WWW và Non-WWW: Cái nào tốt hơn cho SEO và WordPress?

5
(2)

Với nhiều người, WWW và Non-WWW hầu như không mang lại sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, đối với các chuyên gia SEO thì WWW lại có một số ý nghĩ quan trọng.

WWW hay Non-WWW đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
WWW hay Non-WWW đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Từ góc độ SEO, WWW có một số lợi ích và giúp cải thiện phần nào đó hiệu suất trang Web. Nhưng điều đó không có nghĩa URL Non-WWW không có bất kỳ tác dụng gì. Bài viết này sẽ so sánh URL có WWW và Non-WWW, đồng thời sẽ liệt kê những lợi ích của cả hai từ góc độ SEO.

Điểm khác biệt giữa WWW và Non-WWW

World Wide Web (WWW) được phát triển bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989. Nó chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi và năm 1991. Kể từ đó đã có hai xu hướng là có sử dụng WWW và không sử dụng WWW khi nhập địa chỉ Web vào thanh tìm kiếm. Google không có sự ưu tiên cho bất kỳ loại URL nào giữa hai loại này.

  • URL có WWW sẽ hiển thị như sau: http://www.businessname.com, hoặc https:// www.businessname.com.
  • URL không có WWW thì hiển thị dạng http://businessname.com, hoặc https://businessname.com.

Non-WWW thường được gọi là miền “trống”. Khi bạn thêm tiền tố WWW vào trước tên trang Web, nó hoạt động như một loại tên máy chủ có thể giúp điều chỉnh hệ thống tên miền (DNS). Đồng thời, nó cũng hạn chế Cookie với hơn một tên miền phụ. DNS thực chất là một giao thức chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP.

Thông thường, các trang Web nhỏ hơn sẽ không bị ảnh hưởng cho dù bạn chọn định dạng nào. Nhưng URL có WWW sẽ có nhiều lợi ích hơn khi được triển khai trên các trang Web lớn.

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn có cả URL WWW và Non-WWW, các công cụ tìm kiếm sẽ xem chúng như hai trang Web riêng biệt. Đó là lý do tại sao bạn cần chỉ định URL nào bạn muốn Google lập chỉ mục.

WWW có cần thiết hay không?

Hiện nay, đa phần người dùng không còn gõ WWW vào đầu URL.
Hiện nay, đa phần người dùng không còn gõ WWW vào đầu URL.

Trước đây, việc gõ WWW trước địa chỉ Web sẽ cho máy tính biết rằng bạn đang cố truy cập một trang Web. Nhưng hiện nay không còn nhiều người dùng gõ WWW vào đầu URL. Và thực tế chúng cũng không cần thiết nữa. Người dùng có thể chỉ cần nhập tên của trang Web và .com hoặc .org,… và điều hướng ngay đến trang họ muốn truy cập.

Tuy nhiên ngày trước, một tên miền có nhiều loại máy chủ như Web, FTP, Mail, IRC, Gopher,… Tiền tố tên miền phụ được sử dụng để xác định loại máy chủ và chúng thường có các địa chỉ IP khác nhau.

Ngày nay, Website đã nổi lên như một ứng dụng phổ biến nhất trên Internet. FTP và Mail Server vẫn tồn tại, nhưng vì chúng thường chia sẻ cùng một địa chỉ IP nên tiền tố không còn được yêu cầu. Còn Gopher và IRC không còn nhiều.

Google Webmasters bắt đầu nhận thấy rằng mọi người đang nhập thủ công các URL Non-WWW. Do đó, tên miền không có WWW trở thành biến thể được ưu tiên. Nhưng nhìn chung thì tất cả đều phụ thuộc vào sở thích cá nhân của người dùng.

Tuy nhiên, dù chọn URL nào thì bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Thiết lập cấu hình trang Web của bạn để người dùng có thể truy cập được khi nhập biến thể WWW hoặc Non-WWW.
  • Liên lạc với Google và các công cụ tìm kiếm khác để chúng biết lựa chọn ưu tiên của bạn là gì.
  • Duy trì sự nhất quán và sử dụng biến thể đã chọn khi thêm liên kết nội bộ và khi chạy các chiến dịch Link Building.

Ưu, nhược điểm của WWW và Non-WWW

Với một số người dùng, trang Web có WWW có thể trông đáng tin hơn Non-WWW.
Với một số người dùng, trang Web có WWW có thể trông đáng tin hơn Non-WWW.

WWW hay Non-WWW đều có những ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo thông tin sau để có lựa chọn cho riêng mình nhé.

Ưu điểm của URL WWW:

  • Tạo sự thuận tiện cho người tìm kiếm khi gõ tên miền với WWW. Bởi tất cả các trang Web đều bắt đầu bằng WWW.
  • URL WWW cho phép bạn đặt Cookie cho tên miền phụ WWW cụ thể của bạn.
  • Trang Web có WWW có thể trông đáng tin hơn các URL Non-WWW.

