Google PageRank là gì? Vì sao đến 2024 PageRank vẫn quan trọng?

5
(1)

Google Pagerank từng là thước đo SEO thường xuyên được các nhà quản trị website nhắc đến. Khi điểm số Pagerank tăng cao chứng tỏ chiến lược SEO của bạn đang hoạt động hiệu quả. Tuy hiện tại, thuật toán xếp hạng trang của Google không còn được nhắc đến nhiều nữa nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng đối với SEO.

Trong bài viết này, Navee sẽ giúp bạn hiểu rõ Google PageRank là gì, cách nó ảnh hưởng đến vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm và những chiến lược có thể giúp trang web của bạn leo lên top đầu và giữ vững vị thế trên thị trường số. Cùng chúng tôi theo gọi ngay nhé.

1. Google PageRank là gì?

Google PageRank là một hệ thống xếp hạng các trang web được phát triển bởi hai nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin khi họ còn là sinh viên Đại học Stanford. Thuật toán này ra đời nhằm mục đích để đo lường, xếp hạng các trang web dựa trên số lượng và chất lượng liên kết trỏ đến chúng. 

Google Pagerank là gì
Pagerank là thuật toán được dùng để xếp hạng các trang web bằng phân tích các liên kết

Thuật toán Pagerank xem các liên kết như là phiếu bầu cho một trang web. Với các trang nhận được nhiều liên kết chất lượng hơn sẽ được đánh giá cao hơn trong kết quả tìm kiếm bởi website này cung cấp nội dung hữu ích và có nguồn uy tín cho người dùng.

Trước đây, chúng ta có thể xem điểm PageRank của bất kỳ trang web nào trên thanh công cụ của Google (Google Toolbar), tuy nhiên chức năng này sau đó đã bị loại bỏ.

2. Cách thức hoạt động của thuật toán PageRank

Thuật toán Pagerank hoạt động bằng cách đếm số lượng và chất lượng của các liên kết tới một trang để ước tính mức độ quan trọng của website đó. Một trang web nếu chứa nhiều link liên kết đến từ các trang web khác có giá trị pagerank cao thì chỉ số pagerank của trang đó cũng sẽ cao.

Thuật toán Pagerank giả định rằng một người lướt web bắt đầu từ một trang web ngẫu nhiên và sau đó thông qua các liên kết chuyển đến trang web khác. Người này tiếp tục lướt một cách ngẫu nhiên, và xác suất họ ghé thăm một trang cụ thể phản ánh tầm quan trọng của trang đó.

Điểm số Pagerank của mỗi trang được tính bằng cách cộng giá trị PageRank của tất cả các trang liên kết đến nó, sau đó nhân với hệ số damping, cụ thể như sau:

Công thức tính Pagerank

Trong đó PR(A) là điểm PageRank của trang A,

 T1…Tn  là các trang liên kết đến A

C(T) là số lượng và chất lượng của liên kết trên mỗi trang

 d là hệ số damping: Để mô phỏng hành vi lướt web thực tế hơn, thuật toán áp dụng một hệ số damping đặt trong khoảng từ 0 đến 1, thường là 0.85, để phản ánh khả năng người dùng sẽ chuyển từ một trang này sang trang khác hoặc dừng lại.

Thuật toán PageRank đã được cải tiến thay đổi nhiều lần sau khi ra mắt. Mặc dù hiện nay không còn được công bố công khai, nó vẫn là một phần của hệ thống xếp hạng tổng thể của Google, giúp xác định thứ hạng của các trang web trong kết quả tìm kiếm.

3. Lịch sử của Google PageRank

Ngày 1 tháng 4 năm 1998: Larry Page và Sergey Brin xuất bản “The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine”

Ngày 1 tháng 9 năm 1998: Larry Page và Sergey Brin nộp bằng sáng chế PageRank đầu tiên 

Ngày 4 tháng 9 năm 1998: Google được thành lập

Ngày 11 tháng 12 năm 2000: Google ra mắt Thanh công cụ (Google Toolbar)

Ngày 17 tháng 6 năm 2004: Google nộp bằng sáng chế “reasonable surfer”

Ngày 12 tháng 10 năm 2006: Google nộp bằng sáng chế “bộ hạt giống” (seed sets)

Ngày 8 tháng 3 năm 2016: Google thông báo ngừng hoạt động của Thanh công cụ Google

4. Tại sao chỉ số PageRank vẫn còn quan trọng?

Dù Google đã loại bỏ Pagerank vào năm 2016 nhưng cho đến nay nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc xác định độ uy tín của một website và tên miền. Nó giúp Google trở thành công cụ tìm kiếm thông tin hay tài liệu đáng tin cậy nhất cho một truy vấn cụ thể của người dùng.

