Chiến lược kinh doanh của Apple – Giải mã chìa khóa thành công

0
(0)

Không ai có thể phủ nhận Apple chính là thương hiệu lớn nhất và thành công nhất trên thị trường công nghệ và sản phẩm điện tử. Vậy chiến lược kinh doanh của Apple là gì để biến mình từ một gara ô tô trở thành một ông lớn công nghệ với doanh thu đáng kinh ngạc, sản phẩm dẫn đầu sáng tạo và nhận diện thương hiệu toàn cầu? Hãy cùng Navee giải mã chìa khóa thành công của Apple với bài viết sau đây!

1. Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Apple

Apple (Apple Inc.) là một tập đoàn của Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ được thành lập từ năm 1976 bởi 3 nhà sáng lập tài ba Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne và đặt trụ sở chính đặt tại Cupertino (California).

Tổng quan về Apple
Apple – một “ông lớn” của ngành công nghệ và sản phẩm điện tử

Máy tính cá nhân là dòng sản phẩm đầu tiên của Apple, được bán với giá 666,66 USD. Qua nhiều biến động, nhưng cho đến hiện tại, Apple vẫn đang dẫn đầu thị trường sản xuất thiết bị công nghệ với hàng loạt sản phẩm nổi bật và thành công tạo nên một nền văn hóa tiêu dùng mới như iPhone, iPad, Macbook, Apple Watch, Airpods…với hệ điều hành riêng và các dịch vụ tiện ích đặc sắc…

Tất cả đã đưa Apple trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, được nhiều người ngưỡng mộ với giá trị thị trường hơn 2.000 tỷ USD.

2. Phân tích 5 thành phần chính trong kế hoạch kinh doanh của Apple

2.1. Mục tiêu chiến lược của Apple

Với mục tiêu chiến lược kinh doanh trở thành công ty công nghệ đứng đầu thế giới về sản phẩm và dịch vụ cao cấp, chất lượng nhất, Apple luôn tập trung nâng cao các yếu tố: 

  • Đổi mới: Nỗ lực dẫn đầu sáng tạo, đổi mới sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và xu hướng công nghệ mới nhất cho người dùng.
  • Chất lượng: Luôn được chú trọng đưa lên hàng đầu từ sản phẩm đến các dịch vụ hay tiện ích đi kèm.
  • Thiết kế: Luôn là mặt hàng cao cấp với thiết kế hiện đại, sang trọng, tinh tế nổi bật trên thị trường
  • Thương hiệu: Là thương hiệu công nghệ có giá trị lớn và được sử dụng nhiều nhất toàn cầu.

2.2. Thị trường mục tiêu của Apple

Thị trường mục tiêu của Apple là trên toàn cầu với sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, do phân khúc thị trường cao cấp nên một số thị trường có mức thu nhập cao như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Nhật Bản,…sẽ được chú trọng đẩy mạnh và đầu tư cao hơn.

2.3. Khách hàng mục tiêu của Apple

Tệp khách hàng mục tiêu mà Apple theo đuổi là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao, yêu thích công nghệ và mong muốn sở hữu những sản phẩm sang trọng, chất lượng cao. 

2.4. Lợi thế cạnh tranh của Apple

– Khả năng thiết kế tinh tế, phát triển đổi mới liên tục phần cứng, phần mềm, các ứng dụng và dịch vụ đi kèm…Mang đến những sản phẩm có tính sáng tạo cao, nổi bật và chất lượng.

– Liên tục ra mắt các sản phẩm mới, tạo ra xu hướng mới trong thị tường cũng như đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

– Xây dựng chiến lược nhận diện hình ảnh thương hiệu và tiếp thị quảng cáo rất hiệu quả và linh hoạt

– Các cửa hàng bán lẻ được thiết kế hiện đại, sang trọng, dịch vụ chu đáo mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh của Apple
Các cửa hàng bán lẻ của Apple với phong cách đơn giản, sang trọng, dịch vụ chu đáo mang đến sự thoải mái cho trải nghiệm khách hàng

– Nhờ đó giúp gia tăng lượng khách hàng thân thiết, luôn yêu thích và trung thành với thương hiệu Apple.

– Bên cạnh đó, sự phát triển của dịch vụ đám mây và thông tin liên lạc đẩy mạnh nhu cầu của thị trường mở ra cơ hội Apple mở rộng phát triển.

2.5. Các hoạt động chiến lược của Apple

Apple thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế tập trung vào các hoạt động: 

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm: luôn sẵn sàng đầu tư chi phí lớn vào nghiên cứu đổi mới và phát triển để luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ cũng như thiết kế.

Các dòng sản phẩm đa dạng của Apple bao gồm:

  • Điện thoại thông minh iPhone
  • Máy tính bảng iPad
  • Máy tính xách tay MacBook
  • Máy tính cá nhân Mac
  • Máy nghe nhạc di động iPod
  • Đồng hồ thông minh Apple Watch
  • Máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV
  • Tai nghe không dây AirPods, tai nghe chụp tai AirPods Max
  • Loa thông minh HomePod
  • Hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS
  • Dịch vụ: Tunes Store, iOS App Store, Mac App Store, Apple Arcade, Apple Music, Apple TV +, iMessage và iCloud, Apple Pay,…

Mở rộng thị trường: mục tiêu mở rộng toàn cầu nên bên cạnh các nước phát triển, Apple đang dần đầu tư và tập trung mở rộng ra các thị trường các quốc gia đang phát triển nhưng giàu tiềm năng.

