Phân tích chiến lược marketing ngân hàng BIDV chi tiết từ A-Z

5
(1)

Ngân hàng BIDV được biết đến như một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ nhận được sự tin cậy của khách hàng trong cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, BIDV còn trở thành một thương hiệu thành công mà mọi doanh nghiệp khác đều mong muốn được học hỏi. Các chiến lược marketing ngân hàng BIDV đã triển khai như thế nào? Vì sao họ xây dựng nên một thương hiệu thành công và danh tiếng? Hãy cùng Navee tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt là BIDV.  Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ đó đến nay, BIDV có nhiều tên gọi khác nhau như sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ 26/04/1957 đến 23/06/1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ 24/06/1981 đến 13/11/1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 14/11/1990 đến tháng 04/2012). Từ tháng 05/2012 đến nay là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện tại, trụ sở chính đặt tại số 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Ngân hàng BIDV
Tìm hiểu về Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với lịch sử lâu đời và bề dày kinh nghiệm dày dặn. BIDV được đánh giá cao về tiềm lực tài chính, mạng lưới hoạt động rộng khắp và chất lượng dịch vụ uy tín. Ngoài ra, những chiến lược marketing ngân hàng BIDV cũng được giới chuyên gia đánh giá cao, xem như là một trong các case-study hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp học hỏi.

Hiện BIDV có 4  lĩnh vực hoạt động kinh doanh như sau:

  • Ngân hàng: BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
  • Bảo hiểm: Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các dịch vụ trọn gói của BIDV tới khách hàng.
  • Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
  • Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành,…

2. Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng BIDV

Để tìm hiểu được sự thành công của chiến lược marketing ngân hàng BIDV, Navee sẽ phân tích mô hình SWOT của công ty nhằm giúp quý doanh nghiệp có được những góc nhìn toàn diện hơn.

2.1. Điểm mạnh

  • Ngân hàng BIDV là một trong 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam. Nhà nước là cổ đông lớn nhất của BIDV, chiếm hơn 50% cổ phần và có quyền điều phối hoạt động. Điều này đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
  • Tiềm lực tài chính mạnh: Tính đến tháng 3/2024, BIDV tiếp tục là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Đây là lợi thế rất lớn để chiến lược marketing được triển khai thành công.
  • Tiếp cận công nghệ tài chính nhanh: BIDV đã và đang tích cực hợp tác với các công ty Fintech và trung gian thanh toán để mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú hơn. Qua đó đáp ứng được đa dạng nhu cầu cuộc sống, thanh toán nhanh chóng và dễ dàng với nhiều dịch vụ trong ứng dụng BIDV Smart Banking.
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp: Mạng lưới hệ thống của BIDV được phủ sóng rộng khắp với 1.085 chi nhánh, phòng giao dịch cả ở trong và ngoài nước. Hiện tại, BIDV có 10 công ty con và chi nhánh đại diện tại các quốc gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan và Trung Quốc.
  • Chiến lược Marketing ngân hàng BIDV được đầu tư bài bản, đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển thương hiệu toàn diện, kết hợp cùng với agency nổi tiếng Ogilvy & Mather. Ngoài ra, BIDV còn xây dựng hình ảnh thương hiệu ngân hàng tận tâm, lắng nghe và kịp thời thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tài trợ nhiều dự án an sinh xã hội, phát triển cộng đồng.
Ngân hàng BIDV tiếp cận công nghệ tài chính nhanh chóng
Ngân hàng BIDV tiếp cận công nghệ tài chính nhanh chóng

2.2. Điểm yếu

  • Khủng hoảng truyền thông: Ngân hàng BIDV từng vướng phải nhiều vụ lùm xùm như mất sổ tiết kiệm, tình trạng khách vay bị “ép” mua bảo hiểm,… tạo ra sự hoang mang cho những khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng và tâm lý dè chừng của những người dùng mà BIDV đang hướng đến.
  • Sự hạn chế của ứng dụng trên điện thoại, thường xuyên nhận phản ánh hệ thống lỗi và chậm trong quá trình sử dụng.

2.3. Cơ hội

  • Hệ thống pháp luật về vay vốn ngày càng minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức tín dụng. Đây là cơ hội triển khai các chiến lược marketing ngân hàng BIDV tập trung cho lĩnh vực kinh doanh này.
  • Sự quan tâm của chính phủ, cụ thể là Quyết định số 1813/QĐ-TTg về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
  • Sự phát triển của chuyển đổi số tác động đến thay đổi hành vi người dùng về tài chính, tiết kiệm, mua sắm và thanh toán trực tuyến,…
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngân hàng BIDV

2.4. Thách thức

  • Nguồn nhân lực số ngành ngân hàng còn nhiều hạn chế, cả về số lượng và chất lượng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao giữa các ngân hàng trong việc thu hút ứng viên và xây dựng chính sách tuyển dụng hấp dẫn về lương, thưởng và phúc lợi xã hội,…
  • Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi ngành nghề, bên cạnh những cơ hội thì cũng có những thách thức nhất định, đặc biệt là về mặt pháp lý và hành vi khách hàng. Đối với các chiến lược marketing ngân hàng BIDV đang xây dựng, hành vi khách hàng cũng thay đổi theo tác động vĩ mô của xu hướng chuyển đổi.

