Chỉ số CPS là gì? Cách tối ưu chi phí CPS cho doanh nghiệp

5
(3)

CPS đang được đánh giá là một trong những hình thức thanh toán quảng cáo vô cùng tối ưu và hiệu quả đối với ngành Marketing hiện nay. Với việc các nền tảng xã hội xuất hiện ngày càng dày đặc và phổ biến, bên cạnh đó là sự phát triển công nghệ vô cùng lớn mạnh, mỗi ngày đã có hơn hàng ngàn lượt truy cập, vì vậy mà hình thức CPS Marketing cũng phát triển theo. Có lẽ CPS đã không còn quá xa lạ với đại đa số những người làm Marketing, bởi đây là chiến lược và là công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy CPS là gì? Cùng Navee tìm hiểu về công cụ này nhé!

1. CPS là gì 

CPS là viết tắt của cụm từ Cost Per Sale. Đây là phương thức thanh toán chi phí quảng cáo dựa trên doanh thu bán hàng thực tế. CPS là quá trình diễn ra từ lúc khách hàng ấn nhấp vào đường Link dẫn đến quảng cáo mà họ có nhu cầu muốn xem, sau đó họ sẽ điền thông tin mua hàng, nhận hàng và cuối cùng là thanh toán. Từ đó, người bán sẽ phải trả tiền cho một đơn hàng được chuyển đổi thông qua quá trình trên. 

cps là gì

CPS là công cụ hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Đặc biệt hơn, CPS là công cụ cho phép nhà bán hàng chỉ thanh toán quảng cáo khi đã có người mua và đã hoàn tất thanh toán. Vì đặc điểm này nên Cost Per Sale có tính đảm bảo vô cùng cao, nhưng đổi lại điều đó là chi phí phải trả cho bên quảng cáo sẽ phải chấp nhận cao hơn so với các hình thức khác như CPM, CPC,… 

2. Công thức tính chỉ số CPS 

CPS là cách thức giúp đo lường chi phí quảng cáo dành cho mỗi đơn hàng. Đây là một trong những hành động mang tính quyết định của khách hàng mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn. Cost Per Sale sẽ giúp đo lường cụ thể phần doanh số chính xác khi đầu tư ngân sách vào chiến dịch. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tối ưu và đánh giá được sự hiệu quả trong chiến lược Marketing của họ.

Công thức tính CPS được thể hiện như sau:

CPS = Tổng chi phí/Số lượng sản phẩm được bán

công thức tích cps

Công thức tính CPS

>>Xem thêm bài viết: Chỉ số CPA là gì – Lợi ích của CPA trong Digital Marketing

3. Ưu nhược điểm của CPS 

Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, CPS đang được coi là hình thức khá tối ưu trên thị trường Marketing, nhưng bên cạnh đó công cụ này cũng sẽ chứa những ưu – nhược điểm nhất định. Những ưu nhược điểm đó là gì?

3.1. Ưu điểm 

Có thể thấy, công cụ này được hầu hết các nhà quảng cáo đánh giá rằng đây là hình thức thanh toán mang đến lợi nhuận cao và có độ rủi ro khá thấp. Khi có đơn hàng thành công, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán duy nhất chi phí quảng cáo mà không tốn thêm các loại phí khác. Đây là một trong những khác biệt vô cùng lớn của CPS

ưu điểm của cost per sale

CPS có những ưu và nhược điểm riêng

3.2. Nhược điểm 

Bên cạnh sự tối ưu trong chi phí và ngân sách, để có được sự đo lường chính xác, giúp tiết kiệm chi phí, CPS cũng cần công cụ đo lường. Nếu như không có sự tính toán chính xác và không đáp ứng được nhu cầu này, các quảng cáo sẽ xuất hiện nhiều sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo, vì vậy chi phí có thể sẽ tăng.

4. Cách tối ưu CPS cho doanh nghiệp 

Trước khi tính toán các phương án tối ưu CPS cho doanh nghiệp, họ cần phải hiểu thời điểm nào sẽ sử dụng CPS. Bởi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ngân sách dành cho Marketing thường bị “eo hẹp”. Vì vậy cần tính toán và sử dụng hình thức CPS một cách vô cùng hợp lý để phù hợp với bên bán hàng, với một khoản chi phí quảng cáo bị hạn chế nhưng mong muốn đo lường và tận dụng số tiền đó để mang lại hiệu quả tức thì.

4.1. Chọn đối tượng quảng cáo phù hợp 

Đối với CPS, doanh nghiệp phải thực sự hiểu rõ để có thể tính toán các mức chi phí. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ về sản phẩm và nắm bắt đúng đối tượng quảng cáo cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo nên 1 chiến dịch quảng bá tiếp thị liên kết thành công. Các sản phẩm cần được quảng bá tới đúng đối tượng và hướng đúng đến khách hàng mục tiêu, như vậy mới có thể tối ưu chi phí CPS.

chọn đối tượng quảng cáo phù hợp

Chọn đúng đối tượng sẽ giúp chuyển hóa sản phẩm thành lợi nhuận

>>Xem thêm bài viết: CPL là gì? – Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL

4.2. Tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn và thuyết phục 

Affiliate Marketing là một trong những liên kết được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trong khi quảng cáo CPS. Chỉ cần tạo được nội dung hấp dẫn và thuyết phục, bên cạnh đó đưa ra các chiến dịch phù hợp, hình thức này sẽ mang đến doanh số thực, chọn lọc nguồn khách hàng tiềm năng và xây dựng bộ dữ liệu cho những lần quảng cáo sau này thành công hơn.

4.3. Tối ưu hóa SEO cho website 

Đối với ngành Marketing, SEO được coi là một trong những công cụ tuyệt vời, giúp doanh nghiệp có thể tăng lượng Traffic cho Website, bên cạnh đó còn có thể tối ưu hóa Website để thân thiện với người dùng nhất, tăng từ khóa tìm kiếm. Về lâu về dài cách này sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời khi kiếm tiền CPS.

tối ưu hóa SEO cho website giúp tối ưu CPA

Tối ưu hóa SEO cũng là cách hiệu quả trong quảng cáo CPS

>>Tham khảo dịch vụ SEO uy tín Navee: Xem tại đây

4.4. Cập nhật giá và ưu đãi 

Người tiêu dùng luôn luôn thích những mức giá ưu đãi nhất. Vì vậy đối với các kênh Marketing Online, cần có những mức giá phù hợp và thường xuyên có những ưu đãi hấp dẫn để thu hút và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Trong đó, Google Ads Facebook Ads là hai hình thức chạy quảng cáo có thể coi là phổ biến nhất hiện nay.

cập nhật giá và ưu đãi cho website

Ưu đãi và khuyến mãi giúp thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng

5. Kết luận

CPS đang là công cụ được đánh giá khá hiệu quả và bền vững đối với ngành Marketing nói chung và tiếp thị liên kết Affiliate Marketing nói riêng. Các doanh nghiệp cần biết và áp dụng hình thức CPS một cách phù hợp nhất để có thể tối ưu nguồn chi phí và đạt hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, Navee đã phần nào giúp ích được cho Marketers cũng như các công ty có thêm những kiến thức để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 3

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link