Kinh doanh thương mại điện tử – 3 kinh nghiệm, 7 ý tưởng

0
(0)

Kinh doanh thương mại điện tử hiện đang dần là xu thế của thời đại ngày nay bởi tính thuận tiện và thoải mái của nó. Vì sự dễ dàng trong khâu vận chuyển, chi phí tiết kiệm nên các doanh nghiệp càng hứng thú để đầu tư và phát triển thương hiệu của mình . 

Điều các chủ doanh nghiệp nên ưu tiên hàng đầu để thử sức và phát triển dài lâu trên sàn thương mại điện tử là bạn phải nắm được là kinh nghiệm và những ý tưởng thời thượng, độc đáo.

3 kinh nghiệm, 7 ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử.
3 kinh nghiệm, 7 ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử.

Để hiểu rõ hơn quy trình kinh doanh này, Navee sẽ gợi ý cho các bạn 3 kinh nghiệm và 7 ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử thành công.

3 kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử thành công

Lựa chọn sản phẩm phù hợp

Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh đều phải chú trọng phát triển vào sản phẩm của mình, không chỉ kinh doanh thương mại điện tử mà trên tất cả các hình thức từ sản phẩm hữu hình, sản phẩm trực tuyến đến các dịch vụ. 

Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp quyết định đến 70% của thành công khi quyết định kinh doanh thương mại điện tử, có một sản phẩm cốt lõi, dòng sản phẩm thích hợp là nền móng vững chắc để doanh nghiệp có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp đều phải chú ý đến yếu tố này khi bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt, phù hợp với khách hàng thì họ sẽ sẵn lòng trả phí cao hơn giá trị sản phẩm. Khi kinh doanh thương mại điện tử, yếu tố giữ chân khách hàng bên cạnh yếu tố về thương hiệu, trải nghiệm mua sắm thì đó còn là sản phẩm, khách hàng có được sản phẩm tốt, họ sẽ dễ dàng quay lại đánh giá và giới thiệu sản phẩm đó đến người khác. Phương pháp truyền miệng này chính là phương pháp truyền thông đắt giá nhất mà thương hiệu có được.

Đa dạng hóa phân khúc sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình cải tiến, biến hóa, phát triển, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm xoay quanh sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp. 

Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cũng cần đa dạng hóa phân khúc sản phẩm của mình, vì một chiếc “túi lớn” sẽ gây ấn tượng với khách hàng và tạo cho họ nhiều lựa chọn hơn khi mua sản phẩm.

Ví dụ, một gian hàng kinh doanh quần áo thời trang, kèm theo đó có thể bán kèm phụ kiện, mũ nón làm sản phẩm giá trị thấp để khách hàng thoải mái lựa chọn mà không mất thời gian dạo quanh để tìm những món đồ nhỏ lẻ. 

Kinh doanh thương mại điện tử
Kinh doanh thương mại điện tử

Để thành công, các doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một hoặc một nhóm đối tượng khách hàng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. 

Một gian hàng, nên có sản phẩm chia làm 3 phân khúc: Giá trị thấp, giá trị trung bình và giá trị cao. Mỗi phân khúc sẽ có vai trò khác nhau trong chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ hành vi và thị hiếu khách hàng để tạo ra những sản phẩm phù hợp.

Sản phẩm giá trị thấp sẽ là những “sản phẩm mồi”, có giá thấp để kích thích cường độ mua hàng cũng như sự quan tâm đến gian hàng của mình. Những sản phẩm này sẽ chịu lỗ để đẩy mạnh sự chuyển đổi cho các dòng sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, khi đã ổn định và phát triển, người bán hàng nên tập trung nhiều vào những sản phẩm giá giá trị trung bình và giá trị cao. Những sản phẩm giá trị thấp tuy được nhiều lượt mua nhưng người bán sẽ chịu thiệt cho chi phí đóng gói và vận chuyển.

Sản phẩm có giá trị trung bình, chính là những mặt hàng chủ chốt, là linh hồn tạo nên tính thương hiệu cho doanh nghiệp. Đó là những sản phẩm mang lại doanh thu cao  nhất cho chủ kinh doanh. Vì thời thế và nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi, không nên phụ thuộc quá nhiều vào một sản phẩm mà bạn nên phát triển nhiều sản phẩm hơn trong phân khúc này. 

Nếu vòng đời của sản phẩm rơi vào thời kỳ suy thoái, tức bán chậm hoặc rải rác còn vài ba đơn, bạn nên mở rộng hoặc tìm những sản phẩm thay thế ngay để có thể cạnh tranh với các gian hàng khác khi kinh doanh thương mại điện tử.

