Ngày nay, khi thị trường có sự cạnh tranh càng gay gắt thì việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng cho doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Bộ nhận diện thương hiệu tạo ra sự khác biệt, tăng khả năng nhận thức, tăng giá trị thương hiệu.
Sau đây, Navee sẽ chia sẻ từ A-Z về Brand Identity – Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.
Brand Name là tên thương hiệu mà doanh nghiệp/nhà sản xuất đặt cho một dịch vụ/sản phẩm cụ thể nào đó. Tên thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Ngoài ra, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng độ nhận diện vì thương hiệu là điểm khác biệt lớn nhất so với sản phẩm của các doanh nghiệp đối thủ.
Logo mang tính biểu tượng cho thương hiệu, đóng vai trò là nhận diện thương hiệu, hình ảnh đại diện tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng. Để thiết kế ra logo thu hút, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu thị trường, nắm rõ ý nghĩa về hình khối, màu sắc của ngành hàng.
Tagline là dòng thông điệp ngắn gọn (khoảng 8 từ) nhưng diễn tả được tính chất nhận diện thương hiệu, giá trị cốt lõi hay lời hứa mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.
Slogan là thông điệp được thương hiệu sử dụng trong một chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Với mỗi chiến dịch tiếp thị, thương hiệu sẽ truyền tải một câu slogan phù hợp với mục tiêu của chiến dịch đó.
Tuy tagline và slogan đóng vai trò khác nhau nhưng khi tạo tagline/slogan thương hiệu cần đảm bảo câu từ ngắn gọn, xúc tích, gây ấn tượng tới người nghe/người đọc.
Nếu bạn nghĩ rằng màu sắc thương hiệu không có gì là quan trọng, bạn thích màu nào thì bạn chọn màu đấy. Vậy thì bạn đã thất bại ngay từ đầu trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu rồi đấy!
Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa riêng và thể hiện tính chất riêng của từng ngành nghề khác nhau. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu màu sắc để phù hợp với lĩnh vực hoạt động.
Chẳng hạn, các thương hiệu thức ăn nhanh thường chọn gam màu nóng như đỏ tươi hoặc cam bởi chúng kích thích sự thèm ăn của con người.
Mỗi kiểu dáng, hình khối mang lại “nét riêng” về thương hiệu trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm, các ấn phẩm truyền thông.
Có 3 kiểu hình khối phổ biến là: Khối tròn, những đường thẳng, khối có góc cạnh (hình vuông, tam giác,…).
Tại sao thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả?
Bởi, thấu hiểu khách hàng giúp thương hiệu nắm rõ nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng là gì, hiểu khách hàng của mình giống như một người bạn. Từ đó, đáp ứng đúng mong cầu, đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng.
Thấu hiểu chính thương hiệu giúp doanh nghiệp biết được thương hiệu của mình là ai, đang ở vị trí nào, điểm mạnh điểm yếu hiện tại của thương hiệu là gì? Nhờ đó, đưa ra tầm nhìn chiến lược phù hợp, tận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Vậy nên, kết hợp cả hai yếu tố trên tường tận giá trị thương hiệu và thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, hiệu quả. Đây được xem là một trong những công việc quan trọng của người làm quản trị thương hiệu.
Tên thương hiệu giống như tên gọi của một người, nó thể hiện ý nghĩa nhất định và là linh hồn, bộ mặt của thương hiệu. Tên thương hiệu đôi khi là cả một câu chuyện ý nghĩa đằng sau cái tên ấy. Tên thương hiệu cần liên quan đến ngành hàng hoạt động, đảm bảo tính dễ đọc, dễ nhớ.
Logo thương hiệu cần đảm bảo có các yếu tố sau:
Ngoài ra, logo cần có nhiều phiên bản khác nhau như kích cỡ to, bình thường, nhỏ, hay màu sắc có thể thay đổi trên các nền khác nhau chẳng hạn như Facebook có logo xanh dương và trắng, nếu chữ xanh thì phông màu trắng và ngược lại.
Tagline cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đúc kết được thông điệp ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện giá trị nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, tagline cần mang tính “trường tồn” với thời gian bởi đó là giá trị cốt lõi, lời hứa của thương hiệu. Ví dụ tagline của các thương hiệu nổi tiếng như: Nike – “Just do it”, Apple – “Think different”,…
Slogan rõ ràng, dễ hiểu, tác động mạnh mẽ đến khách hàng và phải đảm bảo truyền tải được đúng ý nghĩa mục tiêu của chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, câu slogan có thể trở thành “trend” càng tốt. Ví dụ như slogan của Biti’s trong chiến dịch cùng tên “Đi để trở về” và câu slogan “Đi để trở về” trở thành xu hướng vào mỗi dịp cuối năm của các bạn trẻ, xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội.