3. Phân tích chiến lược marketing mix 4P của BIDV

3.1. Sản phẩm (Product)

Chiến lược marketing ngân hàng BIDV thực hiện cho sản phẩm của mình là đa dạng hóa sản phẩm. Nhờ quyết định này đã giúp cho đơn vị tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng hơn, từ đó mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Một số sản phẩm nổi bật của BIDV bao gồm:

  • BIDV Smart Banking: Ứng dụng dịch vụ Ngân hàng trên điện thoại di động thông minh cung cấp cho Khách hàng cá nhân các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao. Đây là một sản phẩm chủ lực của BIDV và đang được đông đảo khách hàng sử dụng.
  • Sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp: Thiết kế theo các gói đa dạng, phù hợp với nhu cầu mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro khác nhau của khách hàng.
  • Sản phẩm I-Invest và Ứng dụng I-Broker với hệ thống tư vấn đầu tư thông minh với những tính năng ưu việt, hỗ trợ khách hàng xây dựng danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp, tiết kiệm thời gian và gia tăng lợi nhuận.
  • Sản phẩm Quản lý tài sản cá nhân: Dịch vụ này giúp khách hàng quản lý tài sản một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Sản phẩm bao gồm một tổ hợp dịch vụ tư vấn lập danh mục, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính và được chuyên gia Tư vấn tài chính cấp cao triển khai theo sự ủy thác của khách hàng.
  • Sản phẩm Chứng chỉ quỹ mở: BIDV cung cấp tới khách hàng các sản phẩm chứng chỉ quỹ mở của hai công ty quản lý quỹ uy tín hàng đầu Việt Nam là Quỹ Đầu tư năng động (ENF) và Quỹ Đầu tư tăng trưởng (DFVN-CAF).
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của BIDV
Chiến lược marketing ngân hàng BIDV đa dạng hoá sản phẩm theo phân khúc khách hàng

3.2. Giá cả (Price)

Khác với cách định giá truyền thống dựa trên chi phí sản xuất, BIDV thực hiện chiến lược “Định giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng”. Chiến lược marketing ngân hàng BIDV về giá tập trung vào lợi ích và cảm xúc mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Chiến lược marketing ngân hàng BIDV về giá cả là chiến lược “định giá dựa trên giá trị cảm nhận sản phẩm của khách hàng” – Value-Based Pricing Strategy. Ngân hàng BIDV đã sử dụng những yếu tố phi giá trong các chiến lược marketing để xây dựng giá trị cảm nhận trong tâm trí của khách hàng sử dụng dịch vụ.

3.3. Phân phối (Place) 

Ngân hàng BIDV đối với hệ thống phân phối, BIDV sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp và liên tục mở rộng. Mạng lưới ngân hàng BIDV đến nay đã có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. 

Chiến lược marketing ngân hàng BIDV về phân phối còn mở rộng theo hướng quốc tế, hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. Ngoài ra, BIDV còn thực hiện nhiều dự án liên doanh với các thương hiệu ngân hàng nước ngoài để củng cố vị thế trên các thị trường mới.

Hệ thống chi nhánh ngân hàng BIDV
Hệ thống chi nhánh ngân hàng BIDV rộng khắp cả nước

3.4. Xúc tiến thương mại (Promotion)

Chiến lược marketing ngân hàng BIDV chú trọng đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thông qua nhiều hoạt động giáo dục, giới thiệu, điều hướng khách hàng về xu hướng thanh toán trực tuyến thay thế tiền mặt đối với khách hàng cá nhân. Các chương trình khuyến mãi thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Một số hoạt động truyền thông của BIDV là:

  • Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng. 
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Xây dựng và hoàn thiện website của Ngân hàng thu hút, đẹp mắt, thông tin hữu ích.
  • Tiếp thị tại các chi nhánh ngân hàng qua tờ rơi, standee, brochure và các TVC quảng cáo.
  • Giảm lãi suất cho vay Ưu đãi khi thanh toán bằng thẻ.
  • Ưu đãi giảm giá Golf đến 50% cho các chủ thẻ cao cấp.
Hội thảo dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV
Hội thảo dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV

Ngoài ra, chiến lược marketing ngân hàng BIDV còn chú trọng hoạt động PR, xây dựng mối quan hệ công chúng bền vững qua nhiều dự án như:

  • BIDV – Cho cuộc sống xanh: giải chạy BIDV Run, chương trình “Trồng 1 triệu cây xanh cho môi trường”, “Xây dựng nhà chung chống lũ” và “Nước sạch cho cuộc sống tươi đẹp”; chương trình tặng 65 chiếc xe cứu thương trị giá 78 tỷ đồng cho các địa phương,…
  • Chương trình cung cấp dịch vụ ngân hàng hỗ trợ nhân viên y tế,  tài trợ 100.000 bộ quần áo bảo hộ Covid-19,…

Bài viết trên đây của Navee đã giới thiệu nhiều thông tin chi tiết và cập nhật để giúp quý doanh nghiệp tìm hiểu được chiến lược marketing ngân hàng BIDV. Hy vọng từ những thành công của BIDV, quý doanh nghiệp có thêm nhiều ý tưởng để triển khai các hoạt động marketing hiệu quả, đạt mục tiêu kinh doanh.

Nếu như bạn đang tìm kiếm các giải pháp marketing cho doanh nghiệp của mình thì hãy để Navee giúp bạn. Các chuyên gia tư vấn chiến lược marketing của chúng tôi sẽ hoạch định chiến lược tiếp thị hiệu quả theo thực trạng của doanh nghiệp.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link