Truyền thông là gì? Vai trò và 9 bước xây dựng truyền thông

5
(1)

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, truyền thông đóng vai trò không thể thiếu trong việc trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, truyền thông còn là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình,… Bài viết sau đây của Navee sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn truyền thông là gì, vai trò của truyền thông trong việc truyền đạt thông tin và cách xây dựng kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp.

1. Truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến hay chia sẻ tin tức giữa các cá nhân hoặc nhóm đối tượng nào đó để giao tiếp, kết nối và tăng cường sự hiểu biết và nhận thức.

Truyền thông là gì
Tìm hiểu bản chất của truyền thông là gì?

Việc truyền thông được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, và truyền thông trực tuyến.

Đây là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Ngoài ra, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về sự kiện, vấn đề xã hội và chính trị, hỗ trợ người dân có được các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp.

Mục đích cơ bản của truyền thông là truyền tải thông tin từ nguồn thông tin đến người nhận, bao gồm thông tin về sự kiện, vấn đề, sản phẩm, dịch vụ, hoặc các nội dung khác mà người gửi muốn chia sẻ. Đồng thời, truyền thông cũng có thể được sử dụng để tạo ảnh hưởng và thuyết phục người khác bằng cách thay đổi quan điểm, chia sẻ thông tin hữu ích, tạo động lực, cảm hứng, tăng cường nhận thức, hoặc tạo hiệu ứng trong công chúng.

Các chức năng cơ bản của truyền thông:

  • Chức năng truyền tải thông tin
  • Chức năng giao tiếp và tương tác
  • Chức năng giáo dục
  • Chức năng giải trí
  • Chức năng kết nối và tạo cộng đồng
  • Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị

2. 9 yếu tố cơ bản cần có trong quá trình truyền thông

Trong quá trình truyền thông, bạn phải đảm bảo ít nhất 9 yếu tố cơ bản sau đây:

  • Người gửi (Sender): Là người gửi thông điệp cho người nhận, thường được coi là nguồn truyền thông ban đầu. Người gửi cần có sự hiểu biết cụ thể về một hoặc nhiều vấn đề và có tính sáng tạo để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
  • Người nhận (Receiver): Là người nhận thông tin do sender gửi đến.
  • Mã hóa (Encoding): Đây là quy trình chuyển đổi ý tưởng và thông điệp thành các biểu tượng, ngôn ngữ hoặc hình ảnh sao cho phù hợp với phương tiện truyền thông được sử dụng.
  • Thông điệp (Message): Là ý tưởng mà mà người gửi muốn truyền đạt. Thông điệp cần phải rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng mục tiêu.
  • Phương tiện truyền thông (Media): Bao gồm các kênh như: radio, internet, mạng xã hội,… có nhiệm vụ truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận.
  • Giải mã (Receiver): Là bên nhận thông điệp mà người gửi muốn truyền tải. 
  • Đáp ứng (Response):  Là những phản ứng, phản hồi của người nhận sau khi tiếp nhận những thông điệp. Yếu tố này bao gồm: hành động, cảm xúc hoặc suy nghĩ.
  • Phản hồi (Feedback): Là một phần của đáp ứng, phản hồi được gửi từ người nhận về người gửi. Đây là thước đo để đánh giá hiệu quả thông điệp và tạo điều kiện để điều chỉnh khi cần thiết.
  • Nhiễu tạp (Noise): Là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông.
9 yếu tố cần có của truyền thông
Những nhân tố bắt buộc phải có trong hệ thống thành phần của truyền thông

Những yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả.

3. Vai trò của truyền thông là gì?

3.1. Đối với nhà nước

  • Truyền đạt thông tin về chính sách đến người dân: Truyền thông hỗ trợ chính phủ trong việc truyền đạt thông tin về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội cũng như luật pháp đến cộng đồng. Đồng thời truyền thông cũng thuyết phục công dân thay đổi những nhận thức chưa đúng đắn và hành xử đúng theo quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ thăm dò ý kiến của người dân: Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ thu thập ý kiến của người dân trước khi ban hành văn bản pháp luật. Điều này giúp điều chỉnh chính sách quản lý của nhà nước sao cho có sự đồng thuận nhất từ phía cộng đồng.
  • Tạo cơ hội phản biện: Truyền thông tạo điều kiện cho các đối tượng trong xã hội phản biện và đưa ra ý kiến phản đối; góp phần duy trì sự minh bạch trong các hoạt động chính trị cùng hành pháp luật.

3.2. Đối với công chúng

  • Cập nhật thông tin: Truyền thông giúp người dân cập nhật thông tin về kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nhanh nhất.
  • Thúc đẩy phát triển cá nhân: Cung cấp thông tin giải trí hay học tập về phong cách sống, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tăng nhận thức của cộng đồng.
  • Ủng hộ các giá trị tích cực: Truyền thông ủng hộ giá trị tích cực và đề xuất phương thức loại bỏ hành vi xấu, góp phần hình thành một xã hội tốt đẹp, văn minh.
  • Phản hồi và bảo vệ quyền lợi: Cho phép người dân phản hồi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ thông qua các phương tiện truyền thông.
Vai trò của truyền thông đối với công chúng
Đối với công chúng, truyền thông khuyến khích những hành vi tốt đẹp, đề cao đạo đức, bài trừ những hành vi xấu trong xã hội.

