớn,… Chiến lược marketing của Xanh SM ở khâu phân phối được thực hiện theo hướng cục bộ và tận dụng tài nguyên sẵn có. Điển hình như tại Hà Nội, Taxi Xanh SM sẽ thường tập trung ở hệ sinh thái của VinGroup như Vincom, Vinschool, Vinhomes,.. 

Điểm đáng kể trong chiến lược marketing của Xanh SM chính là là sự kiện hợp tác với đơn vị gọi xe trực tuyến Be Group. Nhờ đó mà hãng gọi xe Xanh SM có thể tiếp cận đến với nhiều khách hàng hơn.

3.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Chiến lược marketing của Xanh SM tập trung vào hoạt động 4 nhóm sau đây để tăng mức độ nhận diện và thu hút khách hàng tiềm năng:

  • Quan hệ công chúng: tận dụng điểm mạnh “công nghệ xanh – thông minh”, Xanh SM thực thi nhiều hoạt động báo chí và sự kiện, hợp tác với đối thủ và đối tác tài chính, giao lưu với đội ngũ tài xế,… nhằm tạo ra mạng lưới xúc tiến kinh doanh và hình ảnh thân thiện với khách hàng.
  • Hình thức quảng cáo đại chúng rộng rãi trên các nền tảng, tại thời điểm ra mắt các chiến lược marketing của Xanh SM đã xuất hiện rộng khắp các đường phố lớn và các trang mạng xã hội, trang báo điện tử uy tín.
  • Marketing trực tiếp tại hệ sinh thái VinGroup là một chiến lược marketing của Xanh SM nhắm đến các khách hàng sẵn có của VinGroup tại các điểm siêu thị Vincom, Vinschool, Vinhomes,… để thu hút trải nghiệm và thảo luận chất lượng dịch vụ.
  • Khuyến mãi là hoạt động thường xuyên trong chiến lược marketing của Xanh SM, hàng loạt các voucher hấp dẫn và chương trình Xanh SM Referral được triển khai liên tục.

Navee hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm các thông tin hữu ích về chiến lược marketing của Xanh SM. Nếu bạn đang mong muốn tạo nên các chiến dịch marketing ấn tượng cho doanh nghiệp, hãy liên hệ Navee để được tư vấn giải pháp marketing tối ưu.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link