Hướng Dẫn Tạo Google Sitelink Dạng 2 Cột Và Dạng 1 Hàng

3.4
(17)

Được biết đến với công dụng điều hướng người dùng trên Website, nhưng vẫn nhiều người chưa hiểu rõ và thắc mắc “Google Sitelink là gì?Cách tạo Google Sitelink thế nào?.

Sitelink là gì
Hiện nay vẫn còn không ít ca Sitelink

Google Sitelink là một trong những yếu tố giúp bạn đánh giá Website. Bởi nó chỉ được cấp khi Google đánh giá trang Web đó đủ độ uy tín. Thêm nữa, nó còn giúp tăng hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Để hiểu hơn về cách tạo Google Sitelink, cũng như dạng một hàng (One-Line) và dạng hai cột (Two-Column) của nó, hãy tham khảo bài viết dưới đây. 

Google Sitelink chính là các danh sách phụ nhỏ, xuất hiện dưới kết quả đầu tiên trong trang tìm kiếm. Chắc chắn rằng bạn đã từng nhìn thấy chúng, đây là một ví dụ điển hình:

Sitelink có thể xuất hiện khi bạn truy vấn một thương hiệu nào đó
Sitelink có thể xuất hiện khi bạn truy vấn một thương hiệu nào đó

Sáu liên kết ngay phía dưới Navee.asia cùng với “các kết quả khác từ navee.asia”, tất cả đều được gọi là “Google Sitelink”.

Mục đích của chúng là giúp người dùng có thể nhìn thấy những thông tin khác trong trang Web của bạn. Có thể, họ sẽ không muốn truy cập vào mục “Home” khi tìm kiếm “Navee”. Thay vào đó, họ sẽ đi thẳng đến “Blog” hay “Digital Marketing”. Nhờ đó, các thao tác thực hiện sẽ được giảm thiểu.

Tóm lại, Sitelink giúp người dùng truy cập vào mục họ muốn một cách nhanh nhất. Chúng giúp Website của bạn trở nên nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm. Điều này có tác động quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu.

Có thể bạn sẽ không biết Google Sitelink là gì nếu tìm kiếm một Website có chất lượng tối ưu kém. Vì Google sẽ không hiển thị Sitelink cho những trang Web như vậy. Họ cũng đã có thông báo chính thức về điều này:

“Google Sitelink chỉ được hiển thị đối với những kết quả mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích cho người dùng. Thêm nữa, nếu cấu trúc Website của bạn không cho phép các thuật toán của chúng tôi tìm thấy những Sitelink tốt. Hoặc các Sitelink không liên quan đến sự truy vấn của người dùng, chúng tôi cũng sẽ không hiển thị chúng”

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Google sẽ không hiển thị Sitelink cho trang Web bởi 2 lý do:

  • Cấu trúc trang Web không cho phép các thuật toán tìm thấy các Google Sitelink tốt.
  • Sitelink không liên quan đến truy vấn của người dùng

Tuy nhiên, có một điều bạn có thể nhận ra. Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát những gì người dùng tìm kiếm, nhưng bạn hoàn toàn có thể thiết kế Website sao cho các Sitelink có khả năng được Google tìm thấy. Nhưng trước khi đi sâu vào những điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Sitelink thực sự quan trọng như thế nào?”

Đối với những người tìm kiếm, việc tạo Google Sitelink giúp họ tiết kiệm thời gian bằng cách hiển thị các kết quả phù hợp có liên quan. Ngoài ra, chúng còn đem lại những lợi ích sau.

Nâng cao chỉ số CTR

Bên cạnh thứ hạng, chỉ số CTR (tỷ lệ nhấp chuột) chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Organic Traffic.

Ba kết quả tìm kiếm đầu tiên chiếm trung bình khoảng 55% trên tổng số lần nhấp chuột. Tuy con số này sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng chúng ta có thể dựa vào đó để làm ví dụ:

Nếu một từ khóa nhận được 10.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng, điều này có nghĩa là kết quả đầu tiên nhận được 3,124 lượt nhấp chuột. 

