Mỗi một thương hiệu trước khi ra mắt sản phẩm đến người dùng đều có khát khao in sâu dấu ấn trong tâm trí khách. Bởi, giữa thị trường có vô vàn các sản phẩm giống nhau, cạnh tranh khốc liệt về giá bán, chất lượng. Nếu không thành công, bạn sẽ phải quay về nơi bắt đầu, thậm chí còn tụt xa xuống con số âm khó khôi phục trở lại.
Đó là lý do các doanh nghiệp luôn chú trọng chiến lược định vị sản phẩm. Bạn biết gì về khái niệm này, cùng theo dõi bài viết sau đây của Navee để hiểu thêm về nó nhé!
Định vị sản phẩm hay Product Positioning chính là những hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch PR, Marketing của một doanh nghiệp. Chúng nhằm mục đích khẳng định và tuyên bố sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất. Từ đó tạo dấu ấn riêng cho người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh trong mắt khách hàng.
Nói một cách dễ hiểu, chiến lược định vị sản phẩm cũng giống như giải pháp xác định những yếu tố, đặc trưng riêng của sản phẩm. Làm sao để sản phẩm có thể phân biệt được so với những sản phẩm khác trên thị trường. Ấn tượng mà sản phẩm đem lại phải thật sự sâu đậm và thu hút được khách hàng tiềm năng.
Dưới đây là một vài chiến lược định vị sản phẩm được xem là thành công, bạn có thể tham khảo thêm:
Như đã nói ở trên, các chiến lược định vị sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong trong hành trình doanh nghiệp đi chinh phục khách hàng, đánh dấu vị trí thương hiệu cao trên thị trường. Cụ thể:
Định vị sản phẩm có nhiều loại hình đa dạng khác nhau, tuỳ theo mục tiêu của mình mà bạn chọn lựa một loại hình phù hợp nhất. Dưới đây là 7 loại hình phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh áp dụng:
Ở chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc tính, đặc điểm nổi bật mà chỉ có sản phẩm của họ mới có. Bạn nên truyền thông liên tục các đặc tính nào có lợi cho khách hàng để kết nối thương hiệu với họ dễ dàng hơn, nâng cao giá trị sản phẩm
Ví dụ, trong ngành hàng điện thoại thông minh, Apple có đặc tính bền bỉ, độ uy tín cao trên thị trường, công nghệ hiện đại bậc nhất, giá bán đắt đỏ. Samsung sở hữu nét riêng ở thiết kế thời trang, bắt mắt, màu sắc phong cách, tính năng cũng đa dạng.
Có thể nói, chiêu thức định vị cho sản phẩm này khá kinh điển và được rất nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công. Cụ thể, người ta sẽ nhắm tới một nhóm khách hàng có tiềm năng mua sản phẩm,
Sau đó, doanh nghiệp sẽ thường xuyên xây dựng hình ảnh thân thiện, làm các dự án quảng cáo tiếp cận nhóm đối tượng này. Mục đích là để cho họ thấy sản phẩm có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của họ, khi họ cần sẽ có mặt ngay.
Ví dụ, trong ngành ô tô, BMW nhắm đến phân khúc khách hàng đẳng cấp, những doanh nhân thành đạt. Trong khi đó, Toyota lại nhắm đến các phân khúc phổ thông, bình dân,…
Cũng tương tự như chiến lược định vị sản phẩm theo phân khúc người dùng, chiến lược định vị theo giá cả nhắm đến từng phân khúc giá và tiến hành triển khai kế hoạch tiếp cận. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm của mình có giá bán cao nhất hay rẻ nhất.
Chẳng hạn, thương hiệu mì 3 miền đã định vị phân khúc giá bán sản phẩm của mình là rẻ để phục vụ các khách hàng ở miền Tây. Chính vì vậy, sản phẩm khá nổi tiếng và xuất hiện ở nhiều vùng sâu vùng xa Nam Bộ.
Dựa trên những đặc tính, sản phẩm mà đối thủ chưa có hay còn yếu, bạn có thể lên chiến lược định vị sản phẩm. Cụ thể làm sao cho nổi bật mạnh mẽ các lợi thế cạnh tranh này, để chúng luôn tốt hơn đối thủ.
Chẳng hạn, các dòng sản phẩm dầu xả đối thủ cạnh tranh của Sunsilk không có đặc điểm xả khô, không cần nước. Sunsilk lại đưa điều này lên làm điểm đặc trưng nổi bật của mình để đánh bại đối thủ.
