Ads là gì? Tại sao Ads lại vô cùng quan trọng trong Marketing?

5
(1)

 Ads được nhiều người biết đến thông qua cụm từ “quảng cáo” và được sử dụng khá rộng rãi trên các kênh truyền thông đại chúng như TV, báo, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,… Có thể nói hiện nay Ads xuất hiện ở hầu hết khắp mọi nơi và mọi thời điểm. Hãy cùng Navee tìm hiểu rõ hơn Ads là gì và vai trò của Ads trong Marketing nhé!

1. Ads là gì?

Ads (Advertising) được dịch là quảng cáo, việc này cụ thể là xây dựng, thiết lập và tối ưu chi phí. Quảng cáo được thiết lập với mục tiêu là tiếp cận đến khách hàng tiềm năng thông qua tin nhắn, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông như báo, TV, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,… Từ đó công cụ này sẽ thu hút được người tiêu dùng, tạo nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua sắm của sản phẩm.

Ads là gì
Tìm hiểu Ads là gì?

Thông thường, doanh nghiệp sẽ chạy quảng cáo (chạy Ads) cho chính sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp hoặc họ sẽ thuê các công ty chuyên cung cấp dịch vụ chạy Ads để cùng xây dựng ý tưởng, thông điệp quảng cáo,… Tiếp đến, công ty chạy Ads dựa vào thông tin được doanh nghiệp cung cấp, tiêu chí hoạt động và mục tiêu chạy thì bộ phận chạy Ads sẽ thực hiện chiến dịch quảng cáo dựa theo kế hoạch và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. 

2. Các loại hình Ads phổ biến nhất hiện nay. 

Dưới đây là một số hình thức Ads (quảng cáo) phổ biến nhất:

2.1. Digital Ads 

Hình thức chạy Ads này được thiết lập xuất hiện trên hầu hết các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Có thể nói, đây là hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì khả năng tiếp cận người dùng tiềm năng rất cao và nhu cầu sử dụng mạng xã hội hiện nay khá thường xuyên.

2.2. Quảng cáo ngoài trời 

OOH (Out of Home) hay còn được gọi là quảng cáo ngoài trời. Hình thức Ads này giúp khả năng tăng trưởng doanh thu quảng cáo tương đối ổn định và trung bình nhất hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều nhà quảng cáo còn sử dụng OOH để làm phương thức kết nối thế giới kỹ thuật số thong qua mã QR hoặc các ứng dụng mạng xã hội để thu hút nhiều người quan tâm hơn.

Quảng cáo ngoài trời
Hình thức Ads ngoài trời OOH

2.3. Quảng cáo truyền thông 

Hầu hết các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… đều cung cấp dịch vụ quảng cáo được tích hợp ngay trên ứng dụng và có mức chi phí tương đối rẻ hơn so với ngân sách Marketing của nhiều doanh nghiệp còn hạn hẹp.

Bất kỳ quảng cáo truyền thông nào đều trả phí cho khả năng lan tỏa đến các đối tượng mục tiêu chính của doanh nghiệp, đồng nghĩa với số tiền doanh nghiệp bỏ ra sẽ tương đương số lượng người tương tác. Nhìn chung hình thức Ads quảng cáo truyền thông tạo ra nhiều hiệu ứng tương tác trên các trang mạng xã hội như một dạng quảng cáo truyền thống như Word of mouth.

Quảng cáo truyền thông
Quảng cáo truyền thông nào có sức lan tòa mạnh

2.4. Quảng cáo tivi, truyền thông, báo chí 

Thể loại Ads này khá phổ biến khi áp dụng cho các sản phẩm được người tiêu dùng chọn và sử dụng lâu đời. Bởi sự phát triển của công nghệ hiện này khiến cho sức hấp dẫn của hình thức quảng cáo truyền hình bị giảm đi đáng kể.

Xem thêm: Google Ads là gì? Vì sao không nên bỏ qua hình thức quảng cáo này?

3. Tầm quan trọng của Ads đối với khách hàng và doanh nghiệp 

3.1. Ads với khách hàng 

Đối với một cá nhân trong quá trình mua hàng thì Ads có vai trò:

  • Dễ dàng lựa chọn sản phẩm.
  • Tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
  • Cập nhật nhanh chóng các thông tin khuyến mãi.

