Cách kể một câu chuyện thương hiệu chạm tới khách hàng

5
(2)

Sự truyền tải sứ mệnh, thông điệp của thương hiệu là một thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp. Một câu chuyện thương hiệu hay cần chạm đến và gắn kết cảm xúc của người đọc. Hiểu được điều đó, Navee sẽ cùng bạn tìm hiểu cách thức để xây dựng nên một câu chuyện ấn tượng. 

Chia sẻ cách tạo nên câu chuyện thương hiệu 
Cùng Navee tìm hiểu cách thức kể một câu chuyện thương hiệu chạm đến khách hàng hiệu quả

1. Câu chuyện thương hiệu (Brand story) là gì?

Câu chuyện thương hiệu chính là một câu chuyện kể về chính thương hiệu của bạn. Trong đó bao gồm bao gồm lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm/dịch vụ,… Thông qua câu chuyện đó, khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn và tạo ra sự kết nối cảm xúc với thương hiệu.

Brand story cần được sử dụng một cách nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông của thương hiệu, bao gồm website, mạng xã hội, email marketing,… Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu một cách nhất quán sẽ giúp củng cố nhận thức về thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Ngoài ra, câu chuyện thương hiệu cần phải được kể cần được kể một cách chân thực, hấp dẫn và truyền cảm hứng. Nếu câu chuyện của bạn nhận được sự đồng cảm từ phía khách hàng. Điều này sẽ giúp giữ họ ở lại lâu hơn trên kênh truyền thông để đọc và tìm hiểu. Đây cũng chính là nguồn khách hàng trung thành sắp tới. 

2. Tại sao việc kể câu chuyện thương hiệu lại quan trọng?

Từ những thông tin trên, chúng ta đã hiểu được câu chuyện thương hiệu là gì. Ngay sau đây, hãy cùng Navee khám phá những lợi ích mà doanh nghiệp nếu biết cách xây dựng brand story hiệu quả.

Tầm quan trọng của câu chuyện thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu không chỉ để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn để tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng.

Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp. Khi đã hiểu rõ được sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đồng cảm và kết nối với thương hiệu. Đồng thời, có nhiều khả năng họ sẽ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, brand story cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế khác biệt trên thị trường. Khi khách hàng có thể đồng cảm với câu chuyện thương hiệu, họ sẽ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.

Không những thế, khi chia sẻ câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp có thể cho khách hàng thấy rằng mình là một thương hiệu đáng tin cậy và có thể mang lại giá trị cho khách hàng. Lúc này, doanh nghiệp dễ dàng biến khách hàng tiềm năng của mình thành những vị khách trung thành của thương hiệu.

3. Các yếu tố tạo nên một câu chuyện hay cho thương hiệu

Một câu chuyện thương hiệu hay không thể thiếu được các yếu tố sau: 

3.1. Kết nối quan hệ và tạo sự đồng cảm

Thông thường những câu chuyện thương hiệu sẽ không tập trung quá nhiều đến công ty hay sản phẩm. Bạn có thể hiểu là chúng ta không cố bán hàng. Thay vào đó, câu chuyện cần hướng đến việc khơi gợi sự đồng cảm với khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

Kết nối quan hệ và tạo sự đồng cảm
Kết nối quan hệ và tạo sự đồng cảm là yếu tố then chốt của một câu chuyện thương hiệu thành công.

Chúng ta sẽ cùng lấy một ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Coca-Cola. Thương hiệu này đã kết nối được với người tiêu dùng trong suốt hai thập niên 1980 và 1990. Họ thông qua các phim quảng cáo với sự sáng tạo không ngừng nghỉ. 

Câu chuyện không phải từ một lon nước giải khát mà là hiệu ứng thần kỳ đến từ chiếc lon màu đỏ. Hay những cảm xúc khi được ăn mừng, chia sẻ với bạn bè vào mùa giáng sinh. Những chủ đề này giúp kết nối đến đối tượng khách hàng một cách sâu sắc hơn. Nhờ vậy mà có thể dẫn dắt được người tiêu dùng trở thành một phần không thể thiếu của thương hiệu. 

3.2. Sự gắn kết 

Trong thời đại hiện nay việc xây dựng một câu chuyện giàu cảm xúc không phải là tất cả. Thực tế đã cho thấy thương hiệu còn không kiểm soát được câu chuyện của chính họ. Người tiêu dùng hay người đọc mới chính là người kể chuyện.

Những người này hình thành nên câu chuyện và đại diện cho thương hiệu, nhận thức thương hiệu. Vậy nên, yếu tố quan trọng đó là để những khán giả của mình bước vào câu chuyện và trở thành người ủng hộ thương hiệu. Vì mục tiêu sau cùng mà bạn hướng đến đó là gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. 