Trong trường hợp kết quả đầu tiên này cũng nhận được Google Sitelink. Vì Google Sitelink chiếm ưu thế ở nửa trên của trang (tức là trong màn hình hiển thị đầu tiên), nên kết quả đó nhận thêm 20% số lần nhấp. Tương ứng với 2.000 lượt nhấp mỗi tháng. 

Trên thực tế, một nghiên cứu của PPC – Hero đã chỉ ra rằng Google Sitelink giúp CTR tăng lên gần 64%. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, sau khi ngưng hiển thị Google Sitelink, CTR của một nhà quảng cáo đã giảm từ hơn 20% xuống gần 10%. Số lượng khách hàng tiềm năng cũng giảm theo. 

Chính vì thế, nếu muốn nhiều người Click vào trang Web của mình ở mục kết quả tìm kiếm hoặc quảng cáo, Google Sitelink chính là sự hỗ trợ tuyệt vời. Một điều bạn cần nên nhớ, Google Sitelink cũng hiển thị trong các kết quả tìm kiếm có trả tiền. 

Xây dựng độ uy tín cho Website

Google Sitelink là yếu tố quan trọng để xác định độ tin cậy của Website. Chỉ khi một trang Web đáp ứng được đủ điều kiện và sự tin tưởng của Google, nó mới nhận được Google Sitelink. Vì thế, đối với những trang Web được ít người biết đến hoặc xếp hạng của độ tin cậy thấp, bạn sẽ không thấy được Sitelink.

Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy các Google Sitelink chiếm gần như toàn bộ vị trí ở màn hình hiển thị đầu tiên. Chính vì thế mà các Link khác sẽ bị đẩy xuống ở vị trí sâu hơn. Tuy nhiên, Google đã cam kết mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Do đó, họ sẽ không muốn quảng cáo cho Link của một trang Web không đáng tin cậy ở ngay màn hình đầu tiên.

Giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu

Google Sitelink thường sẽ liên kết đến các trang quan trọng trong Website (theo thuật toán của Google). Trong đó, có cả Internal Link và External Link. Thông thường, đây sẽ là những trang như “giới thiệu” hoặc “sản phẩm”. Chính vì thế, tạo Google Sitelink là cách tuyệt vời để mọi người nhận diện về sản phẩm cũng như nâng cao về nhận thức thương hiệu của bạn. 

Ví dụ như khi tìm kiếm “Navee”, bạn sẽ thấy các liên kết dẫn về “Blogs” và các dịch vụ Marketing nổi bật của công ty.

Các dịch vụ về Marketing chính là sản phẩm nổi bật của Navee
Các dịch vụ về Marketing chính là sản phẩm nổi bật của Navee

Google Sitelink Classic ban đầu chỉ là một danh sách đơn giản với những liên kết màu xanh và không có một dòng mô tả nào (năm 2009).

Sitelink cổ điển ban đầu rất đơn giản và ngắn gọn
Sitelink cổ điển ban đầu rất đơn giản và ngắn gọn

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ với rất nhiều những tính năng của SERP, Google Sitelink đã có những hình dạng và kích thước khác nhau. Không phải mọi dạng đều mang lại kết quả tốt, nhưng có những loại thực sự có thể tăng cơ hội nhận thêm CTR của người dùng. Vậy các dạng của Google Sitelink là gì?

Để hiểu đơn giản dạng 2 cột của Google Sitelink là gì, bạn hãy nhìn hình dưới đây:

Sitelink cổ điển ban đầu rất đơn giản và ngắn gọn
Sitelink cổ điển ban đầu rất đơn giản và ngắn gọn

Đây là dạng Google Sitelink 2 cột mà bạn sẽ thấy nhiều nhất khi tìm kiếm một thương hiệu nào đó. Mức giới hạn tối đa Sitelink của Google hiện nay là sáu, nhưng đôi khi bạn sẽ nhìn thấy những kết quả chỉ hiển thị bốn hoặc hai.