Nhược điểm của WWW URL:

  • Hầu hết người dùng không còn gõ WWW khi tìm kiếm trên Web.
  • Google ưu tiên các URL ngắn hơn, nhưng tiền tố WWW lại làm cho URL dài hơn nhiều.

Ưu điểm URL Non-WWW:

  • Người dùng chỉ cần nhập tên miền vào khung tìm kiếm của trình duyệt. Điều này rút ngắn thời gian và đơn giản hơn cho người dùng.
  • Với tên miền ngắn hơn bốn ký tự, nó có thể có tác động đến đánh giá tích cực của công cụ tìm kiếm với trang của bạn.

Nhược điểm của URL Non-WWW:

  • Với tên miền Non-WWW, bạn không có tùy chọn để hạn chế Cookie đối với miền gốc (sản phẩm miền).
  • Các miền Non-WWW không có bản ghi CNAME. Điều này có nghĩa là bạn không thể chuyển hướng lưu lượng truy cập từ máy chủ này sang máy chủ kia.

Có cần 2 chứng chỉ SSL riêng biệt cho Domain có WWW và Non-WWW không?

Bạn nên chuyển hướng tên miền không có WWW sang miền có WWW.
Bạn nên chuyển hướng tên miền không có WWW sang miền có WWW.

Bất cứ khi nào một trang Web mới được tạo, các nhà quản trị đều phải lưu tâm đến vấn đề bảo mật trang Web và chứng chỉ SSL. Đặc biệt là về SSL của WWW URL so với Non-WWW URL.

Vì SSL là một giao thức dựa trên mã hóa, nó chỉ bảo mật cho tên miền mà nó đã được cấp. Bạn có thể bảo vệ tên miền WWW và cả tên miền Non-WWW bằng một chứng chỉ SSL duy nhất.

Tuy nhiên, các nhà quản trị Web cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn nên mua chứng chỉ SSL từ các thương hiệu cung cấp tính năng nâng cao bảo mật cả hai tên miền thông qua một chứng chỉ. Ví dụ như dịch vụ bảo mật SSL của Matbao.
  • Các nhà quản trị Web cần chuyển hướng tên miền không có WWW sang miền có WWW.
  • Bạn cần cài đặt chứng chỉ SSL Wildcard.

Cái nào tốt hơn cho SEO?

Tên miền có WWW có lợi cho SEO hơn so với tên miền không có WWW.
Tên miền có WWW có lợi cho SEO hơn so với tên miền không có WWW.

Từ góc độ SEO, tên miền có WWW có lợi thế hơn một ít so với tên miền không có WWW. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn vẫn cần đảm bảo sự nhất quán với thiết lập URL mà bạn đã chọn ban đầu. Cụ thể, nếu bạn bắt đầu trang Web của mình bằng WWW, đừng chỉ tạo một phiên bản Non-WWW và mong muốn 2 phiên bản này có cùng độ “Authority”.

Trên thực tế, khi cả hai URL của trang Web đều hoạt động, Google sẽ xem nó như hai trang Web khác nhau. Nếu nội dung trên hai trang này không khác gì nhau, Google sẽ đánh giá là Duplicate Content. Khi Google thấy nội dung hoặc toàn bộ trang Web trùng lặp, nó có thể phạt các trang Web này và loại chúng khỏi kết quả tìm kiếm. Điển hình với các án phạt như Google Panda, Google Penguin,…

Bạn nên kiểm tra trang Web của mình để xem có các trùng lặp không. Ví dụ như URL có WWW và Non-WWW. Bạn cần tạo điều kiện chuyển hướng 301 từ phiên bản này sang phiên bản khác và đặt nó là URL chính. Điều này cho phép bạn duy trì cả nội dung và số lượng liên kết của mình.

Cái nào tốt hơn cho WordPress?

Hầu hết các chủ sở hữu trang Web WordPress đã loại bỏ WWW. Vì người dùng có xu hướng tìm kiếm các trang Web không mà không gõ WWW.

Với tên miền WWW hoặc không có WWW, WordPress có thể hạn chế Cookie khi sử dụng tên miền phụ. Điều này có thể làm cho trang Web WordPress của bạn hoạt động nhanh hơn.

Chọn WWW thay vì Non-WWW cũng có thể tạo nên sự linh hoạt hơn với DNS. Để sử dụng hiệu quả CDN và lưu trữ đám mây, bạn cần sử dụng Hostname WWW với miền của Website. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang chạy một trang Web lớn. Việc này cũng cho phép bạn sử dụng CDN để cung cấp nội dung tĩnh.

Có thể nói, WordPress có phần ủng hộ việc sử dụng WWW hơn so với các URL Non-WWW.

Như đã đề cập ở trên, không có sự khác biệt đáng kể giữa tên miền có WWW và tên miền không có WWW. Tóm lại, việc lựa chọn giữa WWW và Non-WWW sẽ tùy thuộc vào sở thích, khả năng sử dụng hoặc thương hiệu của bạn. 

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ seo website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn, hãy để Navee đồng hành cùng bạn trong cuộc đua Top 1 Google nhé. Liên hệ Navee ngay để được tư vấn triển khai SEO hiệu quả từ chuyên gia

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link