Chiến lược Marketing của Apple – Không bán sản phẩm, chỉ bán trải nghiệm

4
(5)

Cùng Navee phân tích chiến lược Marketing của Apple và tìm hiểu cách Apple thu hút khách hàng thông qua chiến lược “Không bán sản phẩm. chỉ bán trải nghiệm”

Nhờ những chiến lược Marketing độc đáo mà Apple đã có nhiều thành công vang dội
Nhờ những chiến lược Marketing độc đáo mà Apple đã có nhiều thành công vang dội

Có thể nói, Apple là một trong những thương hiệu sở hữu số lượng khách hàng trung thành lớn nhất hiện nay trên thị trường công nghệ. Những người dùng luôn tin tưởng tuyệt đối và chọn mua mỗi khi “ông lớn” này ra mắt sản phẩm mới với cơn sốt có phạm vi lên đến toàn cầu.

Hãy cùng Navee tìm hiểu chi tiết về chiến lược Marketing của thương hiệu này ngay trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về Apple tại thị trường Việt Nam

Apple là một tập đoàn hoạt động khá lâu trong lĩnh vực về công nghệ đến từ Mỹ. Tập đoàn này do Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào tháng 4/1976, trụ sở chính đặt tại Cupertino, California.

Ngay từ những ngày đầu chập chững bước vào ngành, Apple cũng chỉ là một công ty nhỏ, không có mấy tên tuổi. Tuy nhiên, bằng những bước đi phá cách, thông minh trong chiến lược Marketing cũng như kinh doanh, bằng những thiết kế sản phẩm siêu chất lượng, Apple đã vươn lên trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, được cả thế giới ngưỡng mộ.

Thị trường mục tiêu của Apple

Hiện nay, Apple đã nổi tiếng trên toàn thế giới, cứ mỗi một lần trình làng siêu phẩm mới, Apple luôn khiến cho cả Trái Đất phải bùng nổ. Và đương nhiên, thị trường mục tiêu của Apple cũng là thị trường toàn cầu, tham vọng của họ là chiếm lĩnh thị phần trên từng quốc gia, từng khu vực.

Khách hàng mục tiêu của Apple

Apple chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp và chất lượng cao, thiết kế phá cách, độc đáo
Apple chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp và chất lượng cao, thiết kế phá cách, độc đá

Apple chuyên sản xuất các dòng sản phẩm mà sản phẩm nào cũng nổi bật như: iPhone, máy tính bảng iPad, Macbook, máy tính cá nhân Mac, iPod, Apple Watch, Apple TV hay AirPods, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod. Ngoài ra, công ty còn lấn sân sang những phần mềm hàng đầu như: macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, iTunes, trình duyệt web Safari,…

Với những sản phẩm đa dạng và phong phú như vậy, có thể thấy, Apple muốn hướng đến khách hàng mục tiêu là người dùng yêu thích công nghệ, người có gu “chất”, đẳng cấp trong cuộc sống.

Chiến lược Marketing Mix của Apple

Mỗi một thương hiệu muốn thành công thì không thể bỏ qua sự đóng góp của mô hình Marketing Mix 4P kinh điển đầy hiệu quả. Và, Apple cũng không ngoại lệ, cùng theo dõi tiếp phần nội dung sau để biết hãng “Táo khuyết” đã triển khai chiến lược này như thế nào nhé!

Chiến lược Marketing về sản phẩm

Như đã đề cập, các dòng sản phẩm đến từ nhà Apple vô cùng đa dạng và chủ yếu hướng đến thị trường cao cấp, sang trọng. Ngoài ra, những dịch vụ do Apple cung cấp đi kèm cũng cực kỳ tốt như: Dịch vụ bảo hành, dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud, dịch vụ thanh toán, quảng cáo,… 

Điều đó có thể chứng tỏ, Apple đã áp dụng chất lượng sản phẩm vào trong chiến lược Marketing này. Họ thu hút người dùng bằng sự cần cù, chu đáo của mình, họ luôn thể hiện sự chú trọng của mình đối với từng vấn đề nhỏ trong sản phẩm. 

Các kỹ sư Apple luôn đưa ra những thiết kế đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo đơn giản nhất và thuận tiện nhất cho người dùng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, tất cả đều mang tính sáng tạo rất cao, làm tăng trải nghiệm khách hàng hiệu quả.

Chiến lược Marketing về giá

Chiến lược Marketing của Apple về giá cũng được áp dụng khá hiệu quả, mang lại thành công to lớn. Trong quá trình sản xuất, Apple luôn định giá cho sản phẩm của mình, phù hợp với những giá trị mà sản phẩm mang đến cho người dùng. 

Cụ thể, nhóm sản phẩm của Apple hầu hết đều có xu hướng đặt tiền, là nhóm hàng hóa cao cấp. Apple đã biến chúng trở thành một biểu tượng địa vị sang trọng dành cho ai muốn sở hữu chúng. Lẽ đương nhiên, bên cạnh giá trị in sâu trong tiềm thức, công nghệ cũng được nhà Táo đổi mới hàng ngày khiến khách hàng phải quan tâm.

