Thuật Toán Google RankBrain Là Gì? Khác Biệt Gì So Với BERT?

5
(1)

Thuật toán Google RankBrain đã và đang tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cách chúng ta tối ưu hiệu quả SEO.

Thuật toán Google Rankbrain
Thuật toán Google Rankbrain

Giống như hầu hết các thuật toán khác của Google, RankBrain luôn tồn khá nhiều “bí mật” mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Đã hơn 5 năm kể từ khi được ra mắt vào tháng 10/2015, thuật toán Google RankBrain vẫn nhận được rất nhiều sự bàn tán và tranh cãi. Thật ra, RankBrain là một một phần thiết yếu trong thuật toán cốt lõi của Google. Và là hệ thống Machine Learning duy nhất nó có thể sử dụng tại thời điểm này.

Trong bài viết này, NAVEE sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về thuật toán Google RankBrain và mối quan giữa nó và Google BERT.

Thuật toán Google RankBrain là gì? 

RankBrain là tên được Google đặt cho một hệ thống Machine Learning được sử dụng để xử lý các truy vấn lạ và liên kết chúng với các tìm kiếm hiện có. Từ đó, cung cấp cho người dùng các kết quả tìm kiếm phù hợp và chính xác hơn.

Mặc dù thuật toán Google RankBrain đã xuất hiện vào tháng 4/2015. Nhưng mãi cho đến tháng 10/2015 nó mới được công khai lần đầu tiên trong một cuộc phỏng vấn của Greg Corrado, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Google, với Bloomberg.

Greg Corrado đã mô tả về thuật toán Google RankBrain như sau:

RankBrain sử dụng trí thông minh nhân tạo để nhúng một lượng lớn ngôn ngữ viết vào các thực thể toán học – hay Vector – mà máy tính có thể hiểu được. Nếu RankBrain nhìn thấy một từ hoặc cụm từ lạ, nó có thể đoán những từ hoặc các cụm từ có thể mang nghĩa tương tự và lọc kết quả cho phù hợp, nâng cao hiệu quả trong việc xử lý các truy vấn tìm kiếm chưa từng thấy.”

Thuật toán Google RankBrain hoạt động thế nào?

Thuật toán Google RankBrain hoạt động dựa trên các “thực thể”. Đây là các đối tượng cụ thể mà Google có những hiểu biết nhất định về chúng như người, địa điểm, sự vật… Với sự trợ giúp của một thuật toán toán học, các thực thể được phân chia thành các Vector của từ dẫn đến các SERP nhất định. 

Thông thường, Google đã có sẵn nhiều thông tin liên quan đến “thực thể” và có thể ngay lập tức đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác nhất cho truy vấn của người dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp phải những truy vấn không xác định. Nó sẽ tìm kiếm những Vector tưng đồng nhất với truy vấn ban đầu và trả về các kết quả liên quan.

Theo thời gian, Google luôn nỗ lực điều chỉnh kết quả của các truy vấn tìm kiếm mà trước đây chúng là những truy vấn không xác định. Thuật toán Google RankBrain phân tích kết quả mà người dùng đạt được khi thực hiện một truy vấn tìm kiếm. Nếu nhận thấy rằng nhiều người dùng thích một kết quả tìm kiếm cụ thể và chính xác hơn nữa. RankBrain sẽ xem xét các kết quả phù hợp nhất và sẽ xếp hạng chúng cao hơn so với các kết quả khác.

Thuật toán Google RankBrain cũng cho thấy khả năng tuyệt vời của mình trong việc đọc hiểu các truy vấn phủ định. Với các truy vấn có chứa cụm từ như “không” hay “không có”, nếu ở thời điểm chưa có RankBrain, Google sẽ đơn giản bỏ qua các từ như vậy. Dẫn đến kết quả tìm kiếm trả về không đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.

Thuật toán Google RankBrain sử dụng công nghệ Machine Learning và Artificial Intelligence

Để bạn hiểu rõ hơn về RankBrain, bạn cần hiểu về Machine Learning và Artificial Intelligence là gì. Thuật toán Google RankBrain hoạt động bằng việc sử dụng Machine Learning và Artificial Intelligence. Hai khái niệm này có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và do đó chúng thường bị hiểu sai.