Mỗi nhóm ngành/lĩnh vực kinh doanh đều có màu sắc đặc trưng riêng. Dưới đây là màu sắc phổ biến cho 15 ngành nghề:
Ví dụ thương hiệu chuyên sản xuất đồ cho bé như Johnson & Johnson, Comfort, Con Cưng logo của các thương hiệu này đều toát lên cảm giác êm ái, nhẹ nhàng bởi các chữ có đường cong uốn lượn
Bám sát giá trị cốt lõi thương hiệu, mục tiêu ban đầu các nhà thiết kế sẽ thể hiện sự sáng tạo của mình để thiết kế logo. Logo cần có sự hài hòa về màu sắc, liên quan đến ngành nghề, mang ý nghĩa biểu tượng và dễ gây sự chú ý, dễ nhớ. Dù có sáng tạo đến đâu nhưng logo vẫn phải theo sát ý tưởng ban đầu, thể hiện đúng tinh thần thương hiệu. Đặc biệt lưu ý, logo cần tránh những hình ảnh/kiểu dáng mang tính nhạy cảm, khiến người nhìn dễ hiểu nhầm.
Khi đã xây dựng xong bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần rà soát lại xem nó đã hợp lý, nhất quán chưa. Sau đó, đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu cho toàn bộ tài liệu, hình ảnh sản phẩm, bao bì, card visit, các kênh online của thương hiệu (Fanpage Facebook, Instagram, Website,…),…
Để sử dụng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả đòi hỏi thương hiệu cần xây dựng chiến lược cụ thể. Ngoài ra, màu sắc logo, vật liệu để in ấn đôi khi nhìn qua thì thấy đơn giản nhưng trong quá trình áp dụng dễ bị sai lệch về tông màu sắc, vật liệu, kích thước. Do đó, bộ phận thiết kế cần có “cuốn cẩm nang” trình bày chi tiết màu sắc, cách in ấn, vật liệu sử dụng để quá trình sử dụng diễn ra suôn sẻ, thuận tiện nhất.
Nhiều trường hợp bộ phận thiết kế gửi file hình ảnh logo cho bộ phận khác in ấn khi thành phẩm lại bị sai về tông màu. Việc này gây mất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy hãy gửi kèm “cuốn cẩm nang” luôn nhé!
Lưu ý những yêu cầu bắt buộc của bộ nhận diện thương hiệu là:
Navee hiểu rằng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không hề đơn giản, thương hiệu phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định giá trị thương hiệu, đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường.
Ngoài ra, thương hiệu phải bỏ nhiều thời gian, chi phí và chất xám, tuy nhiên giá trị nhận được là hoàn toàn xứng đáng và mang tính lâu dài. Vì vậy, hãy bắt tay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp ngay từ hôm nay nhé!
Nội dung có hữu ích cho bạn?
Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!
Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2
1.5 (2) Do sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay mà bài toán xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Yếu tố giúp...
4.5 (2) Nếu công ty có thể tạo ra trải nghiệm thương hiệu ấn tượng, tích cực đối với khách hàng tiềm năng, bạn có...
0 (0) Thực hiện tốt các yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn sẽ có chiến lược thành công và...
0 (0) Xác định Brand Essence là điều cần thiết để xây dựng bản sắc thương hiệu nhằm gắn kết, tạo ra các chiến dịch...
Đối với một Website kinh doanh, lượt tìm kiếm tự nhiên là phần quan trọng trong phễu khách hàng. Đa số người dùng đều tìm kiếm thông tin trên Google ít nhất một lần trước khi quyết định mua hàng. Dịch vụ SEO Website nhằm:
Đưa địa điểm công ty (doanh nghiệp) của bạn lên vị trí #1 Google Maps với SEO Local:
Quảng cáo Google Ads tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay lập tức, đạt lưu lượng truy cập nhanh nhất.
Thay vì bạn phải đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để từ khóa của Website được xếp hạng trên trang #1 công cụ tìm kiếm, bạn chỉ cần dùng chiến dịch quảng cáo Google Ads thì sẽ sớm đạt được mục tiêu.
Mục tiêu doanh nghiệp được triển khai, đo lường, tối ưu hiệu quả với dịch vụ Digital Marketing tổng thể:
Đội ngũ chuyên gia của NAVEE xây dựng các chiến lược marketing automation với các nội dung được cá nhân hóa tuyệt đối, hướng đến việc chuyển đổi người truy cập trực tuyến thành khách hàng tiềm năng.
Chúng tôi hỗ trợ trên các nền tảng marketing tự động hóa:
Giúp doanh nghiệp tìm kiếm và nuôi dưỡng chăm sóc Khách hàng tiềm năng hiệu quả
Fanpage chất lượng sẽ giúp lan tỏa thương hiệu và thu hút khách hàng hiệu quả.
Chọn NAVEE, an tâm gửi gắm fanpage cho đội ngũ sáng tạo nội dung tận tâm và chuyên nghiệp:
Thương hiệu của bạn sẽ được bảo vệ, theo dõi và quản lý để đảm bảo danh tiếng thương hiệu trên các kênh truyền thông:
Đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO dễ dàng, trực quan với báo cáo nâng cao từ NAVEE, các dữ liệu được cập nhật liên tục xử lý tinh gọn khoa học, sinh động và dễ hiểu:
Dự báo doanh số bán hàng, kiểm chứng hiệu quả marketing và gia tăng phát triển sức mạnh thương hiệu: