4 nhóm nhu cầu mua sắm cần biết khi xây dựng chiến lược truyền thông

0
(0)

Các trưởng phòng Marketing muốn đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả cần phải hiểu rõ được nhu cầu mua sắm của khách hàng là gì. Có 7 nhóm nhu cầu mua sắm khác nhau là Emergency, Stock-up, Bargain Hunter, Buy for Others, Break-time, Explorative, Family/Group.

4 nhóm nhu cầu mua sắm cần biết khi xây dựng chiến lược truyền thông
4 nhóm nhu cầu mua sắm cần biết khi xây dựng chiến lược truyền thông

Tuy nhiên, trong bài viết hôm nay Navee sẽ “đào sâu” vào 4 nhóm thú vị nhất mà bất cứ trưởng phòng Marketing nào cũng cần biết đó là Emergency, Stock-up, Bargain Hunter, Family/Group.

Nhu cầu mua khẩn cấp để giải quyết nhanh vấn đề (Emergency)

Nhu cầu mua khẩn cấp là nhu cầu thường xuyên xuất hiện trong đời sống gia đình
Nhu cầu mua khẩn cấp là nhu cầu thường xuyên xuất hiện trong đời sống gia đình

Nhu cầu mua khẩn cấp để giải quyết nhanh vấn đề (Emergency) là nhu cầu thường xuất hiện trong các trường hợp như: đang nấu ăn thì hết gia vị, khách đến chơi bất ngờ cần mua bia/rượu tiếp đãi, đang chuẩn bị rửa chén thì hết nước rửa chén, sáng ngủ dậy hết kem đánh răng,…Những lúc cần thiết như vậy, người tiêu dùng thường ưu tiên cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng tiện lợi gần nhà để mua một cách nhanh chóng, mà không phải xếp hàng đợi thanh toán như các siêu thị lớn. Vì đã xác định rõ được mặt hàng cần mua nên hành vi mua sắm khẩn cấp thường tập trung vào những nhãn hàng quen thuộc, đã sử dụng trước đó. 

Trong trường hợp này, để tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng thương hiệu cần thực hiện các hoạt động mang tính tương tác cao như mời dùng thử sản phẩm, tư vấn, trưng bày sản phẩm bắt mắt gây chú ý để họ phân tâm khỏi mục đích lúc đầu. 

Nhu cầu mua hàng với số lượng lớn để dự trữ dùng dần (Stock-up)

Các bà nội trợ thường mua mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình với số lượng lớn
Các bà nội trợ thường mua mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình với số lượng lớn

Nhu cầu mua hàng với số lượng lớn để dự trữ dùng dần (Stock-up) là một trong 4 nhóm nhu cầu mua sắm thú vị mà Navee muốn chia sẻ đến bạn. 

Đây là nhu cầu thường xuất hiện trong những trường hợp như khi mua các đồ dùng nhu yếu phẩm cho gia đình: Mua cả thùng mì/phở để ăn dần, mua chai dầu ăn cỡ to, mua túi bột giặt lớn và mua nhiều loại nhu yếu phẩm khác với số lượng lớn. Lúc này, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn mua tại những điểm quen thuộc, đa dạng loại sản phẩm, không gian mua sắm rộng rãi để cả nhà có thể lựa chọn thoải mái, đặc biệt là được giảm giá hoặc có quà tặng khi mua số lượng lớn. 

Thương hiệu muốn tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng trong trường hợp này cần thực hiện những việc sau như: 

  • Truyền tải thông điệp khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí khi mua số lượng lớn bằng các poster, standee,…tại quầy trưng bày sản phẩm.
  • Áp dụng nhiều chương trình giảm giá, tặng quà cho đơn hàng có giá trị lớn. 
  • Bao bì được thiết kế theo hướng kích thích kêu gọi khách hàng mua khối lượng nhiều. Ví dụ như: Tiết kiệm đến 30% khi mua túi bột giặt 5kg.  

Nhu cầu săn hàng khuyến mại và có giá tốt (Bargain Hunter)

Áp dụng chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút đông đảo khách mua hàng
Áp dụng chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút đông đảo khách mua hàng

Có thể nói trong nhóm nhu cầu mua sắm không thể không nhắc tới nhu cầu săn hàng khuyến mại và có giá tốt (Bargain Hunter). Bất cứ thứ gì khuyến mãi đều luôn có sự hấp dẫn mãnh liệt với con người, đặc biệt là các bà nội trợ – những người thường phải cân đo đong đếm chi tiêu gia đình sao cho hợp lý. Do đó, các bà nội trợ sẽ ưu tiên chọn mua tại những địa điểm thường có chương trình khuyến mãi như hệ thống siêu thị lớn, các sàn thương mại điện tử vào các dịp Flash sale. 

Các nhãn hàng nên tạo chương trình ưu đãi có giới hạn như thời gian diễn ra, số lượng sản phẩm để thôi thúc khách hàng quyết định mua sản phẩm ngay tại thời điểm đó vì sợ bỏ lỡ cơ hội “chốt giá hời”.

Nhu cầu mua sắm cùng gia đình hay nhóm bạn bè (Family/Group)

nhóm nhu cầu mua sắm cùng gia đình, bạn bè thường tụ tập vào các dịp cuối tuần để xả stress và mua sắm
Bạn bè thường tụ tập vào các dịp cuối tuần để xả stress và mua sắm

Nhu cầu mua sắm cùng gia đình hay bạn bè (Family/Group) thường xuất hiện nhiều nhất vào dịp cuối tuần, cuối năm, ngày lễ. Vào những dịp này cả gia đình hoặc bạn bè sẽ cùng nhau đi trung tâm thương mại, siêu thị lớn để giải trí. Có thể thấy đây là những địa điểm tích hợp nhiều loại dịch vụ từ ăn uống, mua sắm, giải trí. 

Chẳng hạn cả nhà có thể cho bé vào khu vui chơi để chơi trò chơi, ba mẹ ngồi uống cà phê ngay bên cạnh vừa tiện quan sát con trẻ vừa tận hưởng ngày nghỉ. Đối với bạn bè có thể cùng nhau đi xem phim trong trung tâm thương mại/siêu thị, sau đó ghé qua cửa hàng mỹ phẩm để mua loại son mới ra. Thậm chí, họ muốn ngắm nghía xem có thương hiệu nào mới, sản phẩm nào lạ hay không. 

Trong tình huống này, tâm lý của mọi người thường rất thoải mái, dễ chịu và sẵn sàng tìm hiểu một thương hiệu mới. Vì vậy, đây là thời điểm thuận lợi để các thương hiệu thâm nhập vào quyết định mua sắm của khách hàng. 

Hãy thiết kế quầy trưng bày sản phẩm doanh nghiệp của bạn trông thật thu hút, có thể kết hợp thêm các PG, nhân viên tư vấn túc trực tại quầy để sẵn sàng tiếp cận, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. 

Việc xác định các nhóm nhu cầu mua sắm không chỉ giúp doanh nghiệp xác định đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với nhu cầu kinh doanh, mà còn hỗ trợ xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi cao. Hy vọng bài viết mà Navee chia sẻ bên trên phần nào giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link