Google RankBrain sử dụng công nghệ Machine Learning và Artificial Intelligence
Google RankBrain sử dụng công nghệ Machine Learning và Artificial Intelligence

Artificial Intelligence – AI hay trí tuệ nhân tạo là một khái niệm rộng hơn nhiều về việc máy móc có thể thực hiện các nhiệm vụ thường yêu cầu trí thông minh của con người. Chẳng hạn như nhận thức trực quan, nhận dạng giọng nói, ra quyết định và dịch các ngôn ngữ…

Khi nói đến Machine Learning, đó là một ứng dụng của Artificial Intelligence có thể tự học mà không cần được lập trình rõ ràng. Đây chính xác là những gì RankBrain làm – nó tự động học hỏi và cải thiện dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ.

Cách tối ưu Website đáp ứng thuật toán Google RankBrain

Tối ưu hóa Website đáp ứng thuật toán Google RankBrain là một trong những cách nâng cao hiệu quả SEO.

Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên

Việc tối ưu cho thuật toán Google RankBrain thật sự không khó nếu sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Hãy cố gắng viết ngôn ngữ tự nhiên gần nhất với con người. Nếu viết một cách quá máy móc, điều này có thể khiến cho Google RankBrain bối rối và khó có thể cải thiện xếp hạng cho Website. 

Bạn có thể thử đọc một số bài viết hay bất cứ nội dung nào trên trang Web. Và hỏi người xem rằng chúng có thật sự tự nhiên hay không. Nếu nó nghe có vẻ giống như những lời trong cuộc hội thoại hay ngôn ngữ thường sử dụng trong cuộc sống thường. Thì chắc chắn bạn đã tối ưu hóa cho thuật toán Google RankBrain.

Hiểu về mục đích tìm kiếm của người dùng

Như đã đề cập trước đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của thuật toán Google RankBrain là cung cấp các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất có thể. Vì vậy, điều cần thiết nhất là bạn phải hiểu rõ về mục đích tìm kiếm vì nó đòi hỏi CTR cao.

Bước đầu tiên để tối ưu hóa RankBrain trong trường hợp này là cố gắng hiểu mong muốn thực sự đằng sau các từ khóa của bạn. Chỉ cần nhập từ khóa vào ô tìm kiếm và xem kết quả mà Google đưa ra. Sau đó hãy cố gắng tìm ra mục đích tiềm tiếm đằng sau từ khóa của bạn.

Ví dụ khi bạn nhập từ khóa “sáng tạo nội dung Fanpage”. Toàn bộ trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm sẽ là các đơn vị cung cấp dịch vụ sáng tạo nội dung Fanpage hàng đầu và một số kiến thức cần thiết liên quan đến lĩnh vực. Vì vậy, có thể nói mục đích tìm kiếm cuối cùng của truy vấn này là “các đơn vị cung cấp dịch vụ sáng tạo nội dung Fanpage” và “kinh nghiệm sáng tạo nội dung Fanpage”.

Google trả về các kết quả có liên quan đến truy vấn “sáng tạo nội dung Fanpage”
Google trả về các kết quả có liên quan đến truy vấn “sáng tạo nội dung Fanpage”

Hay khi bạn thực hiện truy vấn “kết quả xổ số”, Google sẽ giả định rằng bạn đang muốn biết kết quả xổ số gần nhất cùng với các số trúng giải và đài tương ứng…

Các kết quả trả về khi thực hiện truy vấn “Kết quả xổ số”
Các kết quả trả về khi thực hiện truy vấn “Kết quả xổ số”

Cải thiện mức độ liên quan và tính toàn diện

Có thể, một số phần nội dung trên Website của bạn sẽ không phù hợp với mong muốn tìm kiếm của người dùng. Nếu vậy, bạn cần cố gắng cải thiện mức độ liên quan và tính toàn diện cho các trang của mình.

Như đã đề cập, thuật toán Google RankBrain chuyển trọng tâm từ từ khóa sang chủ đề. Bạn cần hoàn thiện hơn các trang nội dung của mình bằng cách đa dạng hóa chúng với các thuật ngữ liên quan hoặc đồng nghĩa. Hơn nữa, với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của RankBrain, hãy cố gắng tránh những cách viết không tự nhiên. Đặc biệt là trong tiêu đề và mô tả Meta.