3.3. Đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

  • Quảng bá sản phẩm và dịch vụ: Truyền thông là công cụ quan trọng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là cách để doanh nghiệp tăng nhận thức về thương hiệu hay sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
  • Tạo nhu cầu tiêu dùng: Truyền thông tạo ra nhu cầu tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ, đồng thời đóng góp tích cực vào nền kinh tế bằng cách tạo ra công ăn việc làm.
  • Phản ánh về chất lượng: Giúp người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Truyền thông giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng truyền thông là cách nhanh nhất để doanh nghiệp tăng nhận thức về thương hiệu và xây dựng tình cảm từ khách hàng, đối tác.

4. Sự khác nhau giữa truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện 

Bạn có tò mò sự khác nhau giữa các loại truyền thông là gì? Hãy cùng Navee theo dõi bảng so sánh sau nhé!

Đặc điểmTruyền thông đại chúngTruyền thông đa phương tiện
Định nghĩaLà quá trình truyền tải thông tin rộng rãi đến một đám đông lớn thông qua các phương tiện như sách báo, tạp chí, truyền hình, radio,…Truyền thông đa phương tiện là quá trình truyền đạt thông tin qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau: truyền thông truyền thống kết hợp với phương tiện truyền thông hiện đại kết hợp công nghệ mới: mạng xã hội, website, podcast,…
Phạm viThường được sử dụng để truyền thông đến đại chúng một cách rộng rãi.Mục tiêu của truyền thông đa phương tiện hướng tới đối tượng mục tiêu cụ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tính tương tácThông tin được truyền tải theo một chiều. Công chúng chỉ tiếp nhận thông tin khi chủ động tìm kiếm. Trong khi đó, doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả. Tính tương tác của truyền thông đa phương tiện khá cao. Thông tin được truyền đạt theo 2 chiều giữa doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu.
Đối tượng mục tiêu có thể tương tác với nội dung truyền thông. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả một cách dễ dàng.
Sự khác nhau giữa truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện.
Sự khác nhau giữa truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện.

5. 10 phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay

Cùng điểm qua 10 phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay trong phần dưới đây nhé! Bạn có thể tham khảo để xây dựng chiến lược sao cho hợp lý với các đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến.

5.1. Mạng xã hội (Social Media)

Mạng xã hội là một trong những phương tiện truyền thông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ, ngày một nhiều nền tảng mạng xã hội xuất hiện: Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok, LinkedIn,… Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng, đối tác và các nhà cung cấp.

Mạng xã hội
Mạng xã hội là một trong phương tiện truyền thông phổ biến nhất.

5.2. Truyền hình

Truyền hình là phương tiện truyền thông truyền thống được nhiều đơn vị sử dụng do khả năng tiếp cận cao với đối tượng mục tiêu. Với sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh với độ phân giải cao giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều dạng nội dung khác nhau.

5.3. Báo chí

Báo chí là phương tiện truyền thông truyền thông có khả năng truyền tải thông tin, tin tức mới nhất về doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, báo chí đã phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức mới, khi người đọc có thể tiếp cận với các thông tin mới nhất chỉ với một vài cú nhấp chuột.

5.4. Trang web và Blog

Trang web và blog là nền tảng trực tuyến cho phép cá nhân và doanh nghiệp chia sẻ thông điệp, kiến thức đồng thời tương tác với độc giả. Được xem là cầu nối giữa nhu cầu thông tin và nguồn cung cấp nội dung chất lượng.

5.5. Email Marketing

Email Marketing là một công cụ hiệu quả để tiếp cận đối tượng mục tiêu, truyền đạt thông điệp một cách cá nhân và tăng tương tác. Được sử dụng rộng rãi trong chiến lược quảng cáo và duy trì mối liên kết với khách hàng.

5.6. Điện thoại di động

Điện thoại di động đang trở thành một ví dụ về phương tiện truyền thông không thể thiếu, giúp người dùng kết nối, chia sẻ thông tin và tiếp cận nội dung mọi lúc, mọi nơi. Ứng dụng, tin nhắn và cuộc gọi đều góp phần làm cho thiết bị này trở thành công cụ đa năng trong truyền thông hàng ngày.

Điện thoại
Sự phổ biến của điện thoại giúp quá trình truyền thông dễ tiếp cận hơn.

5.7. Diễn đàn và các cộng đồng trực tuyến

Diễn đàn và cộng đồng trực tuyến là nơi mọi người thảo luận, chia sẻ ý kiến và tìm kiếm thông tin. Đây là môi trường tương tác sôi nổi, tạo cơ hội giao lưu giữa các thành viên có chung sở thích hoặc quan tâm.

