Traffic là gì? 7 cách tăng traffic website hiệu quả, bền vững

5
(2)

Trong ngành marketing online nói chung và SEO nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì và phát triển trang web. Vậy traffic là gì? Có bao nhiêu loại traffic phổ biến hiện nay? Làm thế nào để tăng traffic website hiệu quả? Tất cả sẽ được Navee Marketing Agency giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

1. Traffic là gì?

Traffic là thuật ngữ được dùng để chỉ lượng người dùng truy cập và tương tác với website của bạn.

Traffic là gì
Traffic chính là sức mạnh giúp trang web đạt thứ hạng tốt khi thực hiện SEO

Tăng traffic là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của website và các chiến dịch marketing. Nó cũng cho bạn biết những hành vi, nhu cầu và xu hướng tìm kiếm của người dùng trên internet. 

Ví dụ, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích traffic như Google Analytics để xem người dùng đến từ đâu, ở lại bao lâu, xem những trang nào và thực hiện những hành động nào trên website.

Những thông tin này giúp bạn nâng cao chất lượng nội dung, cải thiện trải nghiệm người dùng trên website để thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.

Ngoài ra, traffic cũng là một yếu tố mở ra nhiều cơ hội cho việc kiếm tiền trên website của chính bạn. Bởi vì những website có traffic cao sẽ có nhiều cơ hội để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc kiếm tiền từ Google Adsense.

2. 6 hình thức traffic cơ bản

Sau khi nắm được định nghĩa traffic là gì, ở phần nội dung tiếp theo, Navee sẽ giới thiệu đến bạn đọc 6 hình thức traffic phổ biến của website và ý nghĩa của từng loại.

2.1. Traffic từ công cụ tìm kiếm (Organic traffic)

Organic traffic là lượng truy cập tự nhiên của người dùng đến website của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm và bạn không cần phải trả phí cho điều này.

Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung liên quan đến website của bạn. Sau đó, nhấp vào kết quả không trả phí xuất hiện trên công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing thì sẽ được tính là Organic traffic.

Traffic từ công cụ tìm kiếm
Traffic từ công cụ tìm kiếm là loại traffic phổ biến nhất

Ví dụ: Khách hàng nhập từ khóa “Điện thoại cũ giá rẻ” trên thanh công cụ tìm kiếm Google và chọn một kết quả hiển thị tự nhiên của trang web của bạn. Thao tác đó được tính là organic traffic.

Organic traffic là loại traffic quan trọng nhất và được coi là mục tiêu chính của SEO. Traffic từ công cụ tìm kiếm có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng, uy tín và doanh thu cao.

Ngày nay, nhiều người tìm đến dịch vụ SEO để nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tăng traffic website. Nhờ đó mà thu hút được nhiều lượt truy cập của khách hàng tiềm năng vào trang web và nâng cao doanh thu nhờ SEO.

2.2. Truy cập từ quảng cáo có trả phí (Paid traffic)

Paid traffic là lượng truy cập của người dùng thông qua các hình thức quảng cáo trả tiền, ví dụ như Google Ads.

Paid traffic
Thông qua quảng cáo trả tiền, trang web của bạn có thể nhanh chóng tăng trưởng traffic

Thay vì tốn nhiều công sức SEO để tạo ra traffic miễn phí thì bạn có thể chi tiền cho các công cụ tìm kiếm để trang web của bạn xuất hiện ở những kết quả hiển thị đầu tiên khi người dùng tìm kiếm.

2.3. Traffic từ các trang web khác (Referral traffic)

Định nghĩa một cách dễ hiểu nhất thì referral traffic là loại traffic mà bạn nhận được khi người dùng nhấp vào các liên kết trỏ đến website của bạn từ các trang web khác.

Các trang web này có thể là các trang báo chí, nhà cung cấp, khách hàng, người ảnh hưởng, diễn đàn, blog hoặc các trang web liên quan đến lĩnh vực của bạn. Traffic từ các trang web khác có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng uy tín cho trang web của bạn.

Traffic referral
Traffic referral là lượng người dùng truy cập website của bạn đến từ các đường link trên những trang web khác

Ví dụ: Trang báo Dân trí viết một bài viết về doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này có gắn đường dẫn đến website. Nếu người dùng nhấp chuột vào link này thì sẽ được tính là một referral traffic.

2.4. Traffic từ mạng xã hội (Social traffic)

Khi người dùng nhấp vào các liên kết trỏ đến website của bạn từ các kênh mạng xã hội, như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn và các kênh khác.

Traffic từ mạng xã hội có thể giúp bạn tăng cường sự hiện diện, thương hiệu và tương tác với khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng các kênh mạng xã hội để chia sẻ nội dung hấp dẫn hoặc tạo trend thu hút lượt theo dõi từ đó tạo ra các chiến dịch quảng cáo.

Traffic từ mạng xã hội
Traffic từ các trang mạng xã hội giúp có thể giúp website nhanh chóng nổi tiếng

2.5. Traffic từ email marketing (Email traffic)

Email traffic là loại traffic mà bạn nhận được khi người dùng nhấp vào các liên kết trỏ đến website của bạn từ các email mà bạn gửi cho họ.