Phát triển hệ sinh thái: Bên cạnh sản phẩm cốt lõi như Iphone, Ipad…hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ của Apple cũng được phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu liên quan của người mua, tăng sự thuận tiện mua sắm tạo sự trung thành cho thương hiệu. 

Hệ sinh thái của Apple đa dạng
Hệ sinh thái sản phẩm đa dạng giữ chân số lượng lớn khách hàng trung thành

Chăm sóc khách hàng: Thương hiệu cũng luôn coi trọng và thường xuyên cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi để tăng độ hài lòng trong trải nghiệm khách hàng

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Bảo đảm sự ổn định chuỗi cung ứng để hoạt động sản xuất sản phẩm luôn được trơn tru và hiệu quả

Phát triển dịch vụ và nội dung số: mở rộng các dịch vụ số như Apple TV+, Apple Music và Apple Arcade theo xu thế để tạo nguồn doanh thu mới.

3. Phân tích chi tiết các chiến lược kinh doanh của Apple

3.1. Chiến lược marketing của Apple:

Chiến lược marketing của Apple tập trung khai thác 2 yếu tố trọng tâm:

Chiến lược khác biệt hóa – tập trung vào phát triển chất lượng sản phẩm

Bất kỳ sản phẩm nào của Apple từ Macbook, Iphone hay ipad…đều sử dụng hệ điều hành chính hãng IOS hay Mac…để thể hiện sự vượt trội của mình so với các đối thủ. Để thực hiện được chiến lược khác biệt hóa này, Apple luôn chú trọng:

  • Đột phá nổi bật trong thiết kế sản phẩm
  • Phát triển hệ điều hành riêng biệt chính hãng
  • Định giá sản phẩm theo chiến lược khác biệt 
  • Tạo sự kết nối và phát triển cộng đồng người dùng

Việc kết nối và tạo ra được một cộng đồng người dùng yêu thích và trung thành là yếu tố mang đến thành công cho chiến lược định vị thương hiệu của Apple.

Chiến lược marketing của Apple
Chiến lược marketing của Apple chiến cả thế giới thán phục

Chiến lược trải nghiệm khách hàng – Nội dung quảng cáo tập trung vào lợi ích của khách hàng

Chiến lược trải nghiệm khách hàng của Apple tập trung vào các hoạt động quảng cáo mang tính thuyết phục và sáng tạo để xây dựng sự tương tác kết nối với khách hàng. 

Nội dung quảng cáo luôn đơn giản nhưng tính truyền đạt mạnh mẽ, đầy tính thuyết phục cho cảm nhận người dùng rằng việc sở hữu sản phẩm apple không đơn thuần là việc mua sắm mà là trải nghiệm giúp khách hàng trở thành một phiên bản tốt hơn, là một phần của cuộc sống hàng ngày của mỗi công dân hiện đại.

3.2. Chiến lược định vị thương hiệu “Think Different” – Nghĩ khác biệt

Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu của Apple là Triết lý cốt lõi của công ty “Think Different”- Nghĩ khác biệt chính là yếu tố quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu “Apple” trên thị trường cũng như tạo ra sự khác biệt. Apple xây dựng sự hài lòng của khách hàng bằng sự sáng tạo, đổi mới trong tất cả các sản phẩm và dịch vụ.

Chiến lược định vị thương hiệu của Apple
Chiến lược định vị thương hiệu “Think different”- Nghĩ khác biệt

Sự khác biệt hóa trong sản phẩm có thể giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và xây dựng một nhận thức thương hiệu lâu dài, bền vững về sự vượt trội của sản phẩm Apple so với các đối thủ trên thị trường.

4. Phân tích chiến lược kinh doanh của Apple tại thị trường Việt Nam

Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng với dân số trẻ, chuộng sử dụng smartphone ngày càng cao đồng thời thu nhập bình quân ngày càng tăng. Theo thống kế, doanh số iPhone tại Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây từ 10% vào năm 2020 lên 15% vào năm 2022. Nhờ thương hiệu này đang tích cực mở rộng thị trường tại Việt Nam với các chiến lược kinh doanh của Apple như:

Apple đã có cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam
Apple khai trương cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam vào ngày 18.5.2023
  • Tập trung vào phân khúc cao cấp: khách hàng mục tiêu có thu nhập cao và yêu thích công nghệ tiên tiến, sáng tạo.
  • Tăng cường hoạt động Marketing: Bên cạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm, Apple cũng đã mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam và hợp tác với các nhà bán lẻ lớn của nước ta để phân phối sản phẩm.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Apple đã mở các trung tâm dịch vụ ủy quyền tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

Qua những chia sẻ, có thể thấy được các chiến lược kinh doanh của Apple rất đúng đắn và hiệu quả để có thể đạt được vị thế “khác biệt” đáng ngưỡng mộ trên thị trường cũng như thành công to lớn tại Việt Nam và quốc tế. Đây là một thách thức mà không nhiều thương hiệu có thể vượt qua. Hy vọng bài viết của Navee Marketing Agency đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích! mà bạn đang tìm kiếm!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link