Chiến lược Marketing của Katinat – Ngựa ô ngành F&B Việt

4.4
(7)

Chiến lược Marketing của Katinat được đánh giá là vô cùng thành công trong những năm gần đây. Katinat Saigon Kafe hay còn được gọi là Katinat, đây là một trong những thương hiệu cà phê vô cùng quen thuộc với giới trẻ Sài Thành. Thương hiệu này đã tạo ra được nhiều xu hướng để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Cùng Navee tìm hiểu những chiến lược Marketing của Katinat được triển khai như thế nào nhé.

1. Tổng quan về Katinat

Katinat thuộc Công ty CP Café Katinat, là một trong những thương hiệu đặc trưng tại Sài Thành. Được thành lập vào đầu năm 2016, thương hiệu Katinat lấy cảm hứng từ lối sống và văn hóa thưởng thức cafe của Sài Gòn, nơi đây với không gian phù hợp với hầu hết tất cả các đối tượng khách hành. Katinat chính là sự kết hợp của nét xưa cũ với đại diện là tên đường Catinat, nhưng được cách điệu chữ “K” theo phong cách hiện đại để thể hiện những hương vị mới mẻ của cuộc sống mới. 

Katinat thành lập vào năm 2016
Katinat được thành lập từ năm 2016

Cho đến cuối năm 2021, sau 5 năm phát triển, Katinat đã có được 10 chi nhánh, chủ yếu tập trung tại Quận 1, Quận 3 và một số chi nhánh ở Biên Hòa. Trong những năm đầu phát triển, thương hiệu này không được biết đến quá nhiều bởi Katinat không chú trọng vào những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Nhưng cho đến sau dịch COVID-19, chiến lược Marketing của Katinat được thực hiện nhờ việc tận dụng cơ hội khi thị trường F&B tái cơ cấu sau đại dịch. Nhờ những chiến lược vô cùng đúng đắn và cụ thể, vào cuối tháng 07/2022, Katinat đã liên tục mở thêm hơn 23 chi nhánh. Mục tiêu trong năm tới của Katinat chính là mở rộng lên đến 50 chi nhánh.

2. Bối cảnh thị trường đồ uống tại Việt Nam 

Trước khi đi sâu vào chiến lược Marketing của Katinat, chúng ta cần hiểu bối cảnh và thị trường đồ uống tại Việt Nam để có những cái nhìn tổng quan hơn. Có thể nói, Việt Nam vẫn luôn là quốc gia khẳng định được vị thế khi có sản lượng cà phê xuất khẩu thuộc top hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trung bình mỗi người dân tiêu thụ 1.25 kg cà phê/năm. Với thị trường vô cùng màu mỡ, các thương hiệu cafe ngày càng tăng nhanh, đây cũng có thể coi là một trong những thử thách đối với Katinat.

Tình hình thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam vô cùng cạnh tranh

Có thể bạn cũng quan tâm: Chiến lược marketing của Bobapop

3. Mô hình SWOT của Katinat 

3.1. Điểm mạnh (Strengths)

Những chiến lược Marketing của Katinat thành công một phần nhờ tập trung vào sản phẩm. Thương hiệu sở hữu menu với nhiều loại đồ uống đa dạng. Bên cạnh đó, các sản phẩm mang nét đặc trưng hấp dẫn và tạo nên sự khác biệt. Không chỉ có vậy, với việc luôn phát triển các chi nhánh ở những vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi cũng dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, việc nắm bắt được những xu hướng hàng đầu cũng khiến khách hàng luôn tò mò với những chiến lược Marketing của Katinat.

Các sản phẩm của Katinat luôn được chú trọng
Katinat luôn chú trọng đến từng sản phẩm

3.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Chiến lược Marketing của Katinat thành công là thể, nhưng thương hiệu mới chỉ tập trung tại các tỉnh thành phía Nam và hiện tại mới có 33 chi nhánh. Vì vậy mà độ phủ chưa đủ lớn để có thể gây ấn tượng với khách hàng. Bên cạnh đó, Katinat cũng chưa thực sự mạnh tay trong truyền thông, mặc dù những chiến lược của Katinat vô cùng độc đáo.

>> Xem thêm bài viết: Chiến lược Marketing của TH True Milk có gì nổi bật?