Đây là chiến lược mà ông lớn Apple vẫn sử dụng trong nhiều năm qua, đồng thời có những thành công vang dội. Thay vì cố gắng cạnh tranh với đối thủ về mặt giá cả để xem ai rẻ hơn thì khách hàng sẽ mua, Apple đã tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm với chất lượng tuyệt vời nhất.
Song song với đó, giá bán cũng được đẩy lên cao chót vót để gây dựng hình ảnh một thương hiệu cao cấp trong lòng khách hàng. Họ khiến những ai sở hữu sản phẩm của họ đều cảm thấy vị thế của mình thêm sang trọng và đẳng cấp.
Ở chiến lược định vị sản phẩm More for the same, các doanh nghiệp sẽ tập trung tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Nhưng, giá thành lại tương đương với sản phẩm của đổi thủ để tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả. More for the same có thể giúp các doanh nghiệp đánh gục đối thủ dễ dàng hơn.
Tương tự như chiến lược ở trên, tuy nhiên, ở chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm có giá thấp hơn. Nếu đặt bạn ở vị trí khách hàng, sản phẩm vừa chất lượng cao lại có chi phí rẻ hơn đối thủ thì bạn có mua không?
Với chiến lược Less for much Less, doanh nghiệp bạn sẽ định vị sản phẩm với giá trị thấp hơn so với đối thủ một chút. Đương nhiên, giá bán ra thị trường cũng rẻ hơn rất nhiều, nhằm đánh vào tâm lý người mua không có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhiều, mong muốn tiết kiệm tài chính.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì
Như vậy, trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn những thông tin về chiến lược định vị sản phẩm. Navee hy vọng rằng bạn thấy thú vị và hữu ích, có thể áp dụng cho chiến lược định vị của công ty mình nhé!
Nội dung có hữu ích cho bạn?
Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!
Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1
5 (1) Để trở nên thành công, trở thành thương hiệu sữa nổi tiếng, được nhiều người tin dùng tại Việt Nam, có thể nói...
3 (1) Trung Nguyên ra đời vào giữa năm 1996, là một hãng cà phê tuy còn non trẻ của Việt Nam nhưng đã tạo...
5 (7) Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp ở nước ta trong vài năm trở lại đây đã không còn bị bó hẹp hay hạn...
5 (1) Ra mắt từ những năm 2005, trải qua 17 năm nỗ lực phát triển, sản phẩm bột giặt Aba đã dần chiếm được...
Đối với một Website kinh doanh, lượt tìm kiếm tự nhiên là phần quan trọng trong phễu khách hàng. Đa số người dùng đều tìm kiếm thông tin trên Google ít nhất một lần trước khi quyết định mua hàng. Dịch vụ SEO Website nhằm:
Đưa địa điểm công ty (doanh nghiệp) của bạn lên vị trí #1 Google Maps với SEO Local:
Quảng cáo Google Ads tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay lập tức, đạt lưu lượng truy cập nhanh nhất.
Thay vì bạn phải đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để từ khóa của Website được xếp hạng trên trang #1 công cụ tìm kiếm, bạn chỉ cần dùng chiến dịch quảng cáo Google Ads thì sẽ sớm đạt được mục tiêu.
Mục tiêu doanh nghiệp được triển khai, đo lường, tối ưu hiệu quả với dịch vụ Digital Marketing tổng thể:
Đội ngũ chuyên gia của NAVEE xây dựng các chiến lược marketing automation với các nội dung được cá nhân hóa tuyệt đối, hướng đến việc chuyển đổi người truy cập trực tuyến thành khách hàng tiềm năng.
Chúng tôi hỗ trợ trên các nền tảng marketing tự động hóa:
Giúp doanh nghiệp tìm kiếm và nuôi dưỡng chăm sóc Khách hàng tiềm năng hiệu quả
Fanpage chất lượng sẽ giúp lan tỏa thương hiệu và thu hút khách hàng hiệu quả.
Chọn NAVEE, an tâm gửi gắm fanpage cho đội ngũ sáng tạo nội dung tận tâm và chuyên nghiệp:
Thương hiệu của bạn sẽ được bảo vệ, theo dõi và quản lý để đảm bảo danh tiếng thương hiệu trên các kênh truyền thông:
Đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO dễ dàng, trực quan với báo cáo nâng cao từ NAVEE, các dữ liệu được cập nhật liên tục xử lý tinh gọn khoa học, sinh động và dễ hiểu:
Dự báo doanh số bán hàng, kiểm chứng hiệu quả marketing và gia tăng phát triển sức mạnh thương hiệu: