Outbound marketing là gì? Sự khác nhau giữa Outbound và Inbound Marketing

5
(1)

Hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn đòi hỏi sự linh hoạt và phát triển nhanh chóng theo hành vi khách hàng. Là một dạng marketing truyền thống, outbound marketing từng là hình thức tiếp thị chủ chốt của các doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay, thị trường online đang là xu hướng thì liệu hình thức này có còn phù hợp? Mời quý doanh nghiệp cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của Navee.

1. Outbound marketing là gì?

Outbound marketing là một dạng chiến lược tiếp thị truyền thống, tiếp cận khách hàng trên quy mô lớn bằng cách gửi thông điệp trực tiếp thông qua các kênh truyền thông như quảng cáo truyền hình, quảng cáo in ấn, cuộc gọi, email tiếp thị….

Outbound marketing là gì
Outbound marketing là dạng tiếp thị thụ động từ doanh nghiệp đến khách hàng

Đặc trưng của tiếp thị outbound nằm ở việc doanh nghiệp chủ động tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng mục tiêu ngay cả khi họ không chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Với hình thức tiếp cận khách hàng chủ động, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng trong hành trình khách hàng của mình.

Một số dạng outbound marketing phổ biến là đoạn TVC quảng cáo trên truyền hình hay một billboard nổi bật đặt ở các điểm giao thông đông đúc,… Mục tiêu của tiếp thị outbound chính là số lượng người tiếp cận được thông điệp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

2. Ưu nhược điểm của outbound marketing

2.1. Ưu điểm:

  • Tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng: Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như truyền hình hay quảng cáo in ấn… outbound marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tối đa mà không chờ đợi họ chủ động tìm kiếm thông tin.
  • Kiểm soát thông điệp tiếp thị: Ưu điểm quan trọng của tiếp thị outbound là sự chủ động thiết kế và kiểm soát thông điệp được truyền thông đến khách hàng. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp chủ động chọn lựa những gì được giới thiệu đến nhóm đối tượng người dùng cụ thể, trong những thời điểm và tại những khu vực nhất định.
  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu: Những thông điệp của outbound marketing có khả năng tạo nhận thức thương hiệu rất tốt bằng cách tiếp cận quy mô rộng và khả năng lặp đi lặp lại những thông điệp này cho nhóm người tiêu dùng tiềm năng. Ví dụ: một đoạn quảng cáo cố định theo khung giờ phát sóng, một loạt email gửi hàng tuần,…
hình thức tiếp thị outbound tiếp cận một quy mô lớn khách hàng
Các hình thức tiếp thị outbound tiếp cận một quy mô lớn khách hàng tiềm năng

2.2. Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Đặc thù các kênh truyền thông mà outbound marketing sử dụng đều có chi phí cao. Thời lượng phát sóng TVC trên các kênh truyền hình, vị trí trung tâm đặt billboard quảng cáo hay đội ngũ nhân viên gọi điện tư vấn,… đều rất tốn kém so với những hình thức khác của inbound marketing.
  • Khó đo lường hiệu quả: Mặc dù điểm mạnh của tiếp thị outbound là quy mô tiếp cận rộng rãi song vẫn rất khó để đội ngũ marketing có thể theo dõi và đo lường một cách chính xác những kết quả thực hiện. Ví dụ như đo lường số lượng người lưu thông qua đoạn đường đặt quảng cáo hay số lượng người nghe tư vấn điện thoại một cách chủ động,…
  • Hiệu quả trong thời gian ngắn: Nhìn chung các hình thức quảng cáo của outbound marketing đều chỉ thu hút trong thời gian đầu xuất hiện, sau đó người xem nhận diện được sẽ chuyển sang nhàm chán, không còn hứng thú. Đặc biệt là với các cuộc gọi tư vấn, các email tiếp thị, rất dễ bị từ chối và chuyển thành spam.
  • Dễ bị ngăn chặn bởi các kỹ thuật: Những người nhận được các thông điệp thường không có nhu cầu thật sự với dịch vụ/sản phẩm. Do vậy, khi nhận quá nhiều thông tin, họ dễ dàng tìm đến các giải pháp chặn những thông điệp mà doanh nghiệp gửi đến trong tương lai bằng các kỹ thuật trên ứng dụng hoặc thiết bị điện tử như đưa mail vào hộp thư rác, chặn cuộc gọi lạ, phần mềm loại bỏ quảng cáo,…
Tiếp thị Outbound rất khó đo lường hiệu quả
Tiếp thị Outbound rất khó đo lường hiệu quả

3. Các loại hình outbound marketing phổ biến

3.1. Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống là loại hình quảng cáo thông qua phương tiện truyền thông như: truyền hình, báo in, đài phát thanh và các loại biển quảng cáo. Thông qua các phương tiện này, thông điệp của doanh nghiệp sẽ được truyền tải thông điệp rộng rãi người tiêu dùng.