Để cải thiện mức độ liên quan và tính toàn diện của nội dung, bạn có thể sử dụng Competition TF-IDF Explorer của Rank Tracker, cho phép bạn thu thập rất nhiều thuật ngữ liên quan được các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn đang sử dụng. Chỉ cần mở dự án của bạn trong Rank Tracker và chuyển đến Keyword Research> Competition TF-IDF Explorer. Sau đó, nhập từ khóa của bạn vào và đợi công cụ phân tích 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu và thu thập các từ khóa mà chúng có điểm chung.

Sử dụng Competition TF-IDF Explorer của Rank Tracker để thu thập từ khóa có liên quan và mức độ cạnh tranh của nó
Sử dụng Competition TF-IDF Explorer của Rank Tracker để thu thập từ khóa có liên quan và mức độ cạnh tranh của nó

Kiểm tra các trích đoạn của bạn

CTR là một trong những yếu tố mà thuật toán Google RankBrain căn cứ để xác định mức độ liên quan của trang đối với truy vấn tìm kiếm. Do đó, bạn nên đảm bảo các đoạn trích được tối ưu hóa tốt vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến CTR.

Bạn có thể dùng Google Search Central để phát hiện các trang đang có CTR thấp. Tiếp theo, hãy xem các đoạn trích của nó và tìm cách cải thiện tốt nhất.

Tiếp tục các nỗ lực cải thiện thứ hạng

Ngay cả khi cá nhân hóa tìm kiếm được đề cao thì giá trị của thứ hạng vẫn rất cần được coi trọng. Trong kỷ nguyên của thuật toán Google RankBrain, khi người dùng tìm kiếm các từ khóa của bạn và Website của bạn xuất hiện trong số các kết quả tìm kiếm hàng đầu, nó sẽ trở thành “thực thể” mà họ yêu thích. Điều đó có nghĩa, trang Web của bạn sẽ có cơ hội có được xếp hạng cao đối với các truy vấn tìm kiếm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Hiểu một cách đơn giản, thứ hạng của bạn càng cao, bạn càng có khả năng xếp hạng cao đối với các truy vấn tìm kiếm tương tự khác.

Không ngừng nỗ lực cải thiện thứ hạng là một cách để bạn tối ưu Website đáp ứng thuật toán Google RankBrain
Không ngừng nỗ lực cải thiện thứ hạng là một cách để bạn tối ưu Website đáp ứng thuật toán Google RankBrain

Theo dõi thị trường ngách của bạn

Yếu tố cuối cùng và không kém phần quan trọng chính là thường xuyên theo dõi thị trường ngách. Thuật toán Google RankBrain có thể điều chỉnh lại SERP nếu nó thấy rằng mục đích tìm kiếm từ khóa của bạn đã thay đổi. 

Lấy ví dụ đơn giản, nếu Netflix ra mắt một bộ phim truyền hình có tên tương tự với thương hiệu của bạn. Các bài đánh giá về bộ phim đó sẽ được xếp hạng cao hơn các trang của bạn. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra, hãy đảm bảo liên tục theo dõi SERP đối với các từ khóa của mình. Cách dễ nhất để làm điều đó với sự trợ giúp của công cụ SERP History của Rank Tracker. Nó cho phép bạn phát hiện ngay những thay đổi trong SERP cho từ khóa của bạn trong mỗi lần kiểm tra xếp hạng của Website.

Điểm khác biệt của thuật toán Google RankBrain và BERT 

Làm thỏa mãn người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm. Điều này gần như đã trở thành mục tiêu chính của mọi nỗ lực tối ưu SEO hiện nay. Mỗi ngày, có đến 15% các truy vấn tìm kiếm trên Google là mới. Tức là những tìm kiếm lần đầu tiên xuất hiện và công cụ tìm kiếm chưa từng thấy trước đây.

Để cung cấp nội dung phù hợp nhất cho người dùng dựa trên ngữ cảnh và cụm từ trong truy vấn tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ điều chỉnh các thuật toán theo một cách thường xuyên. Google tung ra nhiều đợt cập nhật thuật toán cốt lõi mới bằng cách giới thiệu các chương trình/thứ nguyên mới dẫn đến tập hợp các thuật toán mới. Và một điển hình có thể kể đến đó chính là thuật toán Google RankBrain và BERT.

