3 yếu tố giúp doanh nghiệp lựa chọn đại sứ thương hiệu thành công

3
(2)

Brand Ambassador là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp lựa chọn yếu tố thương hiệu phù hợp. Cùng Navee tìm hiểu rõ về đại sứ thương hiệu và 3 yếu tố giúp doanh nghiệp chọn đại sứ thành công nhé!

Đại sứ thương hiệu là gì? 3 yếu tố giúp DN chọn đại sứ thương hiệu thành công
Đại sứ thương hiệu là gì? 3 yếu tố giúp DN “chọn mặt gửi vàng” thành công

Đại sứ thương hiệu/ Brand Ambassador là gì?

Công việc của một Brand Ambassador

Sử dụng đại sứ thương hiệu giúp DN tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng, gần gũi và hiệu quả
Sử dụng đại sứ thương hiệu giúp DN tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng, gần gũi và hiệu quả

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gương mặt đại diện cho thương hiệu trước công chúng trong một khoảng thời gian nhất định, thường nó sẽ đồng hành cùng thương hiệu xuyên suốt một chiến dịch Marketing. Vì vậy, các đại diện thương hiệu sẽ quảng bá thông điệp, hình ảnh, sản phẩm,…tất cả những thứ về thương hiệu đến người tiêu dùng nhằm quảng bá cho thương hiệu trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như Facebook, Instagram,…

Ngoài ra, họ sẽ có sự tương tác sôi nổi với người dùng qua các bài chia sẻ về thương hiệu và các sự kiện ra mắt sản phẩm mới của thương hiệu. 

Thông qua Brand Ambassador giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng, gần gũi và hiệu quả hơn so với quảng cáo thông thường. Hơn nữa, nó giúp xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu một cách hiệu quả, tạo cảm tình và nhận được sự yêu mến từ người dùng. 

Đây được xem là xu hướng phát triển thương hiệu đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong những năm gần đây.

Phân biệt đại sứ thương hiệu với KOLs/ Influencer

Đại diện thương hiệu có sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến người tiêu dùng
Đại diện thương hiệu có sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến người tiêu dùng

Ngày nay, những khái niệm về đại diện thương hiệu, KOLs, Influencer được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa Brand Ambassador, KOLs/Influencer. 

Nhìn chung, điểm giống nhau giữa đại sứ thương hiệu và KOLs/Influencer là: Họ đều là những người có tầm ảnh hưởng đối với nhóm đối tượng nhất định nào đó thông qua các kênh mạng xã hội. 

Nhiệm vụ cốt lõi của yếu tố thương hiệu và KOLs/ Influencer là quảng bá sản phẩm, truyền tải thông điệp tích cực về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả và xây dựng lòng tin của khách hàng. 

Điểm khác biệt giữa Brand Ambassador và Influencer/KOLs 

  • Brand Ambassador có sự gắn kết chặt chẽ với thương hiệu hơn so với Influencer/KOLs. Brand Ambassador giống như là một thành viên nội bộ của công ty. Họ có mặt trong các sự kiện của thương hiệu.
  • Đại diện thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn hơn đến các định hướng, chiến lược tiếp thị của thương hiệu.
  • Các yêu tố thương hiệu có sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến người tiêu dùng.
  • Đại sứ thương hiệu đòi hỏi có sự chọn lọc cực kỳ kỹ lưỡng và tuân thủ theo những điều khoản khắt khe của thương hiệu.
  • Đối với nhiều nhãn hàng tại một khu vực (ví dụ như khu vực châu Á, Đông Nam Á,…) trong khoảng thời gian cụ thể thường chỉ có một đại thương hiệu, nhưng sẽ có nhiều Influencer/KOLs.
  • Chi phí thuê đại diện thương hiệu cao hơn so với Influencer/KOLs.

Sức ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu trong chiến lược Marketing

Các Influencer/KOLs, Brand Ambassador là những người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng, trong đó, Brand Ambassador là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu đó. 

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận từ việc sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo cao gấp 27 lần so với chi phí phải bỏ ra. Ngoài việc đem lại lợi nhuận cao, có được sự tin yêu từ khách hàng dành cho thương hiệu, việc chọn đúng đại sứ thương hiệu còn có khả năng “cứu sống” cả một thương hiệu đang trong giai đoạn suy yếu hoặc bão hòa. 

Soobin Hoàng Sơn là Brand Ambassador cho Biti’s
Soobin Hoàng Sơn là Brand Ambassador cho Biti’s

Minh chứng điển hình thể hiện sức ảnh hưởng to lớn và vai trò quan trọng của đại sứ thương hiệu là trường hợp của Biti’s. 

Trước đây, Biti’s được người Việt rất ưa chuộng cùng với câu slogan “nâng niu bàn chân Việt”, tuy nhiên khi giới trẻ ngày càng yêu thích những đôi giày thể thao, thiết kế đẹp mắt của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas thì Biti’s đã trở nên “trầm lặng” và “vắng bóng” trên thị trường giày dép Việt. 