3.3. Yếu tố tiềm ẩn: tính phổ quát 

Một số thương hiệu hiện nay đang gặp trở ngại khi muốn mở rộng thị trường tới nhiều quốc gia trên thế giới. Thương hiệu muốn làm được điều đó cần phải tìm được cho mình chủ đề mang tính phổ quát để có thể phá vỡ đi rào cản về văn hóa.

Như chúng ta đã thấy các thương hiệu như Nike, Apple đã tập trung vào các giá trị phổ quát vượt qua được cả không gian, văn hóa, địa lý, thế hệ. Nhờ vậy mà họ đã trở thành thương hiệu toàn cầu. Vậy nên, thương hiệu cần tìm cho mình một giá trị phổ quát để có thể làm trọng tâm kết nối với khán giả. 

yếu tố cần thiết khi xây dựng câu chuyện thương hiệu 
Những yếu tố cần thiết khi xây dựng câu chuyện thương hiệu 

4. Các bước xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, đặc sắc

Để xây dựng thành một câu chuyện thương hiệu mang nét đặc sắc riêng, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

4.1. Từ thực tế cho đến câu chuyện 

Đầu tiên, một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn phải được bắt nguồn từ các chất liệu thực tế. Ngoài ra, các thông tin cần liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu. Một số mẹo giúp có bạn lên ý tưởng brand storytelling như:

  • Hãy xác định rõ ràng các vấn đề hay khó khăn trong thực tế mà khách hàng của bạn gặp phải. 
  • Cần tham khảo, tìm hiểu những case-study và tiến hành lên ý tưởng từ chính những câu chuyện của khách hàng. 
  • Một nền tảng tốt nhất để có thể xây dựng lên câu chuyện chân thực đó là chúng ta cần viết về người dùng. Dựa vào đó để thu thập các thông tin cần thiết như thói quen, hành vi,…Điều này có thể dựa vào các cuộc khảo sát, phản hồi hay data từ bộ phận bán hàng.

4.2. Xác định được điểm mạnh

Trong câu chuyện của thương hiệu, nhân vật chính là một anh hùng vì có thể xử lý được các vấn đề của mình hay những người xung quanh qua sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên, bạn muoons thiết kế nhân vật trung tâm cần phản ánh được chính người mua thông qua hình tượng này về nhu cầu, động cơ, thái độ, cảm xúc,…

Kết quả mà mà chúng ta nhận được đó là khách hàng nhìn thấy chính mình trong câu chuyện đó. Họ sẽ cảm thấy đồng cảm và thuyết phục để mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Không những vậy, chúng sẽ đặc biệt hữu hiệu khi áp dụng vào các nội dung trên website bán hàng.

Xây dựng nhân vật anh hùng
Xây dựng nhân vật anh hùng trong câu chuyện thương hiệu

4.3. Cách giải quyết vấn đề 

Trong câu chuyện thương hiệu, nhân vật trung tâm sẽ có mục tiêu như thế nào. Mục tiêu đó sẽ được chạy xuyên suốt và đóng vai trò quan trọng làm nền tảng của câu chuyện. Đây cũng chính là những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng. 

Khi đã xác định được mục tiêu, nhân vật thì chúng ta cần biết làm gì để hành trình này xảy ra. Tiến hành vẽ lại hành trình đó chính là cách xây dựng lên sườn cho story. 

4.4. Đẩy vấn đề lên thành cao trào

Một câu chuyện thú vị sẽ không thể thiếu được cao trào. Đó chính là những nút thắt giúp đẩy mâu thuẫn hay khó khăn của nhân vật trung tâm lên thành đỉnh điểm. Điều đó khiến cho họ cảm thấy bế tắc trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cao trào giúp cho hành trình đạt được mục tiêu cuối cùng của nhân vật trở nên hấp dẫn hơn. 

Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ lấy ví dụ về một công ty phần mềm phân tích dữ liệu. Như vậy, những nút thắt mà nhân vật có thể gặp phải như:

  • Nguồn ngân sách của công ty hạn hẹp. 
  • Các giải pháp được đưa ra quá phúc tạp. 
  • Các lãnh đạo công ty không thống nhất ủng hộ việc sử dụng phần mềm. 

4.5. Các yếu tố thú vị 

Nếu muốn câu chuyện được thêm sinh động hơn ngoài các xung đột cao trào thì cần các yếu tố thú vị, giải trí. Bạn có thể hướng đến sự tương tác của nhân vật đến những yếu tố xung quanh để giúp câu chuyện trở nên hồi hộp, hấp dẫn. Một gợi ý hay cho chúng ta đó là cường điệu sự nghiêm trọng vấn đề hoặc thêm yếu tố hài hước. 