Cũng vì tiếp cận quy mô lớn mà mức chi phí doanh nghiệp phải trả cũng rất cao. Ví dụ, với các kênh truyền hình VTV, một đoạn quảng cáo khoảng 30s được phát vào lúc 19h55 (được đánh giá là khung giờ vàng) có giá trọn gói lên tới 100.000.000 đồng. Trong các mùa phát sóng cao điểm như trực tiếp giải bóng đá, show Táo Quân cuối năm,… mức giá này còn đội lên cao gấp 3 – 5 lần.

Hiện nay, người dùng có xu hướng xem tin tức và chương trình giải trí trên các thiết bị cá nhân như điện thoại, ipad,… qua các nền tảng mạng xã hội nên quảng cáo truyền thống cũng tiếp cận quy mô hạn chế hơn, dần mất chỗ đứng trên thị trường. 

3.2. Quảng cáo kỹ thuật số

Nếu quảng cáo truyền thống tiếp cận khách hàng một cách thụ động không chọn lọc, thì quảng cáo kỹ thuật số hay Digital Ads đã khắc phục được điều này. Quảng cáo kỹ thuật số vẫn là một loại hình outbound marketing nhưng tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách chọn lọc.

Cách thức triển khai của Digital Ads là dựa vào thuật toán phân tích hành vi khách hàng của các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, Twitter…) để phân phối thông tin đến những tệp khách hàng phù hợp và chính xác.

Quảng cáo thông qua các nền tảng trực tuyến
Quảng cáo thông qua các nền tảng trực tuyến

3.3. Telesale

Telesale hay Cold Calling cũng là một dạng tiếp thị truyền thống của Outbound marketing mà nhiều doanh nghiệp hiện vẫn áp dụng thường xuyên. Thuật ngữ Cold Calling ám chỉ việc các nhân viên gọi điện thoại thường chưa từng giao tiếp với khách hàng trước đó. Hình thức tiếp thị này được triển khai bằng đội ngũ các nhân viên telesale sẽ thực hiện những cuộc gọi dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng.

Thông qua cuộc gọi, đội ngũ có thể đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng. Nếu khách hàng quan tâm thì Cold Calling chuyển thành Warm Calling để tiếp tục chăm sóc và chuyển đổi thành khách hàng mua hàng thực sự.

3.4. Email marketing

Trong các loại hình outbound marketing, tiếp thị qua email vẫn được áp dụng thường xuyên trong một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe,… Email marketing là cách thức doanh nghiệp truyền thông về sản phẩm, dịch vụ và các thông điệp dưới dạng email. Hình thức này cho đến nay đã được tối ưu bởi công nghệ phần mềm giúp hoạt động triển khai và đo lường rất hiệu quả, chuẩn xác.

Email marketing
Email marketing được dùng nhiều trong ngành tài chính ngân hàng

4. Sự khác nhau giữa inbound marketing và outbound marketing

Hai hình thức outbound marketing và inbound marketing tồn tại song song và có những ưu – nhược điểm khác biệt. Doanh nghiệp làm marketing đang phân vân không biết nên chọn loại hình nào thì trước tiên hãy cùng Navee tìm hiểu rõ sự khác nhau của 2 hình thức:

Outbound MarketingInbound Marketing
Cách thức tiếp cậnTạo thông điệp cụ thể để truyền tải đến khách hàng mục tiêu.Thu hút khách hàng mục tiêu bằng các nội dung hấp dẫn.
Kênh tiếp cận– Quảng cáo truyền thống: truyền hình, truyền thanh, in ấn, biển quảng cáo,…
– Email marketing
– Telesale/ Cold Calling
– Công cụ tìm kiếm như Google
– Các nền tảng mạng xã hội được nhiều người tiêu dùng sử dụng như Youtube, Facebook, Instagram, Tik Tok,…
Sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp– Tương tác một chiều từ doanh nghiệp đến khách hàng.
– Doanh nghiệp chủ động.
– Tương tác hai chiều qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng.
– Khách hàng chủ động.
Đối tượng khách hàngTiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.Tiếp cận khách hàng có nhu cầu và quan tâm thông qua tìm kiếm của họ.
Khả năng kiểm soát thông điệpDoanh nghiệp chủ động kiểm soát thông điệp được truyền thông.Khách hàng có vai trò lớn trong việc tạo ra thông điệp và chọn lọc thông tin mà họ quan tâm..
Khả năng đo lường hiệu quả– ROI khó xác định.
– Đo lường hiệu quả khó khăn.
– ROI có thể xác định rõ ràng.
– Đo lường hiệu quả dễ dàng hơn.
Chi phí marketingChi phí cao, ngân sách tiếp thị lớn.Chi phí thấp hơn, chủ yếu tập trung vào nội dung và tương tác.
Khả năng thích ứng với xu hướng marketing
Khó thích ứng với xu hướng tiếp thị đang thay đổi.Linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với xu hướng tiếp thị mới.
Bảng so sánh Outbound marketing và Inbound marketing

