Ứng Dụng Performance Marketing Vào Chiến Lược Digital Marketing

5
(1)

Để đo lường chính xác hiệu quả của chi phí đã bỏ ra cho các chiến lược Digital Marketing. Việc ứng dụng Performance Marketing là một cách vô cùng hữu hiệu.

Ngày nay, chiến lược Digital Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện là một chuyện, chiến lược đó có mang lại hiệu quả hay không lại là một vấn đề khác. Hiện nay, vẫn còn không ít các Marketers đang gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả của chi phí bỏ ra cho chiến lược Digital Marketing. Và để giúp bạn giải quyết vấn đề này, NAVEE sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Performance Marketing – phương pháp đo lường chuyên sâu và hiệu quả.

Performance Marketing là gì?

Performance Marketing là một phần quan trọng trọng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp. Đây là cách để triển khai các hoạt động Marketing với mục tiêu mang lại hiệu quả doanh số rõ rệt.

Performance Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp
Performance Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp

Khái niệm về Performance Marketing

Performance Marketing hay còn được gọi là Performance – Based Marketing. Bạn có thể hiểu đây là tư duy Marketing chỉ trả tiền cho các quảng cáo có thể đo lường được. Ví dụ như: Lượt truy cập, số lượt xem, Click, lượng tương tác, số đơn hàng mang lại… thông qua việc chạy quảng cáo.

Bằng việc sử dụng công cụ đo lường và các kỹ thuật. Bạn sẽ chủ động hơn trong việc tương tác với các dạng quảng cáo kỹ thuật số. Đồng thời, điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình để đạt được kết quả tốt hơn. Nhờ những số liệu đo lường được nhờ Performance Marketing. Từ đó, tối ưu hóa lợi ích đạt được.

Đặc điểm của Performance Marketing

Một số đặc trưng nổi bật của Performance Marketing có thể kể đến như:

  • Measurable – đo đếm được: Hiệu quả và kết quả khi thực hiện chiến lược Digital Marketing đều được đo lường một cách chi tiết.
  • Optimized – có thể tối ưu hoá: Thông qua số liệu đo lường được cho phép bạn cân nhắc và thay đổi một số yếu tố về: ngân sách, cách thực hiện, tiếp cận đối tượng tiềm năng… để tối ưu được hiệu quả đạt được.
  • Opportunity Being Leveraged – Tận dụng cơ hội: Khi chạy quảng cáo, bạn có thể nhận thấy những cơ hội. Hãy tận dụng chúng bằng cách kế thừa các Insights và số liệu từ những chiến dịch trước.

Những ai có thể sử dụng Performance Marketing

Dù doanh nghiệp đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Từ bán lẻ, bán sỉ hay trung gian, quảng cáo, là tập đoàn đa quốc gia hay chỉ là một doanh nghiệp địa phương. Bạn đều có thể áp dụng Performance Marketing cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là chiến lược Digital Marketing để tối ưu hóa về mặt chi phí và hiệu quả mang lại.

Vai trò của Performance Marketing đối với chiến lược Digital Marketing

Ngày nay, quá trình mua hàng của người dùng ngày một phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tiếp cận và thu hút chỉ thông qua một vài điểm chạm nhất định dường như không còn hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần một chiến lược cụ thể để đưa thông điệp của mình đến với đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và đúng thời điểm.

Theo một nghiên cứu gần đây, 70% khách hàng tin tưởng vào những đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực hoặc người có sức ảnh hưởng trước khi mua hàng. Bên cạnh đó, theo Business Insider, 74% người tiêu dùng cho biết họ truy cập 2 – 3 Website trước khi quyết định mua hàng, 16% truy cập vào nhiều hơn 4 Website. Dễ dàng nhận thấy, khách hàng đã không còn bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận người dùng.

Khi thực hiện chiến lược Digital Marketing, ngoài mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng doanh số. Thì việc thu thập dữ liệu khách hàng cũng hết sức quan trọng. Với Performance Marketing, bạn có thể dùng các dữ liệu khách hàng do Publisher thu được. Chẳng hạn như các kênh Digital Marketing có thể đem lại nhiều khách hàng nhất cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đầu tư thêm ngân sách cho các kênh mang lại hiệu quả thực sự.

Những yếu tố để thành công trong Performance Marketing hiện nay

Để ứng dụng thành công Performance Marketing trong các chiến lược Digital Marketing. Bạn cần chú ý đến 3 yếu tố chính sau đây:

  • Media – Các kênh quảng cáo
  • People – Yếu tố con người
  • Technology – Công nghệ

Media – Các kênh quảng cáo

Media là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên hiệu quả khi chạy Performance Marketing. Tuy vậy, đây không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng truy cập và trả phí để quảng cáo trên Google, Facebook và rất nhiều nền tảng khác. Có thể nói, trong 3 yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Performance Marketing trong chiến lược Digital Marketing. Media là yếu tố mà đa số các doanh nghiệp có thể đáp ứng được.