Tầm quan trọng của thuật toán Pagerank
Pagerank vẫn giữ vai trò quan trọng trong các chiến lược SEO

Một website có điểm Pagerank cao khi nó có một lượng lớn các liên kết bao gồm cả internal link và external link có chất lượng. Việc hiểu cách hoạt động của PageRank Google cũng khá quan trọng cho việc giúp các nhà SEO xây dựng các liên kết trỏ về một cách khéo léo, khôn ngoan để không bị Google đánh giá website của bạn thiếu tự nhiên.

Tuy nhiên, với sự phát triển của hiện tại, PageRank chỉ là một trong số hơn 200 tín hiệu ảnh hưởng đến cách thu thập thông tin, lập chỉ mục và xếp hạng một trang web.

5. Cách kiểm tra chỉ số PageRank cho website

Chúng ta tuy không còn có thể xem điểm số pagerank trên thanh công cụ Google nữa, nhưng có một số chỉ số khác tương tự như phiên bản gốc của Google PageRank để bạn tham khảo như:

  • Authority Score – Semrush: chỉ số sử dụng dữ liệu backlink như một phần của thuật toán tính điểm nhằm đánh giá chất lượng tổng thể của một trang web.
  • Xếp hạng URL (UR) – Ahrefs: Số liệu dựa trên thang điểm từ 1 đến 100, thể hiện độ mạnh mẽ của cấu hình backlink đến URL mục tiêu.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng các công cụ miễn phí khác để kiểm tra PageRank của một trang web như: SEO SERP- 1 tiện ích mở rộng của Google, Rankerizer, Free Monitor for Google, Pro Rank Tracker…

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PageRank

Hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng chính tới PageRank, chúng ta sẽ có những giải pháp tối ưu Pagerank cho một website:

6.1. Anchor Text

Anchor text là văn bản hoặc hình ảnh có chứa liên kết dẫn đến một trang web khác, giúp cho người dùng và Google hiểu thêm nội dung mà bạn đang liên kết đến, tạo tính hữu ích và giá trị cho nội dung trong bài viết. Từ đó giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Anchor text
Anchor Text là một phần rất quan trọng đối với SEO

Các cách để tạo Anchor text hiệu quả như:

  • Cài từ khóa mục tiêu trong Anchor text.
  • Sử dụng Anchor text phải liên quan đến nội dung được liên kết và nội dung website, một cách thật tự nhiên, khéo léo

Nên tránh việc lạm dụng thao tác anchor text sẽ trở thành các spam link, Google sẽ đưa ra hình phạt thủ công cho bạn.

6.2. Khả năng một liên kết được nhấp vào

Khả năng một liên kết được nhấp vào được xem là yếu tố quan trọng tác động đến Pagerank. Nó được tham chiếu bởi bằng sáng chế về “mô hình người lướt web thực tế” của Google

Sáng chế này cho rằng: không phải liên kết nào cũng có khả năng được nhấp vào như nhau. Vì vậy, mỗi liên kết sẽ có một trọng số khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như các liên kết ở các vị trí: điều khoản dịch vụ, quảng cáo biểu ngữ, footer…sẽ ít có khả năng được nhấp vào hơn các liên kết tại những vị trí nổi bật. 

Liên kết nội bộ (Internal links) gồm các liên kết giữa các trang trên trang web của chính bạn. Đây được xem là một chiến thuật SEO mạnh mẽ để giúp củng cố các trang kém hiệu quả và tạo được một cấu trúc liên kết nội bộ vững mạnh. 

Internal links
Internal links một trong những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số pagerank

Nhờ đó website của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và pagerank cũng cải thiện hơn.

Các liên kết NoFollow là một phương pháp được Google đề xuất để “đánh dấu” các liên kết là quảng cáo, được tài trợ hoặc thỏa thuận khác.

Điều này có thể hữu ích trong các trường hợp như liên kết quảng cáo hoặc các liên kết mà bạn không kiểm soát được nội dung của chúng. Điều này sẽ ngăn các công cụ tìm kiếm sử dụng liên kết đó trong việc xác định xếp hạng của trang web.

7. Cách tối ưu và cải thiện PageRank cho website của bạn

7.1. Tối ưu SEO Onpage

Tối ưu hóa tiêu đề trang bằng các từ khóa dài mô tả hiệu quả hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như mở ra nhiều ngữ cảnh hơn cho bài blog.