Đúng như cái tên gọi, loại Google Sitelink này chỉ chiếm một dòng duy nhất. Tuy nhiên, Google chỉ hiển thị không quá bốn Google Sitelink trên một dòng cho mỗi kết quả tìm kiếm. 

Dạng Google Sitelink một hàng
Dạng Google Sitelink một hàng

Mục đích xuất hiện dạng One-Line của Google Sitelink là gì? Về cơ bản, nó phục vụ cùng mục đích tương tự như Classic Google Sitelink, nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Chúng giúp người dùng dễ dàng điều hướng sâu xuống bất kỳ trang nào của Website ngay từ SERP. Trên thực tế, một số thương hiệu lớn như Pepsi hiển thị Google Sitelink một hàng chứ không phải Sitelink hai cột trong các truy vấn thương hiệu của họ.

Hộp tìm kiếm

Với một số trang Web, Google đã chèn thêm một hộp tìm kiếm vào bên dưới kết quả tìm kiếm, theo sau là các Google Sitelink. Hộp này cho phép người dùng tìm kiếm các tài liệu khác mà trang Web cung cấp ngay trực tiếp trong SERP.

Hộp tìm kiếm xuất hiện trước Google Sitelink
Hộp tìm kiếm xuất hiện trước Google Sitelink

Các thương hiệu lớn với các trang Web lưu trữ vô số nội dung như Pinterest, TripAdvisor, Capterra hoặc Unicef thường có hộp tìm kiếm theo sau là 6 Google Sitelink. Nhưng cũng có thể đoạn mã tìm kiếm chỉ có 2 Google Sitelink và hộp tìm kiếm. 

Giao diện

Đầu tiên, sự khác biệt dễ nhận biết nhất đó là hình ảnh (giao diện). Google Sitelink 2 cột chiếm ưu thế hơn trong SERP, nhất là khi có 6 Sitelink và đi kèm là hộp tìm kiếm. Ngược lại, Sitelink 1 dòng khá khiêm tốn và rất dễ bị người dùng bỏ qua. 

Loại truy vấn và loại trang Web

Classic Google Sitelink (Sitelink 2 cột) chỉ xuất hiện trong các truy vấn về thương hiệu. Đã có một khoảng thời gian xảy ra tình trạng này: Một người tìm kiếm trên Google tên của một thương hiệu. Google hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên, đó chính là “trang chủ” của thương hiệu, kèm theo là các Google Sitelink. Tuy nhiên, hiện nay thuật toán của Google đã thông minh hơn. Chính vì thế, nó đã bắt đầu hiển thị tập hợp các Sitelink cho các truy vấn khác nhau. Những trang khác ngoài “trang chủ” cũng bắt đầu nhận Sitelink. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng các truy vấn tìm kiếm vẫn phải có tên thương hiệu thì Sitelink mới xuất hiện.

Ngược lại, Sitelink một dòng hoàn toàn không bị giới hạn bởi các truy vấn thương hiệu. Thậm chí, chúng có thể xuất hiện ngay bên dưới trang chủ, trang danh mục, URL Blog hoặc thậm chí là các bài đăng riêng lẻ. 

Google Sitelink dẫn người dùng có liên quan đến các trang trong Website
Google Sitelink dẫn người dùng có liên quan đến các trang trong Website

Ở ví dụ trên, chúng ta thấy có một trang đánh giá với 3 Sitelink một dòng dẫn đến các bài đăng phổ biến nhất của trang Web. Mặc dù truy vấn tìm kiếm có đề cập đến thương hiệu, nhưng không phải thương hiệu của Website được nhận Sitelink.