3.3. Cơ hội (Opportunities)

Katinat chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội tại thị trường màu mỡ này. Bởi dung lượng thị trường cà phê Việt Nam là vô cùng lớn. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển khi lượng tiêu thụ cà phê ngày càng lớn. Cộng thêm việc cà phê có thể coi là thức uống yêu thích đối với rất nhiều người Việt.

Cà phê là thức uống yêu thích của đại đa số người Việt
Cà phê là thức uống yêu thích của đại đa số người Việt

3.4. Thách thức (Threats)

Chiến lược Marketing của Katinat dù mạnh mẽ và phát triển đến đâu cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh đến từ các đối thủ lớn, điều này sẽ tạo ra khá nhiều thách thức đối với thương hiệu khi muốn mở rộng thị trường phía Bắc. Song song với đó là rào cản về sự khác biệt văn hóa cà phê. Sự khác biệt cơ bản về văn hoá cà phê giữa các vùng miền cũng sẽ khiến thương hiệu này gặp khó khăn trong quá trình mở rộng quy mô.

4. Chiến lược Marketing mix 7P của Katinat 

Với những nước đi khôn ngoan và vô cùng độc đáo, nhờ chiến lược Marketing thành công đã giúp thương hiệu này hiện đang trở thành 1 trong 12 thương hiệu trà và cà phê nổi tiếng ở Việt Nam. Những điều sau đây đã giúp tạo nên thành công của thương hiệu:

  • Sản phẩm: Thương hiệu vừa tập trung phát triển dòng sản phẩm đặc trưng, vừa nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Menu đa dạng giúp thương hiệu có thể phục vụ cho số đông khách hàng đại trà nhưng vẫn có một số điểm nhấn thể hiện sự sáng tạo trong nghiên cứu hương vị đồ uống.
  • Giá cả: Katinat sử dụng chiến lược giá đánh vào từng phân khúc để giúp tối đa hóa khả năng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nhãn hàng cũng tận dụng mỗi dịp đặc biệt để đưa ra mức giá khuyến mãi cho một số sản phẩm
  • Địa điểm: Sau đại dịch, thương hiệu đã liên tục mở ra các cơ sở mới tại các vị trí đắc địa, gần trường học, văn phòng,… bên cạnh đó là “bắt tay” với các bên đối tác thứ ba để xuất hiện trên các nền tảng bán hàng Online để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
  • Truyền thông: Katinat tận dụng chủ yếu chính là mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, Katinat chạy các chương trình thành viên thân thiết để thúc đẩy doanh thu và xây dựng lượng khách hàng trung thành.
  • Con người: Thương hiệu đầu tư trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Katinat lấy sự hài lòng trong trải nghiệm của khách hàng làm trung tâm để phát triển trong mọi dịch vụ. Nhân viên nhiệt tình tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nếu khách chưa biết chọn loại đồ uống nào hay gặp vấn đề khi sử dụng thương hiệu.
  • Quy trình: Chiến lược Marketing của Katinat là hoàn thiện quy trình chuỗi cung ứng đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để cho ra những sản phẩm đồ uống chất lượng nhất. Thương hiệu có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận về chất lượng sản phẩm. 
  • Bằng chứng hữu hình: Thương hiệu thiết kế không gian ấn tượng và ánh đèn sáng rực lấp lánh cả góc phố, mang lại những trải nghiệm cà phê khác biệt cho khách hàng khi tới quán. Thương hiệu phát triển cả không gian indoor và outdoor để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng. 
chiến lược marketing 7p của Katinat
Katinat ứng dụng thành công chiến lược marketing 7P

>>> Cùng phân tích chiến lược marketing của Highlands Coffee xem có gì khác biệt với Katinat?

5. Chiến dịch ly cầu vồng: Bước đột phá của Katinat 

Có thể nói, một trong những chiến lược Marketing của Katinat thành công nhất, phải kể đến chiến dịch “Ly cầu vồng”. Katinat thấu hiểu việc những khách hàng trẻ ưa thích những trải nghiệm mới lạ và độc đáo, bởi vậy chiến dịch này đã ra đời.  Khi khách hàng order “Oolong Tứ Quý Sữa” size L, họ sẽ có thể sở hữu ngay một chiếc ly cầu vồng vô cùng xinh xắn. Sau khi ra mắt, chiến dịch này đã thu hút rất nhiều giới trẻ Sài Gòn, thậm chí có những người chấp nhận dậy sớm, xếp hàng tận 2 – 3 tiếng để có thể mua được ly cầu vồng Katinat. 

