Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) được xem là thước đo cho sự thành công của doanh nghiệp, cũng như đánh giá mức độ cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
Vậy khái niệm này thực chất là gì? Vai trò của Brand Value trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là gì? Đâu là cách để doanh nghiệp có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh nhờ gia tăng giá trị của thương hiệu hiệu quả?
Cùng NAVEE tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
Trị giá của một thương hiệu được xem là thước đo về mức độ chịu chi của khách hàng đối với một thương hiệu. Điều này áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ hoặc kể cả đó là thương hiệu hoặc một phần của thương hiệu.
Ở góc nhìn doanh nghiệp, yếu tố này giúp doanh nghiệp đảo bảo được các nguồn tiền đi vào bên trong.
Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) thể hiện sự phát triển của thương hiệu, giá trị càng lớn chứng tỏ hình ảnh của thương hiệu đang ngày càng phát triển thành công. Điều này còn mang ý nghĩa về mặt tài chính và khiến người tiêu dùng sẵn lòng chi một khoản tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Khác với Brand Value, Giá trị cốt lõi được xem là những lợi ích độc đáo nhất, khác biệt nhất, đặc trưng nhất của một thương hiệu.
Các doanh nghiệp dựa vào lợi thế cốt lõi của nhãn hiệu để triển khai các hoạt động kinh doanh, chiến lược tiếp thị đúng với định hướng của thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi của nhãn hiệu từ bước đầu tiên trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng hình ảnh.
Ví dụ về 3 giá trị cốt lõi của nhãn hiệu nước giải khát Coca-Cola: Thương hiệu yêu thích; Phát triển bền vững; Vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Ví dụ về giá trị cốt lõi của nhãn hiệu Vinamilk: Chính trực; Tôn trọng; Công bằng; Đạo đức; Tuân thủ.
Thương hiệu là gì? Tất cả những gì bạn cần viết về thương hiệu
Về cơ bản, Brand Value được xác định dựa vào hai yếu tố chính là chi phí xây dựng và giá trị thị trường.
Vậy cụ thể hai yếu tố này nên được hiểu như thế nào? Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn làm rõ hơn!
Cost-Based Brand Valuation tức là định giá thương hiệu dựa trên chi phí. Đây là yếu tố dễ hiểu, cũng như cần được cân nhắc đầu tiên trước khi xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu.
Nói cách khách, Cost-Based được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra từ khi mới thành lập nhằm gây dựng danh tiếng của thương hiệu trên thị trường. Các chi phí này bao gồm:
Khi doanh nghiệp sử dụng cách định giá này, bạn cần phải xác định và liệt kê các khoản ngân sách thực tế trong điều kiện chi phí (giá tiền) tại thời điểm hiện tại.
Cách định giá này thường được các thương hiệu mới áp dụng, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng chúng nếu muốn tái cơ cấu lại thương hiệu của mình.
Market-Based Brand Valuation nghĩa là giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường hiện tại.
Nói một cách khác, phương thức định giá này đòi hỏi bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các chi phí, giá trị của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Từ đó đưa ra được những con số dự đoán, ước tính về giá trị nội tại của thương hiệu.
Sử dụng phương pháp định giá các giá trị của nó dựa trên định giá thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt tin tức trên thị trường, đồng thời đưa ra định giá thương hiệu đúng giá trị tại thời điểm đó tránh tình trạng sai lệch thông tin bởi yếu tố biến động về giá trên thị trường.
Brand Value còn được xem là giá trị tài chính của thương hiệu nhất định.
Để biết được giá trị của nó đáng giá bao nhiêu thì doanh nghiệp cần định giá thương hiệu dựa trên hai phương pháp mà NAVEE đã chia sẻ ở phần trên (dựa trên chi phí xây dựng và giá trị thị trường).
Brand Value có ý nghĩa về mặt tài chính, đóng vai trò định giá khi doanh nghiệp tiến hành mua hoặc bán thương hiệu.
Customer-Based Brand Equity viết tắt là Brand Equity có nghĩa là tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng. Tài sản thương hiệu là số liền mà khách hàng đồng ý chi trả để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
Brand Equity được thể hiện qua nhận thức, trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu thông qua các hoạt động Marketing và truyền thông quảng cáo.
Khi khách hàng có phản ứng tích cực về thương hiệu thì nó sẽ mang lại những lợi ích tích cực. Ngược lại, khách hàng có phản ứng tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của thương hiệu.
Tài sản thương hiệu (Brand Equity) càng cao sẽ giúp thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn bên ngoài.
Cá nhân hóa thương hiệu là một trong các chiến lược phát triển thương hiệu giúp nâng cao các giá trị và làm cho thương hiệu trở nên “có hồn” gần gũi với khách hàng hơn.
Bên cạnh những chiến lược Marketing cá nhân hóa thì thương hiệu cũng cần được cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả, tạo cảm giác thân quen.