Liên kết đa dạng giữa các phần của trang

Điểm khác biệt cuối cùng chính là One-Line Sitelink không chỉ liên kết đến các trang của Website, mà còn có thể liên kết đến các phần khác nhau của một trang. Nếu nhìn vào 2 nhóm Sitelink bên dưới, bạn sẽ thấy chúng khá giống nhau. Nhưng trên thực tế, chúng hoạt động theo hai cách hoàn toàn khác nhau.

Google Sitelink dẫn người dùng có liên quan đến các trang trong Website
Google Sitelink dẫn người dùng có liên quan đến các trang trong Website
Google Sitelink dẫn người dùng có đến các phần của một trang
Google Sitelink dẫn người dùng có đến các phần của một trang

Đối với kết quả tìm kiếm ở hình đầu tiên, Sitelink dẫn người dùng đến các trang có liên quan khác trên Website, giống như tất cả những Sitelink mà bạn đã biết. Tuy nhiên, Google Sitelink ở bức hình thứ 2 thì lại khác. Bởi vì những Sitelink này điều hướng người dùng đến những phần của một trang duy nhất, chứ không phải đến những trang có liên quan của Website. Những Sitelink như vậy giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng chuyển đến các phần của bài viết mà họ quan tâm. 

Bạn đã bao giờ tự hỏi “các cách để tạo Google Sitelink là gì?”. Thực ra, không có một cách trực tiếp nào để nhận được chúng cả. Bạn không thể chỉ đăng nhập vào bảng Google Search Central, gạt một công tắc và nhận Google Sitelink ngay được bởi vì:

  • Google không cho bạn biết cách tạo Google Sitelink hoặc cách kiểm soát trực tiếp sự xuất hiện của chúng.
  • Google Sitelink được tạo thông qua các Best Practices (tập hợp những cách làm tốt nhất và hiệu quả nhất) của Website.
  • Việc tạo Google Sitelink là quá trình được tự động hóa.

Chính vì thế, không có một bước cố định nào mà bạn phải làm theo để Website có thể nhận được Google Sitelink. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện quy trình sau đây để tăng cơ hội cho trang Web của mình.

Đảm bảo rằng tên trang Web của bạn là duy nhất

Bước đầu tiên bạn phải đảm bảo tính độc quyền cho tên của thương hiệu. Hãy tham khảo ví dụ này để hiểu rõ hơn. Nếu bạn chọn tên Website là “công ty Marketing”, thì có khả năng nó sẽ không bao giờ lọt lên top 1 tìm kiếm vì thuật ngữ này quá chung chung. Có hàng ngàn công ty làm tiếp thị trên thế giới, Google sẽ không thể tìm ra đâu là trang Web của bạn.

Thay vào đó, nếu bạn chọn một tên Website độc quyền, duy nhất, việc xếp hạng và nhận Sitelink sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Cùng xem qua ví dụ về sữa rửa mặt “Oxy”. Đây là một cái tên mang tính duy nhất được sử dụng bởi tập đoàn Rohto Việt Nam. Vì vậy, khi mọi người tìm kiếm tên “Oxy”, Google sẽ chắc chắn đây là tên Website của hãng sữa rửa mặt. Nó khác hoàn toàn với nguyên tố Oxygen (O2).

Sử dụng tên trang Web có tính độc nhất sẽ giúp dễ đạt thứ hạng cao hơn
Sử dụng tên trang Web có tính độc nhất sẽ giúp dễ đạt thứ hạng cao hơn

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tên thương hiệu vẫn nhận được Google Sitelink và xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm. Apple chính là một ví dụ. Điều này dựa trên mục đích của người dùng. Google có thể hiểu được họ muốn tìm hiểu về công ty Apple và các sản phẩm của họ chứ không đơn thuần là “trái táo”.

