Thương hiệu 4.0 là gì? Doanh nghiệp cần biết gì khi xây dựng thương hiệu trong thời đại 4.0

3.7
(3)

Trong quá khứ, một thương hiệu truyền thống thường chỉ là một đối tượng cá thể, một khái niệm riêng biệt. Trong đó, bạn, chủ của thương hiệu mới có quyền có mối quan hệ với thương hiệu của mình. Song, cách nghĩ này đã lạc hậu và không còn có thể áp dụng trên các thương hiệu 4.0. Thương hiệu giữa xu hướng công nghệ số hiện nay phải là một mối quan hệ rộng mở.

Thương hiệu truyền thống chỉ tập trung vào đối tượng cụ thể, riêng biệt
Thương hiệu truyền thống chỉ tập trung vào đối tượng cụ thể, riêng biệt

Bạn biết gì về thương hiệu 4.0, cùng Navee tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để có cái nhìn mới mẻ hơn nhé!

 1. Thương hiệu 4.0 là gì?

Thương hiệu 4.0 xác định nhiều mối quan hệ đa dạng hơn thương hiệu 1.0 hay 2.0, 3.0
Thương hiệu 4.0 xác định nhiều mối quan hệ đa dạng hơn thương hiệu 1.0 hay 2.0, 3.0

Trước khi đi tìm hiểu về khái niệm thương hiệu thời 4.0, chúng ta cần quay về quá khứ một chút để đánh giá một thương hiệu đơn thuần. Điều này sẽ giúp bạn nhận định rõ hơn dựa trên cơ sở so sánh 2 khái niệm được nêu ra. Cụ thể như sau:

Đầu tiên hết, thương hiệu ra đời đơn giản chỉ là một dấu hiệu nhận biết. Chẳng hạn như một người chủ nông trại chăn nuôi sẽ đánh dấu đàn gia súc của mình bằng ký hiệu riêng để khẳng định quyền sở hữu.

Xã hội phát triển hơn một chút, mô hình thương hiệu này được cải thiện hơn với định nghĩa thương hiệu là một cái tên, một hình ảnh, thiết kế hay biểu tưởng, bất cứ tính nào nào xác định được sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu đó cho thấy sự khách biệt với thương hiệu khác. Theo quan điểm này, hiểu nôm na là, thương hiệu dùng để chỉ những thứ mà chủ sở hữu của nó đã tạo ra.

Trong thời kỳ tiếp theo, thương hiệu chuyển từ một tính năng sản phẩm sang nhận thức. Tức là nó đang chuyển mình dần từ một đối tượng được sở hữu sang một ý tưởng, còn gọi là thương hiệu 2.0. Lúc này, thuật ngữ thương hiệu không còn là thứ bạn tạo ra nữa mà đã là thứ bạn có thể kiểm soát.

Sau đó, thương hiệu 3.0 ra đời, nó biến khái niệm này trở thành một thứ mà bạn có thể kiểm soát, truyền tải đến khách hàng vào thời điểm nhất định chứ không còn là thứ bạn quản lý theo thời gian nữa, các thương hiệu nên tập trung vào trải nghiệm của khách hàng hơn.

Cuối cùng, đến thời đại ngày nay, thương hiệu 4.0 lại là khái niệm bao hàm tất cả. Nó là một sự sáng tạo, là ý tưởng và có mối quan hệ rộng lớn giữa chủ sở hữu lẫn người tiêu dùng. Thương hiệu ở thời đại 4.0 là sự quan sát, nhận thức lẫn trải nghiệm.

2. Hiệu quả của thương hiệu 4.0 trong xây dựng nhận thức khách hàng

Thương hiệu 4.0 làm cho nhận thức của khách hàng thay đổi nhiều hơn, chứ không chỉ bị động một chiều nữa
Thương hiệu 4.0 làm cho nhận thức của khách hàng thay đổi nhiều hơn, chứ không chỉ bị động một chiều nữa

Hiệu quả của thương hiệu 4.0 trong xây dựng nhận thức của khách hàng thể hiện vô cùng rõ rệt.

Đầu tiên, nhận thức của khách hàng không còn nghĩ thương hiệu là một mối quan hệ mặc định, một chiều giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng nữa. Giờ đây, mối quan hệ này phải đối xứng và đa chiều hơn, công ty không chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ và khách hàng không chỉ sử dụng nó là xong.

Ví dụ về sự thay đổi trong nhận thức này rõ ràng nhất như sau:

Một khách sạn hoạt động trong quá khứ chỉ với một vai trò là chủ thương hiệu và cung cấp phòng ốc cho khách hàng. Đó là quan hệ một chiều, không đối xứng, chỉ là một sự giao dịch bình thường, không hơn không kém.

Nhưng, giữa thời đại 4.0 này, mô hình một chiều không còn hiệu quả nữa, khách sạn không chỉ cung cấp phòng ốc mà còn là dịch vụ phục vụ cho trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, khách hàng sẽ có vai trò sử dụng dịch vụ và đưa ra những đánh giá về trải nghiệm đó. Đây chính là mối quan hệ đa chiều, đối xứng và có sự hợp tác qua lại lẫn nhau.

Ngành dịch vụ vận tải, cho thuê xe, Taxi và dịch vụ cho thuê xe hoạt động với mô hình tài xế và hành khách ngày xưa ở thời 2.0, 3.0 cũng chỉ đơn giản là cho thuê và người thuê một chiều, không đối xứng và giao dịch đơn thuần.