Gợi ý hữu ích giúp cá nhân hóa thương hiệu của bạn thành công:
Có một sự thật là khách hàng sẽ dùng sản phẩm của bạn vì một mẫu quảng cáo hay, nhưng sẽ rời đi ngay bởi trải nghiệm không tương xứng.
Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp chỉ cần chạy quảng cáo, triển khai các chiến lược PR, Marketing rầm rộ là có thể thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và gia tăng doanh số.
Khách hàng trong thời đại số cần nhiều hơn vậy!
Yếu tố để biến một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành luôn bắt đầu từ trải nghiệm. Trải nghiệm từ sản phẩm, trải nghiệm từ khâu chăm sóc khách hàng, trải nghiệm từ cách thương hiệu xử lý phản hồi của người dùng,…
Do đó, để gia tăng giá trị thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải thiện trải nghiệm thông qua cách tổng hợp các phân tích các “pain point” trong hành trình mua hàng của người dùng.
Xác định rõ vấn đề tại các “điểm chạm” giúp bạn dễ dàng đưa ra phương án tối ưu hiệu quả, từ đó cải thiện sự yêu thích của người dùng đối với thương hiệu của mình.
Dưới đây là một số mẹo mà bạn sẽ cần khi xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng của mình đấy!
Khách hàng có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó ắt hẳn không thể không tìm hiểu về chúng trên các công cụ như Google, Facebook, Youtube,… Đây chính là thời điểm mà doanh nghiệp xuất hiện và cung cấp những thông tin, kiến thức miễn phí cho người dùng và trở thành “chuyên gia” trong tâm trí của họ.
Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đem lại giá trị bền vững nhất mà doanh nghiệp có thể triển khai.
Nếu bạn chưa rõ về chiến lược này thì đó chính là Inbound Marketing, chiến lược xây dựng nội dung giá trị giải quyết vấn đề của người dùng. Từ đó gia tăng sự uy tín và nâng cao giá trị hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người dùng.
NAVEE hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào đó hiểu hơn về giá trị thương hiệu, cũng như có được một số các phương pháp chiến lược cải thiện giá trị của thương hiệu doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm chuyên gia trong việc hỗ trợ triển khai kế hoạch Inbound Marketing, hãy để lại tin nhắn cho NAVEE, đội ngũ NAVEE sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh của minh.
Nội dung có hữu ích cho bạn?
Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!
Xếp hạng: 3.7 / 5. Lượt bình chọn: 3
0 (0) Nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ của xu hướng hiện đại mà nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến Brand Marketing là...
5 (1) Xây dựng thương hiệu trên Instagram cho doanh nghiệp hiện đang là một trong những xu hướng của thế giới Marketing Online ....
0 (0) Bạn có biết, sẽ là điều bất khả thi khi yêu cầu tín đồ Apple chuyển sang sử dụng một sản phẩm từ...
5 (2) Việc xác định, xây dựng Brand Architecture là điều vô cùng cần thiết với mọi doanh nghiệp từ khi bắt đầu khởi nghiệp....
Đối với một Website kinh doanh, lượt tìm kiếm tự nhiên là phần quan trọng trong phễu khách hàng. Đa số người dùng đều tìm kiếm thông tin trên Google ít nhất một lần trước khi quyết định mua hàng. Dịch vụ SEO Website nhằm:
Đưa địa điểm công ty (doanh nghiệp) của bạn lên vị trí #1 Google Maps với SEO Local:
Quảng cáo Google Ads tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay lập tức, đạt lưu lượng truy cập nhanh nhất.
Thay vì bạn phải đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để từ khóa của Website được xếp hạng trên trang #1 công cụ tìm kiếm, bạn chỉ cần dùng chiến dịch quảng cáo Google Ads thì sẽ sớm đạt được mục tiêu.
Mục tiêu doanh nghiệp được triển khai, đo lường, tối ưu hiệu quả với dịch vụ Digital Marketing tổng thể:
Đội ngũ chuyên gia của NAVEE xây dựng các chiến lược marketing automation với các nội dung được cá nhân hóa tuyệt đối, hướng đến việc chuyển đổi người truy cập trực tuyến thành khách hàng tiềm năng.
Chúng tôi hỗ trợ trên các nền tảng marketing tự động hóa:
Giúp doanh nghiệp tìm kiếm và nuôi dưỡng chăm sóc Khách hàng tiềm năng hiệu quả
Fanpage chất lượng sẽ giúp lan tỏa thương hiệu và thu hút khách hàng hiệu quả.
Chọn NAVEE, an tâm gửi gắm fanpage cho đội ngũ sáng tạo nội dung tận tâm và chuyên nghiệp:
Thương hiệu của bạn sẽ được bảo vệ, theo dõi và quản lý để đảm bảo danh tiếng thương hiệu trên các kênh truyền thông:
Đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO dễ dàng, trực quan với báo cáo nâng cao từ NAVEE, các dữ liệu được cập nhật liên tục xử lý tinh gọn khoa học, sinh động và dễ hiểu:
Dự báo doanh số bán hàng, kiểm chứng hiệu quả marketing và gia tăng phát triển sức mạnh thương hiệu: