Hướng Dẫn Thực Hiện Chiến Dịch Marketing Automation Hiệu Quả

0
(0)

Để thực hiện kế hoạch Marketing Automation hiệu quả, chúng ta cần hoàn thành các công việc liên tục nhau, đúng thời hạn, đảm bảo kỹ thuật,…

Hướng Dẫn Thực Hiện Chiến Dịch Marketing Automation Hiệu Quả
Hướng Dẫn Thực Hiện Chiến Dịch Marketing Automation Hiệu Quả

Các doanh nghiệp sử dụng giải pháp Marketing Automation, hay còn gọi là tiếp thị tự động hóa ngày càng phổ biến. Nó giúp truyền tải thông tin tiếp thị đến khách hàng một cách hoàn toàn tự động với hiệu suất cao. Tuy không thể thay thế hoàn toàn con người, nhưng việc dùng tiếp thị tự động hóa giúp cải thiện quy trình, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và công sức. 

Thời gian đầu xuất hiện, đối tượng sử dụng Automation Marketing thuộc các ngành công nghiệp là chính. Chủ yếu là doanh nghiệp trong các ngành ngành công nghệ cao, phần mềm, sản xuất hoặc dịch vụ kinh doanh. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối tượng ứng dụng tiếp thị tự động hóa ngày càng mở rộng ở hầu hết các ngành như: Sức khỏe y tế, tài chính, ngân hàng, truyền thông giải trí, bán lẻ,… Tuy nhiên, để thực hiện một chiến dịch Marketing Automation hiệu quả cần những bước gì? Hãy cùng NAVEE tìm hiểu nhé!

Marketing Automation giúp quy trình trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
Marketing Automation giúp quy trình trở nên nhanh và hiệu quả hơn.

Bước 1: Tạo nội dung hấp dẫn cho chiến dịch Marketing Automation

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thông tin từ vô số nguồn khác nhau. Đối với khách hàng, họ luôn mong muốn có thể tìm kiếm và chọn lọc được những thông tin thật sự bổ ích. Vì vậy, bạn nên tạo một nội dung tiếp thị với những thông tin thật sự có giá trị, giải đáp được các thắc mắc của người dùng. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp cận một cách tự nhiên và dễ dàng gây thiện cảm với khách hàng nhất.

Một số gợi ý về nội dung mà bạn có thể sáng tạo, dành tặng cho khách hàng như: Ebooks, Video, các báo cáo đánh giá hữu ích, uy tín, những chia sẻ kiến thức, những bản dùng thử miễn phí,… 

Bước 2: Tạo trang đích và Form

Một số website đề xuất trình xuất Email cho việc đăng nhập miễn phí.
Một số Website đề xuất trình xuất Email cho việc đăng nhập miễn phí.

Trang đích hay Landing Page có nhiệm vụ dẫn dắt người dùng hướng đến các vùng cụ thể, thực hiện hành động mà thương hiệu mong muốn. Các hành động này có thể là đăng ký nhận Email thông báo khuyến mãi, Click vào Icon Fanpage, điền Form để lại thông tin cá nhân,… 

Trang đích của doanh nghiệp nên là một trang có những nội dung đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, tập trung nhấn mạnh nội dung muốn hướng đến khách hàng. 

Form đăng ký gắn trên Landing Page để khách hàng đăng ký thông tin truy cập hay đăng ký thành viên. Nó sẽ giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin của khách hàng một cách tự nguyện và chính xác. Các trường thông tin trên biểu mẫu có thể giúp doanh nghiệp thu thập được những khía cạnh khác về khách hàng như sở thích, giới tính, nơi ở, độ tuổi,… 

Bước 3: Tạo trang Download 

Hiện nay, trong các chiến dịch Marketing Automation, các nhà tiếp thị thường yêu cầu lập trình Website bao gồm các trang Download. Tức người là dùng sẽ điền thông tin vào Form đầy đủ, trang chuyển hướng sẽ cung cấp cho người đọc những liên kết để tải nội dung hoặc xác nhận việc đăng ký. Từ đó, người dùng sẽ được gửi tài liệu qua Email đăng ký hoặc họ sẽ tự tải về. 

Bạn có thể liên kết với bài Blog gần nhất, Ebook, Video hướng dẫn tượng tự hoặc trang liên hệ để giữ khách hàng ở lại Website lâu hơn. 

Bước 4: Tạo Call to Action (CTA) 

Thiết kế CTA cần thu hút và lôi cuốn để thúc đẩy khách hàng hành động.
Thiết kế CTA cần thu hút và lôi cuốn để thúc đẩy khách hàng hành động.