Thông qua bảng phân tích trên đây, quý doanh nghiệp có thể chủ động đánh giá được mức độ phù hợp của từng loại hình marketing với sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mục tiêu của mình.

Outbound marketing và inbound marketing có tạo nên tác động khác nhau trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Việc chọn lựa hình thức nào không chỉ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, hành vi mua hàng mà còn là việc doanh nghiệp xem xét tác động của những yếu tố theo xu hướng trên thị trường nói chung.

5. Doanh nghiệp nên làm marketing theo phương pháp outbound hay inbound?

Hiện nay, nhiều chuyên gia marketing đang nói về sự dịch chuyển từ Outbound marketing sang Inbound marketing trong cách làm marketing ở nhiều doanh nghiệp. Top 3 nguyên nhân hàng đầu cho sự dịch chuyển này chính là:

  • Thay đổi trong hành vi người tiêu dùng
  • Sự phát triển của công nghệ và internet
  • Mong muốn đo lường hiệu quả tiếp thị để quản lý hiệu suất.

Tác động mạnh mẽ của sự phát triển mạng lưới thông tin toàn cầu đã ảnh hưởng sâu rộng đến các xu hướng marketing. Người tiêu dùng online thường xuyên hơn, sử dụng thiết bị thông minh phổ biến hơn, dành nhiều thời gian cho mạng xã hội hơn…

Trên hết, người tiêu dùng hiện nay đã thay đổi hành vi mua hàng, họ chủ động tìm kiếm và chọn lọc thông tin. Họ không chỉ quan tâm các thông điệp doanh nghiệp thể hiện trên mạng xã hội, mà còn chú trọng những ý kiến bình luận của mọi người đối với thương hiệu đó. Điều này nhìn chung là sự dịch chuyển mạnh mẽ của cách thức tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Những hình thức Outbound marketing trong xu hướng tiếp thị 4.0 không chỉ tiếp cận khách hàng kém hiệu quả mà còn gây lãng phí ngân sách và tạo ra những hạn chế nhất định cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Người tiêu dùng chủ động tiếp cận thông tin
Người tiêu dùng chủ động tiếp cận thông tin qua tìm kiếm và lắng nghe đánh giá

Các doanh nghiệp đang có xu hướng chọn lựa hình thức Inbound marketing vì những lợi thế sau đây:

  • Về thông điệp và tương tác, những cách thức inbound marketing đang hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch marketing online. Doanh nghiệp vừa có thể chủ động tạo nên các thông điệp mà mình muốn phân phối trên nhiều mạng xã hội, vừa liên tục được khách hàng tiềm năng “gợi ý” thông điệp thông qua nghiên cứu và phân tích những tìm kiếm và cách tương tác của họ.
  • Những hoạt động tạo nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận rất nhiều chi phí marketing so với việc thực hiện tiếp thị truyền thống như quảng cáo truyền hình hoặc thuê các vị trí billboard vốn vô cùng đắt đỏ.
  • Tận dụng sức mạnh của công nghệ và mạng xã hội để tạo ra hiệu ứng viral, tiếp cận hàng trăm ngàn đến hàng triệu người tiêu dùng như cách dùng phương tiện truyền thống – nhưng có sức lan tỏa mạnh hơn, kéo dài hơn và tạo ra những chuyển đổi có giá trị. 

Navee hy vọng bài viết về Outbound marketing và Inbound Marketing hôm nay đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho quý doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ digital marketing tổng thể uy tín, chuyên nghiệp – hãy liên hệ ngay cho Navee để được tư vấn một cách chi tiết.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    Nhập mã NAVEEMEDIAGS24  để FREE vé
    close-link