Media là yếu tố mà doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng để thực hiện Performance Marketing hiệu quả
Media là yếu tố mà doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng để thực hiện Performance Marketing hiệu quả

People – Yếu tố con người

Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của Performance Marketing
Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của Performance Marketing

People – Yếu tố con người hay Expertise. Đây được hiểu là kiến thức, chuyên môn, là kỹ năng trong quá trình vận hành và quản lý việc thực hiện Performance Marketing. Ở đây có 3 loại chính mà bạn cần quan tâm :

  • Vertical/Industry Expertise: Được hiểu là kiến thức chuyên môn của từng lĩnh vực mà bạn đang áp dụng để chạy chiến dịch Performance Marketing. Tùy từng lĩnh vực, các doanh nghiệp sẽ có những Insight và dữ liệu khách hàng khác nhau. Nó ảnh hưởng đến việc tiếp cận và vận hành chiến lược Digital Marketing.
  • Channel Expertise: Kiến thức đặc thù liên quan đến các kênh quảng cáo. Mỗi kênh quảng cáo khác nhau sẽ có sự khác biệt về đấu giá, phân phối quảng cáo, cách chấm điểm, xếp hạng quảng cáo. Đối với mỗi nền tảng quảng cáo, sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Là người vận hành, bạn cần hiểu rõ những cơ chế, đặc điểm này Performance Marketing đặt được hiệu quả tốt nhất.
  • Optimization Expertise: Các kiến thức cần thiết cho việc tối ưu hóa quảng cáo. Bạn cần hiểu rõ về các chỉ số mà mình muốn tối ưu. Và biết được đâu là yếu tố ảnh hưởng đến những yếu tố này. Có kiến thức về mô hình phân bổ ngân sách, mô hình điều chỉnh giá Bidding để xây dựng các nguyên tắc kết hợp với nhau. Từ đó có thể đưa ra những quyết định cụ thể cho từng tình huống.

Technology – Công nghệ

Công nghệ hỗ trợ cho yếu tố con người trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn
Công nghệ hỗ trợ cho yếu tố con người trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn

Công nghệ có thể giúp yếu tố People trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Nó giúp cho bạn tiết kiệm phần lớn thời gian và công sức cung như chi phí mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả với một số ưu điểm như:

  • Automation (Tự động hóa): Ứng dụng những tiến bộ của công nghệ có thể giúp bạn tự động hóa những công việc đơn giản, những quy trình thường xuyên lặp đi lặp lại. Hoặc các Quy trình công việc đã được ấn định cụ thể và không thể thay đổi.
  • Machine Learning (Trí tuệ nhân tạo): Sử dụng công nghệ để đọc hiểu và xử lý nguồn dữ liệu thu thập được. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm ra những hình thức, quy luật trong quá trình thực hiện các chiến lược Digital Marketing. Từ đó, đưa ra thay đổi phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả.

Ngoài hai tính năng tuyệt vời kể trên., công nghệ còn được ứng dụng để tạo ra rất nhiều công cụ khác nhau phục vụ cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: Personalization – Cá nhân hóa, Retargeting – Tiếp thị lại…

Tổng hợp

Trong ba yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Performance Marketing, Media là yếu tố mà bạn có thể dễ dàng có được nhất. Tuy vậy, People và Technology lại khó hơn rất nhiều. Nhất là đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để sở hữu một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm về lĩnh vực, am hiểu các kênh Digital Marketing và tối ưu hóa chúng là một việc rất khó.

Hầu như chỉ có những công ty lớn, đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử và có tiềm lực tài chính mạnh mới đáp ứng được điều này. Về công nghệ, thì doanh nghiệp mạnh về tài chính mới đủ sức để đầu tư và sử dụng những công cụ, nền tảng tốt nhất hiện nay.

Kết luận

Với sự đòi hỏi cao về công nghệ và con người, rất nhiều doanh nghiệp không thể áp dụng Performance Marketing một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, việc tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ Digital Marketing chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Ở đó có đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đối với lĩnh vực. Có thể giúp bạn thực hiện các chiến lược Digital Marketing một cách bài bản và hiệu quả. Đồng thời có giải pháp đo lường kết quả của chiến dịch cụ thể và chính xác nhất.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Performance Marketing. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về Performance Marketing hay Digital Marketing. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với NAVEE để được giải đáp và tư vấn tận tình nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link