5 cách doanh nghiệp tận dụng Feedback của khách hàng trong kinh doanh

0
(0)

Những phản hồi hay phản ứng của khách hàng về sản phẩm được hiểu chung là Feedback của khách hàng. Những nội dung này đóng vai trò cốt lõi trong việc giúp doanh nghiệp có sự điều chỉnh thích hợp về sản phẩm/dịch vụ và giữ chân được khách hàng của mình cũng như tìm kiếm thêm được khách hàng mới.

Đó là một trong những lợi ích nổi bật mà những phản hồi của người dùng mang đến cho doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá thêm những điều tuyệt vời khác mà những Feedback mang đến cho doanh nghiệp được Navee chia sẻ dưới đây.

Feedback của khách hàng là gì?

Nhiều đơn vị doanh nghiệp khi nhận được Feedback của khách hàng, dù tích cực hay tiêu cực, đều chưa nhận thức và phân tích một cách sâu sắc những nội dung này. Đó là do chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như tầm quan trọng của lời Feedback. Vậy Feedback là gì?

Feedback của khách hàng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệ
Feedback của khách hàng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệ

Khái niệm Feedback là gì?

Feedback dịch từ tiếng Anh có nghĩa là sự phản hồi. Theo đó, Feedback của khách hàng được hiểu là những phản hồi, chia sẻ của khách hàng về một sản phẩm/dịch vụ nào đó mà họ đã trải nghiệm. Feedback có thể được truyền tải bằng nhiều dạng thức khác nhau như truyền miệng, Email, tin nhắn, bình luận…

Thông thường, nội dung Feedback thường giúp trả lời thắc mắc hoặc giải quyết các vấn đề mà các khách hàng mới quan tâm khi tìm đến với sản phẩm/dịch vụ nào đó. Nó có thể là lời khen, lời chê, chia sẻ về cách lựa chọn, lưu ý khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ… Feedback đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thu thập và tạo ra một tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Feedback là tốt hay xấu?

Vậy Feedback là tốt hay xấu? Trên thực tế, Feedback có thể xuất hiện để thể hiện sự hài lòng hoặc bày tỏ sự không hài lòng, sự tức giận… từ những trải nghiệm của khách hàng. Những Feedback mang tính tiêu cực, đối với doanh nghiệp, có thể là xấu vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. Tuy nhiên, đối với các khách hàng khác thì nó lại tốt, bởi nó giúp họ tránh gặp phải những trải nghiệm tương tự khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ này. 

Feedback dù là khen hay chê đều mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Feedback dù là khen hay chê đều mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích

Dù vậy, khi nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, ta có thể thấy Feedback của khách hàng mang đến những lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp hơn việc kéo giảm uy tín của đơn vị. Những Feedback sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn thấy những thiếu sót từ trong chính trải nghiệm của khách hàng và hoàn thiện hơn cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài ra, việc khách hàng để lại Feedback cũng có nghĩa họ có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ này và có thể tiếp tục trở lại sử dụng (nếu doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế mà họ phản ánh) trong tương lai. 

Tại sao Feedback của khách hàng lại giúp doanh nghiệp phát triển?

Feedback của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì sao ư? 3 lý do dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Những chia sẻ từ Feedback của khách hàng sẽ đóng góp cho sự cải thiện các dòng sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp. Nếu bạn lắng nghe khách hàng của mình, bạn có thể cung cấp một dòng sản phẩm/dịch vụ bám sát với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Khi đó, họ sẽ sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm của bạn mà không quá đắn đo suy nghĩ. 

Xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt hơn

Hãy sử dụng Feedback của khách hàng một cách linh hoạt trong quá trình phát triển sản phẩm để tìm hiểu xem liệu nó có giải quyết các vấn đề đang tồn tại của khách hàng hay không. Từ đó, tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng với các sản phẩm của bạn, và dần biến họ trở thành một người mua hàng trung thành của doanh nghiệp bạn.

Doanh nghiệp có thể tận dụng Feedback để thu hút thêm khách hàng mới
Doanh nghiệp có thể tận dụng Feedback để thu hút thêm khách hàng mới

Feedback của khách hàng giúp củng cố danh tiếng

Khi khách hàng yêu mến doanh nghiệp của bạn, họ sẽ giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp cho người thân và những người xung quanh. Tâm lý của khách hàng khi được hỏi xin ý kiến Feedback về sản phẩm, họ sẽ cảm thấy bản thân được tham gia vào sự phát triển của doanh nghiệp và được tôn trọng. Từ đó sẽ càng thêm yêu quý doanh nghiệp và đưa ra những Feedback tuyệt vời, cũng như không ngần ngại quảng bá cho doanh nghiệp của bạn.

Cách tìm kiếm các Feedback có tâm

Để khai thác được những Feedback của khách hàng, bạn cần chia sẻ các đánh giá và lời chứng thực từ những khách hàng khác đến họ. Số liệu thống kê cho thấy rằng, 83% người mua hàng nói rằng họ tin tưởng các bài đánh giá từ những người mua cũ hơn là những bài giới thiệu sản phẩm của chính thương hiệu.

Để có những Feedback có tâm, doanh nghiệp cần chia sẻ các đánh giá chân thực
Để có những Feedback có tâm, doanh nghiệp cần chia sẻ các đánh giá chân thực

Không những thế, doanh nghiệp cũng luôn có thể tận dụng Feedback của khách hàng để lôi kéo các khách hàng khác cũng như giữ chân họ. Khi ai đó lần đầu tiên Website của doanh nghiệp bạn, họ chắc chắn sẽ tò mò về việc người khác nghĩ gì về công ty của bạn. Ngoài ra, những lời chia sẻ từ người nổi tiếng hay người có ảnh hưởng (KOLs) sẽ tạo nên sự tin tưởng và gắn kết bền chặt hơn giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp.

Đồng thời nó cũng khuyến khích người dùng chia sẻ những Feedback cá nhân. Những phần chia sẻ, đánh giá chi tiết có thể thôi thúc khách hàng mới tò mò tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.  Để từ đó, biến các khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link