Nhưng, từ khi 2 hãng xe lớn như Uber và Lyft ra đời đã tạo nên sự khác biệt. Họ đã biến mối quan hệ này thành quan hệ 2 chiều, thay đổi nhận thức của người dùng lẫn tài xế, biến họ trở thành bạn bè của nhau.

Việc thuê xe, gọi xe giờ đây đã không còn đơn giản là giao dịch nữa mà là sự chia sẻ trải nghiệm thú vị giữa hành khách với tài xế. Người tài xế đáp ứng nhu cầu về lịch trình cho khách hàng để kiếm thêm thu nhập, còn hành khách thì đánh giá những trải nghiệm của mình khi ngồi trên hãng xe này.

3. Nhãn hàng thay đổi chiến thuật tiếp cận khách hàng trong thời đại 4.0

Nhãn hàng cần thay đổi chiến thuật tiếp cận khách hàng trong thời đại 4.0
Nhãn hàng cần thay đổi chiến thuật tiếp cận khách hàng trong thời đại 4.0

Những người làm thương hiệu cũ có thể dễ dàng nhận thấy một số điểm tương đồng giữa 2 cách tiếp cận này. Tuy nhiên, thương hiệu 4.0 có sự khác biệt là tập trung vào những mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu hơn thay vì chỉ chăm chăm vào thuộc tính giao dịch.

Theo kiểu cũ, Nike chính là anh hùng, thương hiệu này chỉ tập trung vào sự chiến thắng, thành công. Thế nhưng, Nike còn được mô tả tốt nhất là mối quan hệ giữa huấn luyện viên và vận động viên theo quan điểm, nhận thức mới.

Các nhãn hàng theo đó sẽ có cơ hội thay đổi, xác định lại vai trò của thương hiệu mình trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, phương tiện truyền thông không còn được định nghĩa là Tivi, truyền hình mà là mối quan hệ giữa đài truyền hình và người xem trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe không đơn thuần là của bác sĩ nữa mà được xác định bởi cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.

Nói chung, các nhãn hàng trong thời đại công nghệ 4.0 nên nghĩ về mối quan hệ giữa thương hiệu mình với khách hàng ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, bạn còn phải nghĩ về các mối quan hệ khác bên ngoài xã hội nữa để điều hướng về tính đối xứng của các vai trò. 

Một chiến lược khác nữa là làm ngược lại, các thương hiệu nên bắt đầu xác định mối quan hệ mình muốn có. Bạn hãy nghĩ về những giá trị cũng như lợi ích của sản phẩm mà mình tạo ra. Sau đó, bạn hình dung đến những mối quan hệ có thể mang lại lợi ích, giá trị đó. 

Ví dụ, độ cảm biến nhiệt độ Nest sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ theo mong muốn, ý thích của bạn. Đồng thời, nó sẽ dò khói hướng dẫn bạn di chuyển đến nơi đảm bảo an toàn trong trường hợp bạn gặp hỏa hoạn. 

Thay vì bạn nhận thức nó chỉ là một mối quan hệ giữa nhà sản xuất thiết bị với người mua. Thì giờ đây, bạn có thể nghĩ về lợi ích mà nó mang lại, Nest có thể tạo ra vai trò của thương hiệu, trở thành thành viên trong gia đình bạn, luôn luôn thường trực chăm sóc và bảo vệ an toàn cho cả gia đình bạn.

4. Thực trạng doanh nghiệp Việt khi đối mặt với sự chuyển biến trong hành trình nhận thức của người tiêu dùng

Hầu hết các doanh nghiệp Việt vẫn còn ở giai đoạn thương hiệu 2.0 3.0 chuẩn bị lên thương hiệu 4.0
Hầu hết các doanh nghiệp Việt vẫn còn ở giai đoạn thương hiệu 2.0 3.0 chuẩn bị lên thương hiệu 4.0

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay đều đang ở giai đoạn là thương hiệu 2.0 và 3.0. Họ đang chuyển từ trạng thái sản phẩm sang giải pháp cho người mua, chuyển dần từ giá cả thành chi phí mà khách hàng phải chi trả khi mua sản phẩm. Đồng thời, họ cũng chuyển đổi từ việc phân phối địa điểm sang việc làm thế nào để khách hàng thuận tiện hơn trong mua bán, từ quảng cao sang khuyến mãi để kết nối tốt hơn với khách hàng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp hiện đang ở giai đoạn thương hiệu 1.0, thậm chí là còn chưa làm tốt được vai trò của mình. 

Thương hiệu 4.0 hiện nay sẽ tập trung vào việc sáng tạo, lôi kéo khách hàng vào quá trình sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Từ hầu hết các doanh nghiệp Việt đang ở giai đoạn tập trung vào quảng cáo, quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, sang thời đại này, họ sẽ chuyển dần sang làm sao để tiếp cận khách hàng, chú trọng vào các giai đoạn khuyến mãi.

5. Kết luận

Như vậy, bài viết này Navee đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm thương hiệu 4.0 cũng như thực trạng hiện tại của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng, thời đại 4.0 sẽ mang đến cho các nhãn hàng lợi ích to lớn hơn từ việc xây dựng mối quan hệ rộng mở. Hy vọng trong tương lai không xa, các doanh nghiệp Việt sẽ chuyển dần sang giai đoạn 4.0 này để phát triển tốt hơn và bền vững hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3.7 / 5. Lượt bình chọn: 3

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link