Email marketing là một trong những phương thức tiếp thị hiệu quả nhất để duy trì sự gắn kết với khách hàng hiện có và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Email traffic

Bạn có thể sử dụng email marketing để gửi cho khách hàng các thông tin mới nhất, ưu đãi đặc biệt, lời mời tham gia sự kiện hoặc các nội dung giá trị như chúc mừng sinh nhật hoặc tri ân đặc biệt.

2.6. Traffic trực tiếp (Direct traffic)

Direc traffic là loại traffic mà bạn nhận được khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website (ví dụ: navee.asia) từ thanh địa chỉ của trình duyệt.

Traffic trực tiếp cho thấy sự nhận biết và nhớ đến thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, direct traffic thường có tỷ lệ thoát trang thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao, vì người dùng đã có ý định truy cập vào website của bạn.

Direct traffic
Direct traffic được tính khi người dùng tìm kiếm Url trang web trên thanh tìm kiếm

Trên đây là 6 loại traffic cơ bản mà bạn cần biết. Mỗi loại traffic có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy bạn cần có một chiến lược marketing toàn diện để tối ưu hóa và cân bằng các nguồn traffic cho website của bạn. Bạn cũng cần theo dõi và phân tích các số liệu liên quan đến traffic để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

3. Vì sao tăng traffic website lại cần thiết?

Tăng traffic website có nghĩa là tăng cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó nâng cao doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tăng traffic website còn giúp bạn cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, … và tăng sự tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã và đang tập trung đầu tư chú trọng cho SEO website một cách chuyên nghiệp.

4. Top 7 cách tăng traffic cho website đơn giản mà hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm những cách tăng traffic cho website của mình một cách đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

4.1. SEO website

SEO website là cách tối ưu hóa website của bạn để nó xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google. Bằng cách này, bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

SEO website là cách giúp tăng traffic hiệu quả
SEO chính là hiệu quả giúp gia tăng lượt truy cập từ khách hàng đến website của website

4.2. Chạy quảng cáo Google Ads

Đây là cách trả tiền để đặt quảng cáo của bạn trên Google hoặc các trang web liên quan. Bạn có thể chọn mục tiêu, ngân sách và thời gian chạy quảng cáo phù hợp với chiến lược kinh doanh của bạn.

4.3. Xây dựng truyền thông mạng xã hội

Bên cạnh website, bạn hãy xây dựng thêm các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube… để tạo ra nội dung hấp dẫn, tương tác với khán giả và chia sẻ thông tin về website của bạn.

4.4. Tạo blog

Việc tạo blog là cách tạo ra một kênh thông tin riêng cho website của bạn, nơi bạn có thể viết những bài viết chuyên sâu, cung cấp giá trị cho khách hàng và tăng uy tín cho thương hiệu của bạn.

Tạo blog là cách giúp gia tăng traffic cho website
Tạo blog là cách giúp gia tăng traffic cho website hiệu quả

4.5. Thực hiện chiến lược email marketing

Đây là cách gửi email cho những người đã đăng ký nhận tin từ website của bạn, để giữ liên lạc, gửi thông báo, khuyến mãi và chuyển đổi họ thành khách hàng thân thiết.

4.6. Thực hiện chiến lược video marketing

Đây là cách sử dụng video để truyền đạt thông điệp, giải thích sản phẩm hoặc dịch vụ, chứng minh lợi ích và kích thích hành động của khách hàng. Bạn cũng có thể tận dụng video để tăng lên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là 2 nền tảng Tiktok và Youtube – 2 ứng dụng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.

5. Các yếu tố giúp web tăng traffic

Có những yếu tố nào giúp website cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tăng traffic? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn phát triển kinh doanh trên internet. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng khách truy cập website, nhưng có thể tóm gọn lại thành ba nhóm chính: nội dung, kỹ thuật và tiếp thị.

5.1 Nội dung – Content

Là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân người dùng. Nội dung cần phải chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề của khách hàng, có tính sáng tạo và độc đáo.

Ngoài ra, nội dung cũng cần phải bám sát từ khóa để SEO đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nội dung cũng cần được cập nhật thường xuyên, phù hợp với xu hướng thị trường. 

Sử dụng AI để xây dựng nội dung
Sử dụng AI để xây dựng nội dung có thể là một con dao 2 lưỡi

Đặc biệt chú ý, nếu bạn sử dụng nội dung do A.I (trí tuệ nhân tạo) thực hiện thì cần kiểm tra lại tính chính xác và cấu trúc câu chữ để tránh gây hiểu lầm, hiểu sai hoặc gây khó chịu cho người đọc nhé.

Khi phát hiện tỷ lệ thoát cao thì bộ máy Google sẽ đánh giá website của bạn cung cấp chất lượng không hiệu quả và hạ thứ hạng của website bạn xuống, trong trường hợp xấu nhất là bạn sẽ nhận được án phạt của Google.

5.2 Kỹ thuật

Đây là yếu tố giúp đảm bảo website hoạt động ổn định, tải nhanh, dễ sử dụng, thân thiện với tất cả thiết bị duyệt web và công cụ tìm kiếm.

Một website được đầu tư kỹ thuật tốt sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng và tăng khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Nói một cách đơn giản, khách hàng sẽ thoát ra ngay lập tức khi gặp một website tải chậm và có nhiều lỗi.

Chính vì thế bạn phải luôn quan tâm cơ sở hạ tầng, nâng cấp và bảo trì website liên tục, gợi ý cho bạn một công cụ để check tốc độ website đó là các chỉ số Core web vitals của Google.

5.3 Tiếp thị trên mạng xã hội

Bạn cần có chiến lược rõ ràng, sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả, như mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến, SEO, content marketing…

Tăng traffic cho website thông qua mạng xã hội
Xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả thông qua website giúp trang web thu hút traffic từ người dùng

Với mục đích tăng tính nhận diện thương hiệu, thu hút lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi thành khách hàng thực. Thậm chí nếu bạn làm tốt thì có thể tạo ra trend – xu hướng mới trên mạng xã hội có thể giúp website của bạn bùng nổ traffic.

5.4 Hệ thống từ khóa

Hệ thống từ khóa là một phần quan trọng của SEO, giúp website của bạn được tìm thấy và xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Bing, Google, Coccoc, v.v. Từ khóa là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào khi tìm kiếm thông tin trên internet. 

Nếu website của bạn có nội dung phù hợp với những từ khóa đó, bạn sẽ có cơ hội thu hút nhiều người truy cập hơn, tăng traffic cho website.

Từ khóa có nhiều loại khác nhau như từ khóa thương hiệu, từ khóa thị trường, từ khóa liên quan, từ khóa dạng câu hỏi,…

Chính vì thế, tùy vào thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm mà chọn chiến lược từ khóa cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích thị trường, đối thủ và thời điểm để chọn từ khóa cho phù hợp để tăng lượng traffic cho website.

5.5 Chất lượng content

Chất lượng content là một yếu tố quan trọng trong việc tăng traffic website, vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu/Độ nhận dạng thương hiệu
  • Xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm
  • Cải thiện lượt click và hiển thị
  • Tạo ra khách hàng tiềm năng
  • Tăng trưởng doanh số

Và còn nhiều khía cạnh khác, chính vì thế bạn cần đầu tư vào chất lượng content, triển khai dàn ý rõ ràng mạch lạc. Hạn chế việc viết dài dòng, lan man, dẫn dắt không chuyên nghiệp. Hãy xây dựng bài viết với nội dung giải quyết vấn đề cho khách hàng, sau đó mới tới những nội dung liên quan..

5.6 Sức mạnh từ offpage

Cuối cùng là tận dụng sức mạnh từ các trang web bên ngoài để đặt link về trang web của bạn. Giải thích một cách đơn giản hơn đó chính là URL trang web của bạn sẽ xuất hiện trên những trang báo mạng, blog, mạng xã hội hoặc các công cụ như mã QR, ứng dụng…

6. Gợi ý 3 công cụ hỗ trợ kiểm tra traffic website

Nếu bạn muốn biết lượng truy cập của website của mình hoặc của đối thủ, bạn có thể sử dụng một số công cụ kiểm tra traffic website chuyên nghiệp sau đây.

6.1 Semrush

Semrush là một trong những công cụ kiểm tra traffic website hàng đầu thế giới.

Semrush

Bạn có thể nhập địa chỉ website vào ô tìm kiếm của Semrush và nhận được các thông tin chi tiết về lượng truy cập, nguồn gốc, từ khóa, đối thủ cạnh tranh, backlink và nhiều hơn nữa.

Semrush cũng cho phép bạn so sánh traffic của nhiều website khác nhau và phân tích xu hướng traffic theo thời gian.

6.2 Ahrefs

Ahrefs là một công cụ kiểm tra traffic website tương tự như Semrush, nhưng có một số tính năng khác biệt.

Phần mềm SEO web Ahrefs được đánh giá cao

Ahrefs có một cơ sở dữ liệu backlink lớn nhất thế giới, với hơn 25 tỷ liên kết được cập nhật hàng ngày.

Bạn có thể sử dụng Ahrefs để kiểm tra traffic website, từ khóa, đối thủ cạnh tranh, backlink, chỉ số SEO và nhiều hơn nữa.

6.3 Keyword Tool

Keyword Tool là một công cụ kiểm tra traffic website đơn giản nhưng hiệu quả.

Keyword Tool Io

Bạn chỉ cần nhập địa chỉ website vào ô tìm kiếm của Keyword Tool và nhận được các thông tin về lượng truy cập, từ khóa, ngôn ngữ, quốc gia và thiết bị của người dùng.

Keyword Tool cũng cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa liên quan và đề xuất cho website của bạn.

Trên đây là tất cả nội dung giải đáp cho câu hỏi traffic là gì. Đồng thời mở rộng ra thêm những thông tin chuyên sâu như cách tăng traffic website và những công cụ hỗ trợ liên quan. Hy vọng rằng qua bài viết mà Navee vừa chia sẻ đã giúp bạn có những thông tin bổ ích liên quan đến traffic website.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link