Mất bao lâu để thấy được kết quả từ quá trình SEO?

3
(5)
Mất bao lâu để thấy được kết quả từ quá trình SEO?
Mất bao lâu để thấy được kết quả từ quá trình SEO?

Gần 4,300 người mà Ahrefs đã khảo sát trên 2 nền tảng là LinkedIn và Twitter cho rằng thường mất khoảng 3 – 6 tháng để thấy được kết quả từ quá trình SEO. 

Kết quả cuộc khảo sát gần 4,300 người của Ahrefs
Kết quả cuộc khảo sát gần 4,300 người của Ahrefs

Ngoài ra, Ahrefs cũng có 1 cuộc khảo sát khác dành riêng cho khách hàng của họ trong nhóm Facebook riêng, Ahrefs Insider. Trong 82 người tham gia trả lời, phần lớn cho rằng phải mất tận 6 – 9 tháng mới thấy được thành quả từ quá trình SEO.

Thực tế, không có một khuôn khổ thời gian nào xác định rõ ràng kết quả từ quá trình SEO. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tại sao quá trình SEO lại tốn nhiều thời gian?

Trước tiên bạn phải hiểu rõ, SEO không phải là quảng cáo. Bạn không thể đạt được kết quả mong muốn chỉ bằng việc đổ tiền vào nó. Nếu bạn muốn được xếp hạng 1 cho 1 từ khóa nhất định, bạn cần phải cho Google thấy được kết quả của bạn là tốt nhất. 

Google có 2 kết quả là tự nhiên và trả tiền
Google có 2 kết quả là tự nhiên và trả tiền

Điều này có nghĩa là, việc mất bao lâu để quá trình SEO tạo ra sự khác biệt dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố đáng để xem xét:

1. Website cũ vs Website mới

Về tổng quan, những Website cũ thường có nhiều Backlinks hơn (và tất nhiên, điều này đồng nghĩa là Website cũ sẽ được nhiều Website Authority hơn), nhiều trang hơn, đa dạng về mặt nội dung cũng như từ khóa hơn.

Trong khi đó, cần phải có nhiều nguồn lực và bỏ nhiều nỗ lực để Website mới có thể tăng trưởng nhanh. Sự thật là, một vài người làm SEO còn cho rằng Google sẽ đưa Website mới vào ‘Sandbox’ để ngăn chặn chúng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Thế nên, nếu bạn đang triển khai một Website mới, sẽ mất nhiều thời gian hơn để SEO thể hiện kết quả.

2. Sự cạnh tranh

Bạn nên nhớ, không chỉ có mỗi bạn làm SEO, mà đối thủ của bạn cũng thế. Nếu từ khóa mục tiêu của bạn có mức độ cạnh tranh cao, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xếp hạng với từ khóa đó. 

Ví dụ, Ahrefs muốn xếp hạng từ khóa “SEO”, thế nhưng những trang đang đứng trong trang nhất với từ khóa này có hơn 10 ngàn Backlinks trỏ về:

Những trang đứng top đầu của từ khóa 'SEO' có hơn cả ngàn backlinks
Những trang đứng top đầu của từ khóa ‘SEO’ có hơn cả ngàn backlinks

Thực tế, độ khó từ khóa (Key difficulty – KD) của từ khóa này đạt số điểm cực kỳ cao, 97.

Từ khóa 'SEO' có KD 97 điểm
Từ khóa ‘SEO’ có KD 97 điểm

Ahrefs nhận ra rằng họ sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và nỗ lực nếu họ muốn cạnh tranh với từ khóa “SEO”.

Trong khi đó, việc cạnh tranh với từ khóa “seo for startups” lại dễ dàng hơn nhiều, thành quả là họ đã đạt Top #1 dễ dàng:

Ahrefs đứng top1 với từ khóa 'seo for startups'
Ahrefs đứng top1 với từ khóa ‘seo for startups’

Để tham khảo thêm, từ khóa ‘seo for startups’ có KD đạt 22 điểm, ở mức độ khó trung bình:

Từ khóa ‘seo for startups’ có KD đạt 22 điểm
Từ khóa ‘seo for startups’ có KD đạt 22 điểm

3. Nguồn lực

Đầu tư nguồn lực vào SEO càng nhiều, càng nhanh thấy kết quả.

Ví dụ:

  • Thuê nhiều bạn Content Writer để tạo ra những nội dung chất lượng cho Website.
  • Đầu tư vào các công cụ SEO để giúp bạn làm việc dễ dàng, nhanh và hiệu quả hơn.
  • Xây dựng 1 đội nhóm chuyên về Link Building.

“Không gì là không thể làm được” – “The possibilities are endless”

4. Chiến lược

Có một chiến lược tốt, bạn đã thắng được một nửa trận chiến.

Nếu bạn có một kế hoạch cụ thể về việc bạn sẽ xử lý với những từ khóa mục tiêu, khả năng cao bạn sẽ đạt được kết quả nhanh hơn.

Ví dụ, bạn muốn xếp hạng một cụm nhiều từ khóa quan trọng, nhưng đó là những từ khóa có độ cạnh tranh cao. Bạn sẽ mất vài tháng, thậm chí vài năm để đạt được kết quả nếu bạn đầu tư tất cả nguồn lực vào việc tăng thứ hạng cho cụm từ khóa đó.

Đơn giản hơn, bạn có thể tập trung tăng thứ hạng cho những từ khóa ít cạnh tranh và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Giải pháp này giúp bạn vừa mang lại nhiều lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic) cho Website trong thời gian xây dựng Backlink, Website Authority, và nhiều tài nguyên khác trong tương lai.

5. Triển khai

Một chiến lược SEO sẽ không có ý nghĩa nếu bạn không triển khai sau đó.

Thay vì suy nghĩ giải thích với các bên liên quan rằng liệu SEO có đáng để đầu tư không, bạn cần thực thi liên tục để nhận được kết quả sớm nhất có thể.

Triển khai càng sớm, hiệu quả đến càng nhanh.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3 / 5. Lượt bình chọn: 5

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link