Google có thể hiểu mục đích người dùng mà cung cấp Sitelink cho Apple
Google có thể hiểu mục đích người dùng mà cung cấp Sitelink cho Apple

Lưu ý:

Bạn không nhất thiết phải đổi tên trang Web của mình để nhận Sitelink vì đây chỉ là những việc giúp tăng cơ hội nhận Google Sitelink. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn của việc chọn tên miền hoặc đặt tên cho doanh nghiệp. Hãy tìm kiếm một tên độc nhất dành cho mình. 

Thêm Schema Structured Data cho Website

Schema Structured Data giúp Google có thể hiểu trang Web của bạn, nhờ đó các cấu trúc được sắp xếp có ý đồ trong Website trở nên hiệu quả hơn. Những điều này còn được biết đến với tên gọi là Rich Snippet hoặc Schema. 

Mặc dù Structured Data thường được liên kết với Review Snippet và Recipe Snippet, tuy nhiên nó còn làm được nhiều thứ chi tiết hơn. Đơn giản như việc bạn có thể thêm một số đoạn Code để Google biết Menu nào cần được xem xét để nhận Google Sitelink. Hoặc bạn cũng có thể xác định “trang giới thiệu” hay “trang liên hệ”, bật Breadcrumbs và hộp tìm kiếm Google Sitelink.

Tối ưu điều hướng người dùng

Các Website có cấu trúc và phân cấp rõ ràng sẽ có lợi trong việc thu thập thông tin và điều hướng đối với Google. Nếu Google không tìm thấy các trang trên Website và đọc hiểu được vị trí của chúng, họ sẽ không thể hiển thị Sitelink. 

Vì vậy, hãy bạn thiết lập trang chủ của Website làm trang gốc. Đây là trang được truy cập nhiều nhất, và cũng chính là điểm bắt đầu của việc điều hướng. Từ trang này, người dùng có thể tìm thấy các trang khác trên Website của bạn. Cấu trúc trang Web cần phải Logic, trực quan và có tổ chức. 

Giả sử nếu bạn kinh doanh dịch vụ hướng dẫn Marketing, bạn có thể thiết lập như sau:

Trang chủ → Ebook → Ebook Content Marketing → “Hướng dẫn cho người mới bắt đầu tìm hiểu Content Marketing”.

Xếp hạng thứ 1 về tên thương hiệu của mình

Mối tương quan giữa việc xếp hàng thương hiệu thứ 1 và nhận Google Sitelink là gì? Những trang Web có Google Sitelink hầu như đều là những Website xuất hiện ở kết quả tìm kiếm đầu tiên. Không có một trang Web nào đứng thứ hai trong bảng tìm kiếm mà có Sitelink cả. Chính vì thế, khi bạn xếp hạng thương hiệu của mình ở vị trí thứ nhất, khả năng nhận Google Sitelink sẽ cao hơn. 

Thêm File Sitemap.xml vào Google Search Console

Sitemap sẽ giúp Google thu thập dữ liệu trên Website của bạn tốt hơn. Nó không chỉ làm tăng mức độ phù hợp của trang Web, mà còn xác định các trang quan trọng của Website. Từ đó, Google sẽ phản hồi dựa trên mức độ ưu tiên và lượng truy cập mà trang Web của bạn nhận được. 

Bạn có thể thêm File Sitemap.xml như sau:

  • Đầu tiên, hãy đăng nhập vào Google Search Central và chọn trang Web của bạn. Trên trang tổng quan, nhấp vào liên kết “Sitemap”.
  • Sau khi tới giao diện màn hình tiếp theo, hãy nhấp vào “Add/Test Sitemap” (ở ngay góc bên phải). Trong hộp Pop-up, hãy thêm vị trí Sitemap của bạn (thông thường sẽ là sitemap.com/sitemap.xml).

Việc tối ưu Internal Link (liên kết nội bộ) giúp Google biết đâu là các trang quan trọng nhất trên Website của bạn. Chẳng hạn như bạn liên tục liên kết đến trang “sản phẩm”, Google có thể coi đó là tín hiệu để đánh giá tầm quan trọng của trang đó.