Ở nhóm sản phẩm giá trị cao, đây là nhóm sản phẩm được cập nhật thêm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời mở rộng phân khúc khách hàng sẵn lòng và luôn tìm kiếm những sản phẩm giá trị cao trên sàn thương mại điện tử. Sản phẩm này không phải thế mạnh của bạn nhưng là sản phẩm bổ trợ mật thiết với sản phẩm truyền thống và có thể là sản phẩm độc quyền của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu.

Tuy nhiên, nếu kinh doanh lĩnh vực thiết bị công nghệ lớn hay đồ nội thất, tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn, cồng kềnh trong lúc vận chuyển hơn, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nâng cao giá thành để bù lại những chi phí có thể phát sinh.

Ví dụ, ở ngành hàng đồ gia dụng, sản phẩm giá trị thấp là những quà tặng kém nếu bán lẻ sẽ tầm mấy chục nghìn, ở phân khúc sản phẩm trung bình, giá sẽ rơi vào khoảng vài trăm nghìn và sản phẩm giá trị cao có thể lên đến vài triệu. 

Xây dựng quy trình kinh doanh

Dù bạn đang kinh doanh hay đang ấp ủ một quyết định kinh doanh nào, việc xây dựng một quy trình kinh doanh là điều quan trọng để mọi thứ trở nên thuận lợi, tránh trường hợp thất bại đáng tiếc.

Kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử
Kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử

Khảo sát thị trường

Khi mới thành lập một doanh nghiệp hay một gian hàng chào bán trên các sàn thương mại điện tử, bạn nên tiến hành nghiên cứu thị trường. Theo cách này, bạn tìm kiếm thông tin về nhu cầu khách hàng mà mình nhắm đến, hành vi, sở thích của họ. Song song bạn nên tìm hiểu giá cả, chất lượng sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên sàn thương mại điện tử. 

Chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra sản phẩm và nhà cung cấp

Bạn có thể nhập hàng trực tiếp và online. Trái ngược với việc kiểm tra chất lượng hàng hóa trực tiếp, nhập hàng online sẽ khó khăn hơn trong vấn đề đảm bảo chất lượng, thậm chí dễ xảy ra rủi ro lỗi hàng gây ra tình trạng mất thời gian đổi trả và hao hụt chi phí. Vì vậy, trước khi nhập số lượng lớn, bạn nên thỏa thuận một số lượng nhỏ sản phẩm để kiểm tra chất lượng. Sau khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn, bạn có thể thỏa thuận với quy mô, lưu lượng hàng hóa lớn hơn để kinh doanh.

Quy trình trong truyền thông.

kinh doanh thương mại điện tử hay kinh doanh trực tiếp, việc truyền thông, truyền tải  thông tin về sản phẩm của mình thông qua các nền tảng khác là hoàn toàn cần thiết. Đảm bảo đăng sản phẩm với đầy đủ thông tin, hình ảnh rõ ràng, Video đẹp mắt, đúng sản phẩm thực tế sẽ tạo nên ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

Điều này giúp khách hàng tin tưởng, không mất quá nhiều thời gian để cân nhắc, so sánh với các sản phẩm khác. Truyền thông, quảng cáo sản phẩm để tăng độ tiếp cận trong khoảng thời gian ngắn để đo lường độ nhạy cảm của sản phẩm trên thị trường.

Phân tích, đánh giá sản phẩm.

Đây là giai đoạn đánh giá kết quả truyền thông để có thể biết được mức độ tiếp cận của khách hàng, tỷ lệ đơn hàng và sự yêu thích, thay đổi trong hành vi mua của khách hàng cũng như sự hài lòng về sản phẩm của bạn.

Sau quá trình phân tích đó, bạn sẽ nhìn thấy được hoạt động tiếp theo của mình khi kinh doanh thương mại điện tử. Doanh nghiệp đó có cần nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm mới hay không và đầu tư như thế nào chính là mấu chốt của thời điểm này.

7 ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả

Quần áo – thời trang

Hiện nay quần áo và thời trang đang ngày càng được ưa chuộng cả về nhu cầu lẫn các nhà kinh doanh. Đây cũng là lĩnh vực chiếm thị phần lớn trên các sàn thương mại điện tử. 

Với nguồn hàng đa dạng từ trong nước và hàng order, phương thức thanh toán, vận chuyển thuận tiện, ngày càng nhiều người bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử cho mảng này. Đặc biệt là sau đại dịch Covid_19, nhu cầu của khách hàng trong ngành hàng này càng tăng cao. 

