Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh – Why Branding?

3.3
(3)

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp đang quan tâm. Cùng Navee tìm hiểu giá trị của thương hiệu và lý do tại sao doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công cần phải có thương hiệu mạnh. 

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh - Why Branding?
Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh – Why Branding?

Thương hiệu giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thương hiệu tạo nên niềm tin đối với một tập thể khách hàng trung thành có chung sở thích, mong muốn
Thương hiệu tạo nên niềm tin đối với một tập thể khách hàng trung thành có chung sở thích, mong muốn

Ngày nay, người tiêu dùng đã không còn xa lạ với các tên thương hiệu đình đám như Highlands Coffee, Starbuck, hay Chanel, Gucci…Thậm chí chúng ta dễ dàng bắt gặp những hội nhóm trên mạng xã hội Facebook mang tên như: Hội những người yêu thích nước hoa Chanel, hội nghiện trà sữa The Alleys.

Vậy hiểu cách đơn giản nhất là thương hiệu tạo nên một cộng đồng gồm những người có chung sở thích, nhu cầu, đẳng cấp, lối sống,…. Từ đó, thương hiệu tạo nên nền văn hóa và sự giao thoa văn hóa trên thị trường, kích thích cung cầu. Thương hiệu tạo nên các xu hướng như văn hóa uống trà sữa của giới trẻ, văn hóa ăn mì cay,…

Ngoài ra, thương hiệu còn tạo nên một niềm tin đặc biệt đối với một tập thể khách hàng trung thành, những khách hàng này chỉ tin và sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.

Thương hiệu hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

tại sao cần phải xây dựng thương hiệu? Thương hiệu là loại tài sản vô hình nhưng có giá trị hữu hình giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
Thương hiệu là loại tài sản vô hình nhưng có giá trị hữu hình giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh? Một lý do rất quan trọng mà doanh nghiệp cần biết đó là thương hiệu góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khủng hoảng. 

Khi một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, thường sẽ gặp những khó khăn như kinh doanh thua lỗ, thị trường chưa ổn định nhưng giá trị của thương hiệu vẫn là số dương. Bởi, thương hiệu là một loại tài sản vô hình không bị khấu hao như những loại tài sản hữu hình khác. Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay thậm chí phá sản thì thương hiệu vẫn có giá trị, nếu các doanh nghiệp khác muốn sở hữu lại thương hiệu đó thì sẽ phải trả một số tiền phù hợp so với định giá của thương hiệu. 

Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu tức là doanh nghiệp đã có chỗ đứng trong lòng của một tập khách hàng nhất định, đây là tập khách hàng trung thành. Nhờ có tập khách hàng trung thành tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn so với những thương hiệu chưa được nhiều người biết đến. 

Thương hiệu giúp tạo dựng lòng tin khách hàng

Thương hiệu giúp tạo dựng lòng tin khách hàng bởi khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu uy tín  tâm lý khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng, an tâm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. 

Tuy nhiên quá trình này không hề dễ dàng chút nào. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều thời gian xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu cũng như đầu tư về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khi đã tạo dựng lòng tin khách hàng dành cho thương hiệu nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã có vị thế nhất định trên thị trường cũng như trong tâm trí của khách hàng, giúp hỗ trợ việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng, thì thương hiệu còn đem lại ý nghĩa to lớn về phía cổ đông và phía nhân sự. Khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu chứng tỏ doanh nghiệp có sự nghiêm túc, nỗ lực, vì vậy khi kêu gọi đầu tư hay hợp tác với doanh nghiệp khác được thuận lợi. Đối với nhân sự được làm việc cho một doanh nghiệp có thương hiệu họ sẽ tự hào, mong muốn gắn bó lâu dài và lan tỏa những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng. 

Thương hiệu giúp doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ

tại sao cần phải xây dựng thương hiệu? Để cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần có sự khác biệt hóa so với đối thủ
Để cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần có sự khác biệt hóa so với đối thủ

Một câu hỏi bất cứ nhà kinh doanh nào cũng trăn trở khi mới bắt đầu kinh doanh đó là: Làm thế nào để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình thay vì lựa chọn hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm từ thương hiệu khác?

Đó chính là tạo ra sự khác biệt hóa. Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu? Vì chính thương hiệu giúp sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt so với hàng ngàn những tên tuổi ngoài kia. Khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm này đến từ thương hiệu nào, từ những hiểu biết, cảm nhận về thương hiệu trước đó mà người tiêu dùng quyết định chọn mua sản phẩm hoặc không của thương hiệu. 

Nếu khách hàng có trải nghiệm tích cực đối với thương hiệu thì cơ hội khách hàng lựa chọn sản phẩm thương hiệu của bạn sẽ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, một thương hiệu không gây ấn tượng tốt với khách hàng hoặc thậm chí là sản phẩm không có thương hiệu thì cơ hội khách hàng chọn mua sẽ thấp, khó để cạnh tranh trên thị trường. 

Vì vậy, ngay từ những ngày đầu kinh doanh bạn hãy cố gắng tập trung xây dựng thương hiệu thật tốt, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng để tạo nên sự khác biệt hóa so với hàng ngàn đối thủ ngoài kia. 

Thương hiệu tốt làm gia tăng giá trị doanh nghiệp

Một thương hiệu đã có vị trí vững chắc trên thị trường sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh hơn so với thương hiệu khác
Một thương hiệu đã có vị trí vững chắc trên thị trường sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh hơn so với thương hiệu khác

Một lý do rất quan trọng không thể bỏ qua khi xây dựng thương hiệu đó chính là thương hiệu tốt sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Một thương hiệu đã có vị trí vững chắc trên thị trường sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong ngành. 

Thương hiệu còn là tài sản có định giá. Theo Forbes (2019) tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam đạt hơn 9,3 tỷ USD, trong đó có 20 doanh nghiệp Việt Nam đạt giá trị trên 100 triệu USD. Các thương hiệu quen thuộc dẫn đầu thị trường Việt Nam tại nhiều lĩnh vực khác nhau đó là: Vinamilk, FPT, Viettel, Vinhomes,…

Qua đó, bạn dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu được rất rõ tầm quan trọng của thương hiệu và ngày càng chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, Việt Nam đã có những thương hiệu hùng mạnh và có giá trị cao. 

Nếu doanh nghiệp bạn không phải là startup, và doanh thu không phải là vấn đề sống còn thì bạn nên bắt tay vào đầu tư xây dựng thương hiệu vì nó mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp về lâu dài. 

Navee hi vọng qua những chia sẻ về lý do tại sao cần phải xây dựng thương hiệu trong quá trình tạo dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. Chúc bạn luôn thành công!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3.3 / 5. Lượt bình chọn: 3

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link