Chiến dịch ly cầu vồng của Katinat nhận được nhiều phản hồi tích cực
Chiến dịch ly cầu vồng của Katinat nhận được nhiều phản hồi tích cực

Một điều vô cùng đặc biệt trong chiến lược Marketing của Katinat đó chính là chiếc ly cầu vồng của thương hiệu này được làm từ nhựa PP5, có thể tái sử dụng và đặc biệt hơn là có khả năng biến hoá màu sắc tuỳ vào nhiệt độ nước ở bên trong. Mặc dù trước đó Starbucks cũng đã có những thiết kế ly riêng cho từng mùa lễ hội, nhưng nhờ nắm bắt đúng sở thích của khách hàng, chiến dịch “Ly cầu vồng” của Katinat đã diễn ra vô cùng hiệu quả, điều này đã giúp cho danh tiếng của Katinat ngày càng vang xa và thu hút thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng.

>>> Cùng điểm lại chiến lược marketing của Vinamilk – Ông vua ngành sữa Việt Nam

6. Bài học từ chiến dịch Marketing của Katinat 

6.1. Hiểu rõ khách hàng 

Các chiến lược Marketing của Katinat thành công nhờ việc thương hiệu thấu hiểu khách hàng và đánh trúng Insight của họ. Nhờ vào những điều đó, Katinat đã có thêm những khách hàng tiềm năng và xây dựng được tệp khách hàng thân thiết. Kết quả, Katinat có thể tối đa hoá khả năng phục vụ các nhu cầu khác nhau trong từng phân khúc khách hàng.

Katinat nhận được sự yêu mến từ khách hàng
Katinat nhận được sự yêu mến từ khách hàng

6.2. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ 

Những chiến lược Marketing của Katinat rất được tập trung vào việc phát triển sản phẩm đa dạng và không ngừng sáng tạo. Mặc dù Katinat định vị đây là thương hiệu cà phê đặc trưng của Sài Gòn, nhưng họ không chỉ dừng lại ở việc phát triển các loại cà phê. Katinat đã và đang phát triển thêm nhiều dòng đồ uống để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau.

6.3. Phát triển và bành trướng 

Katinat đang ngày càng phát triển
Katinat đang ngày càng phát triển

Thương hiệu đã thực hiện chiến dịch đẩy mạnh việc mở rộng quy mô vào thời điểm mà rất nhiều thương hiệu F&B thu mình do tác động của đại dịch COVID-19. Tận dụng thời cơ các ngành F&B đang thực hiện tái cơ cấu sau đại dịch, Katinat đã càn quét những mặt bằng đẹp nhất nhì tại Sài Gòn để mở rộng từ 9 chi nhánh lên 33 chi nhánh một cách nhanh chóng. 

6.4. Áp dụng chiến lược hợp lý

Ly cầu vồng là một trong những chiến dịch điển hình tạo xu hướng trong chiến lược Marketing của Katinat. Điều này có thể thấy thương hiệu tập trung và phát triển những chiến dịch vô cùng hợp lý để đánh trúng tâm lý khách hàng. Bên cạnh đó, việc tạo ra các xu hướng sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hành vi của khách hàng nhiều hơn. 

Katinat đã có chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường F&B Việt
Katinat đã có chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường F&B Việt

>>> Học được gì từ chiến lược marketing của Dutch Lady?

Kết luận, Katinat đã bước đầu thành công tại thị trường phía Nam. Hiện nay, thương hiệu đang có những bước tiến mới để vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc. Chiến lược Marketing của Katinat tập trung vào những thức uống ngon chuẩn vị trong một không gian ấn tượng. Hay nói cách khác, Katinat đang hướng đến xây dựng không chỉ đơn thuần là sản phẩm mà còn là trải nghiệm khách hàng trải nghiệm khách hàng chứ không chỉ đơn thuần là sản phẩm. Navee mong rằng bài viết trên sẽ giúp các thương hiệu có thể nhìn nhận ra nhiều vấn đề để có những bước chuyển mình và thay đổi để phát triển hiệu quả hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.4 / 5. Lượt bình chọn: 7

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link