Kinh doanh thời trang
Kinh doanh thời trang

Do đó, khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử ở lĩnh vực quần áo thời trang rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên bạn sẽ không thể tránh khỏi những cạnh tranh từ các nhà buôn trên sàn. Chỉ cần áp dụng đúng chiến lược, nhắm vào đúng đối tượng, tận dụng các chương trình trên sàn thương mại mà bạn đang hoạt động là gặt hái được những thành công nhất định. 

Đồ cũ – 2hand

Tại sao việc nhu cầu mua và sử dụng đồ cũ lại là trào lưu? Đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tái sử dụng sản phẩm, xu hướng tìm về với phong cách xưa cũ và sự yêu thích những chất liệu thoải mái, thân thiện với thiên nhiên đã làm thay đổi sở thích của các bạn trẻ.

Kinh doanh đồ cũ – đồ secondhand trên sàn thương mại điện tử cũng đang trên đà phát triển. Trong mảng này bạn có thể kinh doanh quần áo thời trang, phụ kiện như khăn, nón cũ của các thương hiệu nước ngoài. Vì giá rẻ và chất lượng tốt chi phí bắt đầu cũng không cần quá nhiều, ý tưởng này mang lại kha khá lợi nhuận cho người kinh doanh. 

Thực phẩm

Ngoài những lĩnh vực thịnh hành như thời trang, chăm sóc sức khỏe, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm cũng đang dần trở thành mặt hàng được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. 

Vì là sản phẩm thiết yếu, thực phẩm đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại mại điện tử, nên thực phẩm sấy khô đến thực phẩm tươi đều rất đa dạng. Vì thế, đây là ý tưởng không thể bỏ lỡ khi bạn đang dự định khai thác kinh doanh thương mại điện tử.

Kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm

Đồ chơi cho trẻ

Vì nhu cầu ngày càng tăng và nhận thấy sự tiện lợi, các sàn thương mại điện tử đã và đang thu hút rất nhiều đối tượng tham gia từ người trẻ đến các bậc phụ huynh, người lớn tuổi biết sử dụng công nghệ. 

Việc kinh doanh thương mại điện tử với những sản phẩm đồ chơi cho trẻ em là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, khách hàng sẽ quan tâm hơn về chất lượng và xuất xứ sản phẩm ở mảng này nên các nhà kinh doanh cũng cần lưu ý.

Đồ trang sức, phụ kiện thời trang

Đi kèm với quần áo, đồ trang sức và phụ kiện là những mặt hàng cạnh tranh khá nhiều giữ các nhà kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. 

Phân khúc khách hàng chính của các sản phẩm này là giới trẻ hoặc những người yêu thích du lịch. Các nhà phân phối với giá cả hợp lý trên thị trường rất nhiều, đây sẽ là ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời để mang lại mức lợi nhuận có thể nói là cao.

Dụng cụ thể dục – đồ tập gym

Sau tình hình dịch bệnh, năm nay 2021, nhu cầu chăm sóc và rèn luyện sức khỏe tại nhà ngày càng được quan tâm. Từ đó, người tiêu dùng thay đổi thói quen tập tại nhà nhiều hơn đến phòng gym. Đồ tập tại nhà và dụng cụ thể dục đạt lượt tiếp cận, tìm kiếm rất cao. Bạn có thể cân nhắc để kinh doanh những sản phẩm hấp dẫn thị trường này.

Kinh doanh các nền tảng học trực tuyến

Kinh doanh các nền tảng học trực tuyến
Kinh doanh các nền tảng học trực tuyến

Nền tảng học tập và dạy học trực tuyến đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay, đặc biệt là sau dịch Covid-19. 

Tuy các cổng thông tin giáo dục vẫn đang thịnh hành nhưng so với mức cầu ngày càng cao thì bạn càng không thể bỏ qua ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử mảng này để có một phương thức tiếp cận tài nguyên giáo dục tiện lợi, độc đáo.

Đây là một ngách đáng khai thác trong năm 2021 cho những người kinh doanh eCommcerce. Từ học sinh cho đến sinh viên và người đi làm, các khóa học trực tuyến, những webinar trao đổi, chia sẻ kiến thức chỉ cần tiếp cận được kiến thức và thông tin, họ sẽ có nhu cầu tìm kiếm và cần những nền tảng hữu ích.

Kinh doanh thương mại điện tử là lựa chọn tiềm năng cho các nhà kinh doanh và khởi nghiệp hiện nay. Khi thị trường digital marketing và Ecommerce đang chuyển hóa nhanh chóng và được khai thác cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Việc xây dựng cho mình những kinh nghiệm và ý tưởng kinh doanh độc đáo luôn tạo cho thương hiệu một vị thế lớn trên thị trường.

Những chia se của Navee về kinh doanh thương mại điện tử sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc của mình!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link