Ngoài ra, thẻ mô tả meta nên chi tiết hơn, bao gồm các từ khóa có liên quan hay lời kêu gọi hành động nhằm thu hút và khuyến khích nhiều người tiêu dùng nhấp vào trang.

Xây dựng và cập nhật nội dung trang hữu ích và đa dạng gồm nhiều thông tin thực tế, số liệu nhiều hơn hay các nội dung hữu ích khác. Bên cạnh đó, có thể cập nhật thay thế các từ khóa cũ bằng các từ khóa có lượng tìm kiếm cao hơn.

Tối ưu SEO Onpage
Tối ưu SEO Onpage giúp cải thiện Pagerank website

7.2. Xây dựng nội dung hiệu quả theo E-E-A-T

Xây dựng nội dung website chất lượng cần theo 4 tiêu chí hiệu quả như: phải đảm bảo đúng sự thật hay mang tính trải nghiệm (Experience), phân tích chủ đề một cách có chuyên môn (Expertise), có thẩm quyền (Authoritativeness) và đáng tin cậy (Trustworthiness)

Khi tối ưu được những nội dung trong website theo các tiêu chuẩn trên, website của công ty sẽ nhanh chóng đạt được thứ hạng cao trên top tìm kiếm của Google.

Xây dựng hệ thống link chất lượng
Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng

Liên kết nội bộ (Internal Link):

  • Để tăng điểm Google pagerank cũng như thúc đẩy traffic và các URL SEO cần lên top, bạn nên ưu tiên với các URL quan trọng và liên quan để được trỏ từ nhiều URL về nó. 
  • Những nội dung quan trọng nên đặt càng gần trang chủ càng tốt.
  • Thêm liên kết vào các Orphan Pages

Liên kết ngoài (Outlink): Các liên kết ngoài sẽ giúp website của bạn thêm phần tự nhiên, đa dạng và Google đánh giá cao điều đó:

  • Dùng Các liên kết ngoài từ các trang uy tín để mở rộng kiến thức bạn chưa diễn đạt hết…sẽ giúp nội dung của bạn chất lượng hơn,
  • Không nên lạm dụng “Nofollow”: Bạn chỉ nên nofollow trong các trường hợp link ra các trang web không đáng tin hay quảng cáo
  • Thường xuyên kiểm tra và khắc phục các liên kết ngoài bị hỏng để tăng chất lượng trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.

Hệ thống Backlink

Backlink cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm tăng PageRank. Tuy nhiên mỗi Backlink sẽ có giá trị khác nhau, tùy vào Google xem xét đến nhiều yếu tố để xác định giá trị thực của từng Backlink.

Backlink
Backlink cũng là một yếu tố giúp làm tăng PageRank

Một số gợi ý hữu ích giúp tận dụng những Backlink của bạn:

  • Tập trung xây dựng Backlink chất lượng thay vì số lượng với các Domain có PageRank cao trỏ về.
  • Tạo dựng hệ thống Backlink liên quan đến chủ đề URL hoặc của website.
  • Bối cảnh để đặt liên kết (Context) cần khéo léo, phù hợp.
  • Thường xuyên kiểm tra và khắc phục các trang bị hỏng để tránh làm lãng phí “Link Juice” chảy đến từ Backlink.
  • Ngoài ra có thể thông qua các báo mạng chính thống để tăng điểm chất lượng cho web và tăng điểm PageRank. Hoặc bạn có thể mua Guest Post, đặt Backlink ở các trang có PageRank cao để nhận được chia sẻ phần nào điểm PageRank từ trang web đó.

7.4. Phân bổ mật độ từ khóa hiệu quả theo ngữ cảnh

  • Nghiên cứu và chắt lọc từ khóa chính thật cụ thể và có giá trị cho mỗi trang nội dung có thẩm quyền trên website
  • Đặt từ khóa trong tiêu đề chính, tiêu đề phụ, các nhóm thẻ, anchor text và trong URL
  • Mật độ từ khóa nên hợp lý, lý tưởng là khoảng 1-2%, để giữ tính tự nhiên cho nội dung

Có thể thấy, PageRank tuy không còn được công bố công khai nhưng vẫn giữ vai trò nhất định trong nhiều kĩ thuật SEO hiệu quả giúp đem lại lưu lượng truy cập tự nhiên và khách hàng tiềm năng cho một trang web. Hy vọng những chia sẻ của Navee về thuật toán Google PageRank sẽ giúp bạn có thêm giải pháp để cải thiện PageRank và tối ưu website của mình một cách tự nhiên và bền vững nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link