4.6. Thay đổi tư duy 

Nhân vật trong câu chuyện cần thay đổi nhận thức khi đi đến hồi kết. Trong khi xung đột bị đẩy lên cao trào, nhân vật sẽ có những cảm xúc khác nhau như tức giận, thất vọng, muốn bỏ cuộc,… Điều này sẽ được thay đổi khi họ chạm được đến mục tiêu của mình. Sự thay đổi của các nhân vật chính là chìa khóa giúp câu chuyện trở nên ý nghĩa hơn. 

4.7. Kết thúc có hậu

Sau khi trải qua một hành trình gian nan và đầy thách thức thì nhân vật cuối cùng đã đạt được mục tiêu của mình. Họ làm được điều này là nhờ vào việc tìm ra giải pháp chính là thương hiệu của bạn. 

Tuy nhiên, bạn không nên thần thánh hóa sản phẩm của mình vào thời điểm này. Bạn hãy làm nổi bật nên lý do vì sao sản phẩm, dịch vụ của mình lại là sự lựa chọn tốt nhất cho nhân vật. 

Bí quyết kể chuyện hiệu quả
Bí quyết kể câu chuyện thương hiệu hiệu quả, chạm tới cảm xúc người đọc

5. Các ví dụ nổi bật về câu chuyện thương hiệu

Để hiểu hơn bạn có thể tham khảo những ví dụ về câu chuyện thương hiệu sau: 

5.1. Grado Labs

Grado Labs được biết đến là một doanh nghiệp gia đình chuyên cung cấp về các sản phẩm tai nghe, thiết bị âm thanh tại Mỹ. Doanh nghiệp này nổi tiếng lâu đời và các sản phẩm của họ được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. 

Trái ngược với xu hướng quảng bá rầm rộ của nhiều thương hiệu khác, Grado Labs chọn cách tiếp cận khách hàng riêng biệt, tập trung vào giá trị cốt lõi và trải nghiệm âm thanh tuyệt đỉnh để truyền tải câu chuyện thương hiệu của họ.

Tình huống: Trong cuộc sống, âm nhạc là một phần tất yếu và nếu thiếu đi nó thì cuộc đời này sẽ mất đi các mảng màu rực rỡ. Grado Labs tin rằng với chất lượng của các sản phẩm mang đến sẽ giúp quý khách có được trải nghiệm thoải mái, dễ chịu.

Nút thắt: Trong khi trên thị trường các doanh nghiệp chi tiền khủng để quảng cáo, thiết kế sản phẩm,… Vậy điều gì khiến Grado Labs không chạy theo điều này?

Giải pháp: Grado Labs luôn đề cao những giá trị cốt lõi như sự đam mê âm nhạc, chất lượng thủ công và trải nghiệm âm thanh chân thực. Họ không chạy theo xu hướng thị trường hay quảng bá rầm rộ mà thay vào đó, tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của những người yêu âm nhạc thực thụ.

5.2. Apple, 1984

Steve Jobs chính là người sáng lập lên thương hiệu Apple và nổi tiếng với câu nói “Thà làm cướp biển còn hơn gia nhập hải quân”. Chính tư duy này đã ảnh hưởng đến các sự kiện ra mắt quan trọng của thương hiệu này. 

Quảng cáo Super Bowl năm 1984 của Apple được tạo bởi đại lý TBWA/Chiat/Day và đạo diễn Ridley Scott. Họ đã đưa Apple vào tầm nhìn trong sự kiện tại Super Bowl. Tuy là một trong những quảng cáo mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử truyền hình nhưng quảng cáo này lại gây ra nhiều tranh cãi bởi chi phí của quảng cáo lên tới 650.000 USD, một con số khổng lồ lúc bấy giờ.

Mặc dù chỉ được phát sóng một vài lần, “1984” đã tạo nên tiếng vang lớn và trở thành một trong những quảng cáo được ghi nhớ nhất mọi thời đại. Quảng cáo này đã giúp Apple thu hút sự chú ý của công chúng và định vị thương hiệu như một công ty đổi mới và táo bạo.

Tại sao lại mang đến hiệu quả: Nội dung của quảng cáo đã thể hiện sự khác biệt của Apple. Những người sáng lập doanh nghiệp đã quyết định bỏ qua các cuộc thử nghiệm mà trực tiếp phát sóng quảng cáo. Sự mạo hiểm này đã được đền đáp bằng một chiến dịch marketing thành công vang dội và góp phần tạo nên huyền thoại Apple.

Câu chuyện thương hiệu của Apple
Ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Apple

Những câu chuyện thương hiệu xuất sắc thường sẽ chứa đựng trong đó nhiều cảm xúc và được xây dựng một cách vô cùng khéo léo. Với những chia sẻ từ Navee qua bài viết, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tạo nên một câu chuyện hay cho thương hiệu của mình. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link