3.2. Ads với doanh nghiệp 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi triển khai các chiến dịch quảng cáo đều hiểu rõ được vai trò của Ads:

  • Tạo dấu ấn hình ảnh thương hiệu.
  • Kích thích nhu cầu mua hàng thông qua hình ảnh xây dựng nhận thức về sản phẩm.
  • Tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm và khả năng khách hàng hướng đến các loại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vai trò của ads đối với doanh nghiệp
Ads có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

4. Vì sao Ads lại đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing?

Ads là một phần không thể thiếu trong hầu hết quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Dưới đây sẽ liệt kê một số vai trò của Ads trong các chiến dịch Marketing.

  • Tạo nhận diện thương hiệu (Brand Awareness): Tại giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có chiến dịch chạy Ads với mục tiêu xây dựng độ nhận diện về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Ads được xem là một công cụ tiện ích với mức độ tiếp cận rộng lớn và có thể kiểm soát được ngân sách sử dụng. Vì thế Ads luôn là một phương thức hiệu quả trong việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu lớn. 
  • Tăng mức độ uy tín, tin tưởng với thương hiệu (Brand Loyalty): Vì Ads được sử dụng để tiếp cận đến các khách hàng theo những sở thích, tính cách khác nhau theo từng cá nhân nên mọi hình ảnh quảng cáo hiển thị sẽ được tập trung vào nhiều giá trị của khách hàng. Từ đó, Ads sẽ có khả năng xây dựng được mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
  • Tăng lượng khách và doanh số bán hàng: Đi cùng với các hình thức Ads truyền thống thì với Ads hiện đại hay các công nghệ kỹ thuật số như Facebook, Google,… có thể đẩy lượng tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng và thậm chí là tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của khách hàng vào từng thời điểm trong Customer Journey để Ads có thể được thiết lập phù hợp và tạo nhiều cơ hội chuyển đổi số.
Vai trò của ads trong các dự án marketing
Vai trò của ads trong các dự án marketing

5. Các yếu tố để có thể thực hiện Ads thành công

Ads được thiết lập nhằm thuyết phục mỗi cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện mua hàng. Vì thế trong mọi quá trình hoạt động, tất cả hình thức Ads nào cũng cần được sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào từng định dạng, chạy Ads như thế nào mới thành công? Và những yếu tố chính cần chú trọng trong mỗi chiến dịch quảng cáo là gì?

  • Tiêu đề chính hay còn được gọi là Headline, đây chính là phần thông điệp đầu tiên đập vào mắt người dùng nhằm thu hút sự chú ý. Định dạng video hoặc audio thì tiêu đề chính là phần giới thiệu ngắn (Intro), còn phần quảng cáo hiển thị như bài viết hoặc lượt tìm kiếm thì đó chính là phần nội dung câu chữ. Vì thế tiêu đề chính yêu cầu sự sáng tạo cao, ngắn gọn và dễ hiểu.
  • Tiêu đề phụ là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính phía trên. Từ tiêu đề chính sẽ được triển khai rõ hơn về các thông tin trong tiêu đề phụ. 
  • Nội dung chính hay còn được gọi là Body Copy, đây là một trong những thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu đều muốn truyền tải đến cho khách hàng. Nội dung sẽ bao gồm các tính năng, lợi ích (USP) mà sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại. Từ đó sẽ kích thích sự tò mò và thậm chí ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ.
  • Hình ảnh (Visual) là yếu tố luôn luôn cần thiết mà doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư. Từ video, hình ảnh, audio đều cần có hình ảnh rõ ràng, nổi bật liên quan đến thương hiệu vì hầu hết các hình ảnh trực quan đều tác động mạnh đến cảm xúc người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA – Call To Action), đây là phần cuối cùng của bài quảng cáo sau khi bạn đã giải thích các thông tin về sản phẩm và dịch vụ. CTA tương tự như tiêu đề chính cần đi vào trọng tâm, ngắn gọn và dễ hiệu. Việc viết CTA hiệu quả giúp cho doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Bài viết trên đây đã cung cấp tất tần tật những thông tin về Ads (quảng cáo) và vai trò của việc quảng cáo trong ngành Marketing. Hy vọng những kiến thức tại bài viết này sẽ giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và quảng cáo hiểu đầy đủ hơn về bản chất, từ đó sẽ giúp cho tình hình phát triển của doanh nghiệp tốt hơn trong tương lai. Theo dõi Navee để cập nhật nhanh chóng các thông tin bổ ích nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link