Bạn có thể theo dõi các liên kết nội bộ từ Google Webmaster Tool. Để thực hiện điều này, hãy đăng nhập vào trang tổng quan (Dashboard) của bạn. Sau đó, bạn nhấp vào “Search Traffic → Internal Link”.

Kiểm tra kỹ về tiêu đề trang

Tiêu đề trang chính là một trong những yếu tố Onpage SEO quan trọng nhất trên Website. Việc sở hữu một tiêu đề phù hợp là cực kỳ quan trọng. Google sẽ xem xét chúng để ra quyết định cung cấp Google Sitelink. 

Hãy đảm bảo rằng, tiêu đề trang sẽ mô tả chính xác và ngắn gọn về trang đó. Chúng phải hợp lý và phù hợp với mong đợi của người dùng. Điều này có nghĩa là bạn không nên đặt tên trang “Giới thiệu” thành một số kiểu giống như “tìm hiểu kỹ hơn về chúng tôi”. Nó có thể sẽ gây nhầm lẫn cho Google khiến bạn rơi vào tình trạng trùng lặp hoặc không có Google Sitelink.

Nâng cao nhận diện thương hiệu

Nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với người dùng là một quá trình không bao giờ kết thúc. Và Google sẽ chỉ cung cấp Sitelink đối với những Website mà họ nghĩ là có ích cho người dùng. Chính vì thế, bạn cần phải quảng bá thương hiệu của mình và làm nó trở nên uy tín. Điều này sẽ tăng số lượng tìm kiếm có thương hiệu mà bạn nhận được, nhờ đó mà tăng cơ hội nhận được Google Sitelink.

Điểm khác nhau giữa cách tạo dạng 2 cột và 1 dòng cho Google Sitelink là gì? Và đây là câu trả lời. 

Đặc điểm

Không nổi bật như Google Sitelink 2 cột, nhưng Google Sitelink 1 dòng vẫn tăng khả năng hiển thị các trang nội bộ trong Website. Tuy không phải mọi kết quả tìm kiếm đều đi kèm với Sitelink 1 dòng, nhưng chúng vẫn giúp các trang của Website trở nên nổi bật. Thêm nữa, như đã biết Sitelink 1 dòng không bị giới hạn bởi các truy vấn thương hiệu, dó đó cơ hội nhận được Sitelink cao hơn. 

Cách tạo

Cũng giống như Google Sitelink Classic, điều kiện để bạn có Sitelink 1 dòng là nội dung và Internal Linking phải hữu ích, phổ biến với người dùng. Bạn có thể làm theo các đề xuất của Google để tăng cơ hội nhận được Sitelink bên dưới Search Snippet của bạn:

  • Mỗi khi bạn tạo ra một đoạn nội dung dài, hãy đảm bảo rằng nó có cấu trúc tốt và được chia thành các phần hợp lý.
  • Đánh dấu mỗi phần bằng một tiêu đề thể hiện rõ chủ đề/vấn đề của phần đó. Cố gắng làm những tiêu đề ngắn gọn để phù hợp với độ dài 1 dòng.
  • Thêm tính năng “mục lục” vào tất cả các trang chứa nội dung dạng dài. Mục lục chứa các liên kết cố định mà người dùng có thể nhấp để chuyển đến các phần khác nhau. Nó cũng giúp Google đánh giá nhanh điều kiện nhận Sitelink thông qua cấu trúc của trang Web. 

Kết luận

Đây chính là toàn bộ những điều cần biết để trả lời cho câu hỏi “Google Sitelink là gì?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích bạn trong việc tạo Google Sitelink ở cả dạng One-Line và Two-Column. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Google Sitelink hoặc các vấn đề liên quan đến dịch vụ SEO Website, hãy liên hệ với NAVEE để được tư vấn một cách chi tiết nhất. 