Tưởng chừng, Biti’s đang trên bờ vực suy thoái nhưng nhờ chọn đúng đại sứ thương hiệu là ca sĩ Sơn Tùng-MTP lồng ghép quảng bá dòng sản phẩm Biti’s Hunter trong mv Lạc Trôi, và ca sĩ Soobin Hoàng Sơn với series mv “Đi để trở về” đã có pha “vực dậy” thương hiệu Biti’s một cách ngoạn mục. 

Qua đó, bạn đã thấy được phần nào sức ảnh hưởng to lớn của Brand Ambassador. Tuy nhiên, một đại sứ có thể “cứu sống” một thương hiệu nhưng cũng có thể “gây tổn hại” đến thương hiệu. 

Ví dụ về trường hợp “chọn nhầm” đại diện thương hiệu của Prada, Prada đã chọn Trịnh Sảng làm đại sứ cho khu vực châu Á, và sau khi Trịnh Sảng bị dính bê bối scandal đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Cuối cùng, Prada đã phải chấm dứt hợp đồng nhanh chóng với Trịnh Sảng chỉ sau 9 ngày cô nàng làm đại sứ cho thương hiệu này.

Vì vậy, việc lựa chọn người làm đại diện thương hiệu vô cùng quan trọng và doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nghiêm ngặt khi “chọn mặt gửi vàng”. 

3 yếu tố giúp lựa chọn đại sứ thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

Mức độ tin cậy, tín dụng của đại diện thương hiệu

Nhãn hàng cần lựa chọn người nổi tiếng có được sự tin yêu, tín dụng của công chúng
Nhãn hàng cần lựa chọn người nổi tiếng có được sự tin yêu, tín dụng của công chúng

Mục đích các thương hiệu muốn hợp tác với Brand Ambassador nói riêng là vì đại sứ thương hiệu có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của khách hàng đối với thương hiệu. 

Những đại sứ thương hiệu có đời tư trong sạch, là người có uy tín sẽ khiến nhóm cộng đồng, các fan hâm mộ và người tiêu dùng tin cậy vào thương hiệu. Ngược lại, nếu thương hiệu lựa chọn người đại diện cho thương hiệu đã dính bê bối quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng sẽ khiến người tiêu dùng nghi ngờ, mất niềm tin vào sản phẩm vào thương hiệu. 

Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn và có được sự tin yêu, tín dụng của cộng đồng để làm Brand Ambassador. 

Độ nổi tiếng, thu hút

Mọi hành động của người nổi tiếng đều được nhiều người quan tâm
Mọi hành động của người nổi tiếng đều được nhiều người quan tâm

Người nổi tiếng luôn có sự thu hút đặc biệt với công chúng, đặc biệt những người càng nổi tiếng càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Tất cả hoạt động nghệ thuật, thậm chí đời tư của người nổi tiếng đều được công chúng quan tâm. Và không ngoại lệ, việc ngôi sao nổi tiếng đang hợp tác làm Brand Ambassador cho thương hiệu nào cũng được mọi người để ý. Điều này, khiến doanh nghiệp đạt được mục đích khi sử dụng đại diện thương hiệu đó là thu hút, tăng nhận thức người tiêu dùng với thương hiệu. 

Mức độ phù hợp với doanh nghiệp

Yếu tố quan trọng cuối cùng là sự phù hợp của Brand Ambassador với doanh nghiệp. Nếu người nổi tiếng đáp ứng được 2 yếu tố trên là sự tin cậy và độ nổi tiếng, nhưng nếu họ không phù hợp với nhãn hàng thì việc sử dụng đại sứ thương hiệu sẽ khó mà thành công. 

Biti’s lựa chọn Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ thương hiệu là rất phù hợp nên đã mang lại thành công vang dội cho nhãn hàng
Biti’s lựa chọn Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ thương hiệu là rất phù hợp nên đã mang lại thành công vang dội cho nhãn hàng

Vì vậy, để xác định người nổi tiếng đó có phù hợp để trở thành đại sứ cho nhãn hàng hay không thì nhãn hàng cần xem xét những yếu tố sau đây:

  • Sự liên quan – Relevance: Mức độ liên quan giữa hình ảnh thương hiệu và người nổi tiếng được chọn.
  • Thương hiệu cá nhân – Personal Image: Thương hiệu cá nhân của người đó như thế nào? Phong cách sống, thời trang, những phát ngôn, hoạt động xã hội của ngôi sao. 
  • Đối tượng theo dõi (Fans/Followers): Phân tích nhân khẩu học đối tượng theo dõi người nổi tiếng đó xem có khớp với khách hàng mục tiêu của thương hiệu. 
  • Chỉ số cảm xúc – Sentiment: Sentiment là chỉ số quan trọng bởi nó thể hiện ngôi sao này sẽ đem lại cảm xúc tiêu cực hay tích cực đến nhóm khách hàng mục tiêu. Hiển nhiên, không nhãn hàng nào mong muốn người tiêu dùng có cảm xúc tích cực với họ. 

Nắm rõ vai trò của một đại sứ thương hiệu và cách chọn đại sứ phù hợp cho nhãn hàng sẽ đóng góp vào sự thành công của thương hiệu. Navee chúc thương hiệu của bạn ngày càng phát triển lớn mạnh!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link