Một số chiến lược định giá phổ biến của Apple bao gồm:

  • Premium Pricing Strategy – Định giá sản phẩm Premium – Chiến lược định giá sản phẩm cao cấp.
  • Value-Based Pricing Strategy – Định giá sản phẩm theo giá trị – Chiến lược định giá dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận. Tự khách hàng sẽ trải nghiệm mà đánh giá giá trị thực sự của sản phẩm.
  • Psychology Pricing Strategy – Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng – Chiến lược tạo hiệu ứng về giá cho sản phẩm, chẳng hạn như con số 9 tạo hiệu ứng trong mức giá bán ra.

Chiến lược Marketing về điểm bán

Chiến lược Marketing của Apple về điểm bán, các kênh phân phối, đại lý
Chiến lược Marketing của Apple về điểm bán, các kênh phân phối, đại lý

Nhờ sức hút mạnh mẽ của mình, Apple cũng có vô số kênh bán hàng để thoải mái phân phối các sản phẩm. Một vài kênh bán hàng phổ biến của Apple bao gồm: Website, đại lý bán lẻ, đại lý công ty, cửa hàng Apple,…

Chính điều này đã giúp cho Apple sở hữu khả năng phủ sóng mạng lưới khắp trên thế giới. Dù bạn ở đâu, đi đâu, chắc chắn bạn sẽ không thể nào không biết về Apple cũng như những sản phẩm của hãng.

Chiến lược Marketing về chiêu thị

Về chiến lược Marketing chiêu thị, thương hiệu Apple luôn có những điểm riêng biệt và lối đi độc lạ. Từ lâu, “ông lớn” ngành công nghệ đã thu hút khách hàng bằng những chiến dịch quảng cáo vô cùng thông minh và hiệu quả. 

Độ nhận diện thương hiệu vì vậy mà tăng lên rất nhanh cho đến thời điểm hiện tại. Và, một trong những quảng cáo thành công nhất mà không thể không nhắc đến là chiến dịch “Think Different”. 

3 chiến lược Marketing giúp Apple thành công

Ngoài chiến lược Marketing của Apple theo mô hình Marketing Mix bên trên, một phần quan trọng nữa làm nên thành công cho hãng còn phải kể đến là 3 chiến dịch hoàn hảo, ấn tượng sau đây:

Nổi bật với chiến lược “Khác biệt hóa” trong định vị sản phẩm

Chiến lược "Khác biệt hóa" nổi bật trong định vị sản phẩm của Apple
Chiến lược “Khác biệt hóa” nổi bật trong định vị sản phẩm của Apple

Apple đã vận dụng chiến lược này một cách thành thục, cam đoan chỉ có thành công không có thất bại. Theo đó, thay vì bán sản phẩm chất lượng với giá cao, lợi nhuận thấp hay bán sản phẩm kém chất lượng, giá thấp và lợi nhuận cũng thấp, thì họ có lối đi riêng. 

Steve Jobs, người sáng lập Apple đã tìm cách để tạo ra một dòng sản phẩm mà vừa có chất lượng cao, xứng đáng với tầm giá lớn, trong khi nó vẫn duy trì được mức lợi nhuận cao bằng chiến lược định giá khác biệt hóa.

Bằng chứng về kết quả chiến lược thành công là những gì hiện nay bạn thấy được, mặc dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn rất nhiều dòng sản phẩm khác trên thị trường. Nhưng, người dùng họ vẫn sẵn sàng chi trả để sở hữu được. 

Hệ điều hành IOS – “Apple bán trải nghiệm, không phải sản phẩm”

Apple có một câu nói rất hay: “Apple bán trải nghiệm, không phải sản phẩm”. Câu nói này cho thấy hãng sản xuất hàng đầu thế giới chỉ chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng chứ không chỉ vì doanh thu, doanh số. Và, đó là một chiến lược Marketing thú vị của Apple, giúp Apple trở nên giàu có và nổi tiếng.

Quan tâm đến nhu cầu của người dùng, không phải tính năng sản phẩm

Apple quan tâm sâu sát đến nhu cầu người dùng hơn là tính năng sản phẩm
Apple quan tâm sâu sát đến nhu cầu người dùng hơn là tính năng sản phẩm

Apple thực hiện chiến lược này bằng cách lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm hoàn toàn miễn phí để thu thập đánh giá, phản hồi. Những chương trình này đương nhiên sẽ thu hút không ít khách hàng tham gia, vừa cho Apple nhiều đóng góp hữu ích để thấu hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng vừa kéo khách hàng thành khách hàng mục tiêu.

Từ những nhu cầu này, Apple biết được khách hàng muốn gì, muốn sử dụng sản phẩm ra sao mà sáng tạo nên sản phẩm phù hợp với họ với các tính năng vừa hay đáp ứng được. Họ hoàn toàn không đi ngược lại, sáng tạo tính năng của sản phẩm để thu hút khách hàng.

Trong những bài học về Marketing, nhiều chuyên gia đã lấy Apple làm hình mẫu điển hình nhất cho một hệ thống bán hàng và quảng bá thành công. Dù đã trải qua quãng thời gian rất dài hoạt động và phát triển, nhưng Apple chứng minh được sức hút mãnh liệt của mình, thương hiệu “chất lừ” từ sản phẩm cho đến chiến lược Marketing. Đó là lý do nhà Táo lại sở hữu một lượng Fans đông đảo đến vậy. 

Navee hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về chiến lược Marketing của Apple. Để từ đó, bạn nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm đưa công việc kinh doanh của mình đạt đến tầm cao về danh tiếng và doanh thu tương tự như Apple vậy.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4 / 5. Lượt bình chọn: 5

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link