Call To Action – viết tắt là CTA, hiểu đơn giản là hoạt động kêu gọi sự chú ý của người dùng, là một yếu tố phổ biến trong chiến lược Marketing Automation. CTA thường được thiết kế nổi bật, thu hút và có tác dụng hướng dẫn người truy cập Website thực hiện hành động. CTA thường được gắn trên Email, bài Blog, Website hay trang mạng xã hội để liên kết khách hàng đến trang đích. Ưu điểm của nó là khiến khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng nhanh thông qua hành động. Một số hình thức CTA phổ biến là: 

  • Text: soạn thảo và thể hiện bằng văn bản. Thường áp dụng cho những câu dài.
  • Button CTA: thiết kế dưới dạng nút nhấn (Button).
  • Image CTA: thể hiện bằng hình ảnh, chèn Link.

CTA nút nhấn (Button) được sử dụng rộng rãi nhất bởi tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp, khả năng gợi Click và tính năng linh hoạt cao.

Bước 5: Phân loại đối tượng cho chiến dịch Marketing Automation

Sau khi thu thập được danh sách và thông tin khách hàng qua các Form đăng ký, chúng ta sẽ thực hiện thao tác lọc ra danh sách. Sau đó, cần phân loại các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên các tiêu chí như: Mức độ tiềm năng, vấn đề quan tâm của khách hàng hướng đến,… Thông qua đó, các nhà tiếp thị có thể dễ dàng hiểu được hành vi khách hàng và có các kế hoạch thực hiện các chiến dịch Marketing cần thiết trong thời gian tới. 

Phân loại đối tượng khách hàng giúp tìm ra các khách hàng tiềm năng.
Phân loại đối tượng khách hàng giúp tìm ra các khách hàng tiềm năng.

Bước 6: Tạo Email và quy trình tiếp cận 

Trong một chiến dịch Marketing Automation, sau khi phân loại đối tượng, bạn nên thực hiện bước tiếp theo trong công việc của mình bằng cách gửi một Email cảm ơn và Link tải xuống đính kèm cho những khách hàng đã đăng ký Form. 

Trong thời gian sau đó, bạn sẽ cần gửi hai đến ba Email nuôi dưỡng với các nội dung thật sự hữu ích. Các chủ đề này sẽ thu hút khách hàng hơn với nội dung xoay quanh tài liệu mà họ đã tải xuống trước đó.

Sau đó, bạn nên tiếp cận khách hàng bằng Email “đề nghị hỗ trợ” hoặc đề nghị dùng thử bản miễn phí, hay buổi gặp mặt trực tiếp. 

Bước 7: Xây dựng Workflow hoặc AutoResponder 

Sau khi gửi Email và hoàn thành bước tiếp cận, chúng ta tiếp tục xây dựng kế hoạch và lịch trình gửi Email cho khách hàng. Cần lưu ý khoảng cách thời gian gửi Email hợp lý và tinh tế, không làm khách hàng cảm thấy bị làm phiền. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải theo dõi kế hoạch và duy trì các tương tác của khách hàng dành cho chuỗi Email của doanh nghiệp. Khi đã đến các bước cuối cùng, đây là lúc doanh nghiệp cần hành động với liên hệ khách hàng này. 

Autoresponder cho phép gửi Mail đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Autoresponder cho phép gửi Mail đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Bước 8: Theo dõi và đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch Marketing Automation

Sau khi thực hiện các bước trên, việc cần làm của chúng ta là theo dõi và đo lường các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing Automation

  • Kiểm tra tỷ lệ tương tác. 
  • Lưu ý tỷ lệ nhấp chuột, Email Workflow. Chỉnh sửa Email nếu hoạt động không hiệu quả). 
  • Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trang đích, nếu tỷ lệ thấp hơn dự kiến, hãy rà soát lại các thông tin biểu mẫu, nút gửi thông tin, các đề nghị đã được đưa ra,… 
  • Hiệu suất CTA: Đánh giá CTA nào có được nhiều lượt nhấp nhất, loại bỏ những CTA có hiệu quả thấp và thêm vào CTA được quan tâm nhiều nhất. 

Nếu sử dụng một Link liên kết cho mỗi CTA, bạn hãy kiểm tra số liệu thống kê nhấp chuột trên những liên kết đó. 

Khi chưa ứng dụng Marketing Automation vào quy trình công việc, có thể chúng ta vẫn phải soạn Email và gửi tới hàng trăm khách hàng khác nhau trong danh sách có sẵn một cách thủ công. Hy vọng sẽ thu hút được số ít đối tượng trong số họ quan tâm đến sản phẩm. Tuy nhiên, cách làm đó không còn đạt hiệu quả tối ưu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Hãy ứng dụng các công cụ tự động hóa để tránh lãng phí thời gian và công sức. Hãy đầu tư, thúc đẩy một hệ thống Marketing Automation để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tốt hơn thông qua toàn bộ quá trình mua hàng, nhưng vẫn đảm bảo được tính cá nhân hóa. 

Kết luận

Với những chia sẻ về các bước thực hiện chiến lược Marketing Automation, chúng tôi hy vọng bạn có thể áp dụng và mang lại hiệu quả tốt hơn trong kế hoạch tiếp thị sắp tới. Chúc bạn thành công!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link