Estimate Cost : VND

Time Needed : 10 minutes

Hướng dẫn tạo Google Sitelink dạng 2 cột cho Website

  1. Đảm bảo rằng tên trang Web của bạn là duy nhất

    Bước đầu tiên bạn phải đảm bảo tính độc quyền cho tên của thương hiệu. Hãy tham khảo ví dụ này để hiểu rõ hơn. Nếu bạn chọn tên Website là “công ty Marketing”, thì có khả năng nó sẽ không bao giờ lọt lên top 1 tìm kiếm vì thuật ngữ này quá chung chung. Có hàng ngàn công ty làm tiếp thị trên thế giới, Google sẽ không thể tìm ra đâu là trang Web của bạn.

    Thay vào đó, nếu bạn chọn một tên Website độc quyền, duy nhất, việc xếp hạng và nhận Sitelink sẽ trở nên  dễ dàng hơn nhiều.

  2. Thêm Schema Structured Data cho Website

    Structured Data giúp Google có thể hiểu trang Web của bạn, nhờ đó các cấu trúc được sắp xếp có ý đồ trong Website trở nên hiệu quả hơn. Những điều này còn được biết đến với tên gọi là Rich Snippet hoặc Schema. 

  3. Tối ưu điều hướng người dùng

    Các Website có cấu trúc và phân cấp rõ ràng sẽ có lợi trong việc thu thập thông tin và điều hướng đối với Google. Nếu Google không tìm thấy các trang trên Website và đọc hiểu được vị trí của chúng, họ sẽ không thể hiển thị Sitelink. 

  4. Xếp hạng thứ 1 về tên thương hiệu của mình

    Những trang Web có Google Sitelink hầu như đều là những Website xuất hiện ở kết quả tìm kiếm đầu tiên. Không có một trang Web nào đứng thứ hai trong bảng tìm kiếm mà có Sitelink cả. Chính vì thế, khi bạn xếp hạng thương hiệu của mình ở vị trí thứ nhất, khả năng nhận Google Sitelink sẽ cao hơn.

  5. Thêm File Sitemap.xml vào Google Search Console

    Bạn có thể thêm File Sitemap.xml như sau:
    Đầu tiên, hãy đăng nhập vào Google Search Central và chọn trang Web của bạn. Trên trang tổng quan, nhấp vào liên kết “Sitemap”.
    Sau khi tới giao diện màn hình tiếp theo, hãy nhấp vào “Add/Test Sitemap” (ở ngay góc bên phải). Trong hộp Pop-up, hãy thêm vị trí Sitemap của bạn (thông thường sẽ là sitemap.com/sitemap.xml).

  6. Xây dựng và tối ưu Internal Link

    Bạn có thể theo dõi các liên kết nội bộ từ Google Webmaster Tool. Để thực hiện điều này, hãy đăng nhập vào trang tổng quan (Dashboard) của bạn. Sau đó, bạn nhấp vào “Search Traffic → Internal Link”.

  7. Kiểm tra kỹ về tiêu đề trang

    Tiêu đề trang chính là một trong những yếu tố On-page SEO quan trọng nhất trên Website. Việc sở hữu một tiêu đề phù hợp là cực kỳ quan trọng. Google sẽ xem xét chúng để ra quyết định cung cấp Google Sitelink. 

  8. Nâng cao nhận diện thương hiệu

    Nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với người dùng là một quá trình không bao giờ kết thúc. Và Google sẽ chỉ cung cấp Sitelink đối với những Website mà họ nghĩ là có ích cho người dùng. Chính vì thế, bạn cần phải quảng bá thương hiệu của mình và làm nó trở nên uy tín. Điều này sẽ tăng số lượng tìm kiếm có thương hiệu mà bạn nhận được, nhờ đó mà tăng cơ hội nhận được Google Sitelink.  

Tools
  • Google Webmaster Tool
Materials
  • Schema Structured Data
  • File Sitemap.xml
  • User Navigation

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3.4 / 5. Lượt bình chọn: 17

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link