5.8. Video trực tuyến và phát trực tiếp

Video trực tuyến và phát trực tiếp đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho sự sáng tạo và chia sẻ nội dung đa dạng. Các nền tảng như Tiktok, YouTube, Twitch,  Facebook Live cho phép người dùng kết nối với đại chúng qua hình ảnh, âm thanh chân thực.

5.9. Quảng cáo trên Internet

Quảng cáo trên Internet, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo trên mạng xã hội là một phương tiện quan trọng trong khái niệm truyền thông là gì để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Một chiến lược quảng cáo sáng tạo sẽ định hình thương hiệu hiệu quả.

5.10. Ứng dụng trò chơi

Ứng dụng trò chơi không chỉ mang đến giải trí mà còn là một phương tiện truyền thông có tính tương tác cao. Người chơi không chỉ tham gia vào trải nghiệm giải trí mà còn tương tác với cộng đồng và thế giới ảo, tạo ra môi trường độc đáo để truyền tải các thông điệp truyền thông.

6. Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp

Không để bạn đọc phải chờ lâu, sau đây Navee sẽ bật mí lời giải đáp cho thắc mắc các bước xây dựng kế hoạch truyền thông là gì để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Cùng tham khảo nhé!

6.1. Bước 1: Phân tích SWOT

Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Thông qua việc đánh giá năng lực nội bộ và xu hướng xã hội hiện tại, kế hoạch truyền thông có thể tận dụng những cơ hội, đồng thời đối phó hiệu quả với những thách thức.

6.2. Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông là những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp hướng đến thông qua các hoạt động truyền thông. Để đảm bảo hiệu quả, các mục tiêu này cần tuân theo nguyên tắc SMART, bao gồm các yếu tố: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn).

Xác định mục tiêu truyền thông
Để triển khai chiến lược truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần phải thiết lập mục tiêu trước tiên

6.3. Bước 3: Xác định đối tượng cần tiếp cận

Nhận biết và định rõ đối tượng mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp muốn tiếp cận để tạo nên nội dung thông điệp phù hợp.

6.4. Bước 4: Xác định thông điệp truyền thông

Trong quá trình lập kế hoạch truyền thông, việc xác định những thông điệp cốt lõi là vô cùng quan trọng. Những thông điệp này không chỉ phản ánh giá trị và sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp mà còn giúp xác định hướng đi của chiến lược truyền thông.

Để hiệu quả, những thông điệp truyền thông cần được sắp xếp một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Từ đó thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và gửi đi thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc.

6.5. Bước 5: Thiết kế chiến thuật truyền thông

Để thiết kế một chiến thuật truyền thông hiệu quả, điều quan trọng không hẳn là việc lặp đi lặp lại thông điệp mà còn là khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ ngay từ tiếp xúc đầu tiên. Điều này giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của công chúng, tạo ra sự tò mò và khích lệ họ tìm hiểu sâu hơn về thông điệp.

6.6. Bước 6: Lựa chọn kênh truyền thông

Mục tiêu truyền thông đóng vai trò then chốt trong việc quyết định đến việc lựa chọn kênh truyền thông. Mỗi kênh truyền thông có ưu điểm và đặc điểm riêng, phù hợp với các mục tiêu khác nhau của chiến dịch truyền thông.

Ví dụ, để tăng nhận thức về thương hiệu, các kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí sẽ là lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, để thúc đẩy doanh số bán hàng, các kênh truyền thông trực tiếp như marketing qua email, marketing qua điện thoại có thể hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lựa kênh truyền thông phù hợp nhất với mục tiêu truyền thông của mình để đạt được kết quả mong muốn.

Lựa chọn kênh truyền thông
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với thương hiệu

6.7. Bước 7: Xác định ngân sách và chiến thuật truyền thông

Thông thường, ngân sách truyền thông thường được xác định dựa trên phần trăm nhất định của doanh thu hoặc tổng chi phí marketing của doanh nghiệp.

6.8. Bước 8: Thiết lập Timeline

Sau khi xác định các hoạt động truyền thông cần thực hiện, bước tiếp theo là định rõ thời gian thực hiện cho mỗi hoạt động. Việc này nhằm để đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng tiến độ và đạt được hiệu quả mong muốn.

6.9. Bước 9: Đo lường hiệu suất và báo cáo

Việc đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng kế hoạch. Điều này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu quả chiến dịch so với các mục tiêu đã đề ra.

Bằng cách đo lường kết quả, doanh nghiệp có thể nhận biết được những điểm mạnh và yếu của chiến dịch để có được sự điều chỉnh phù hợp.

Hy vọng qua bài viết trên của Navee đã giúp độc giả hiểu được truyền thông là gì. Với 9 bước xây dựng chiến lược truyền thông mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn có thể tự tin định hình sự thành công của doanh nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay hôm nay để khám phá sức mạnh của truyền thông và tạo nên tương lai mới cho doanh nghiệp của bạn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link