Thuật toán Google RankBrain

RankBrain là thuật toán dựa trên Machine và AI được triển khai chính thức vào tháng 10/2015. Nó được ứng dụng để xác định các kết quả phù hợp nhất cho các truy vấn tìm kiếm. Đây là giải pháp dựa trên AI để phân tích các truy vấn tìm kiếm. Nó xem xét các truy vấn và các trang Web có trong chỉ mục của Google để hiểu chính xác nhất ý nghĩa của câu từ.

Thuật toán RankBrain cũng điều chỉnh kết quả dựa trên truy vấn hiện tại và các thông tin trước đây bao gồm hiệu suất của các truy vấn đó. Nếu nó có thể cung cấp kết quả có thể không chứa chính các từ xuất hiện trong truy vấn đó. 

Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm truy vấn “nóc nhà Đông Dương”, Google có thể phát hiện ra bạn đang tìm kiếm thông tin về Fansipan. Mặc dù cái tên này không xuất hiện trong truy vấn tìm kiếm.

BERT

BERT là từ viết tắt của “Bidirectional Encoder Representations from Transformers”. Đây là thuật toán được ứng dụng để đào tạo trước xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). BERT giúp công cụ tìm kiếm hiểu sắc thái và ngữ cảnh của từ trong các truy vấn đồng thời cung cấp kết quả tìm kiếm.

Thuật toán BERT giúp Google hiểu sắc thái và ngữ cảnh của truy vấn tìm kiếm một cách chính xác hơn
Thuật toán BERT giúp Google hiểu sắc thái và ngữ cảnh của truy vấn tìm kiếm một cách chính xác hơn

Nó có thể xử lý các từ có liên quan đến các từ khác trong một câu. BERT có thể xem xét toàn bộ ngữ cảnh của một từ bằng cách xem xét các từ đứng trước và sau nó. Điều này rất hữu ích để hiểu mục đích đằng sau các truy vấn tìm kiếm. Nó có khả năng diễn giải mục tiêu đằng sau các cụm từ tìm kiếm dài theo kiểu hội thoại và hiển thị nội dung có liên quan.

Để có thể hiểu hơn về định nghĩa này, các bạn có thể xem qua bài viết về BERT và Google DeepRank.

BERT được chính thức áp dụng cho thuật toán tìm kiếm của Google vào tháng 10/2019. Và nó có tác động đến 10% tất cả các truy vấn tìm kiếm. Điều này đã mang lại sự thay đổi mô hình tìm kiếm kể từ khi Google phát hành RankBrain.

Sự kết hợp mạnh mẽ giữa BERT và thuật toán Google RankBrain

Sự xuất hiện của BERT không hề “soán ngôi” RankBrain, mà chỉ bổ sung cho nó. Google sử dụng nhiều cách để hiểu một truy vấn. Có nghĩa là đôi khi BERT sẽ được áp dụng riêng với thuật toán Google RankBrain và cùng với với các thuật toán khác tùy thuộc vào bản chất của cụm từ tìm kiếm.

Sức mạnh của tìm kiếm ngữ nghĩa đã được khuếch đại vì công cụ tìm kiếm hiểu được ý định của người dùng cũng như bối cảnh của truy vấn và mối quan hệ giữa các từ (theo cả hai chiều). Phương pháp SEO truyền thống thường dựa trên xếp hạng từ khóa. Còn ngày nay, với sự xuất hiện và kết hợp vô cùng mạnh mẽ giữa BERT và thuật toán Google RankBrain, việc tối ưu hóa nội dung chạy trên Natural Language Processing (NLP) ngày càng cần được chú trọng.

Kết luận

Các thuật toán Google không phải là “bất biến”. Chúng liên tục thay đổi và cập nhật qua thời gian nhằm hoàn thiện hơn và mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Vì vậy, rất có thể thuật toán Google RankBrain sẽ được điều chỉnh trong tương lai. Hơn nữa, với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã giúp cho RankBrain không ngừng học hỏi và thay đổi. Điều mà bạn cần làm ngay lúc này chính là phát triển nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Hãy giữ cho nội dung đó phù hợp với mục đích tìm kiếm cũng như sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hơn và cập nhật chúng một cách thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ của NAVEE về thuật toán Google RankBrain. Hy vọng rằng những thông tin này đã mang lại cho bạn những góc nhìn chi tiết về RankBrain cũng như điểm khác biệt giữa nó và BERT. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thuật toán này của Google hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc tối ưu SEO. Hãy liên hệ ngay với NAVEE để được tư vấn về dịch vụ SEO Website và giải đáp chi tiết hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link