Trademark là gì? So sánh giữa Trademark và Brand

5
(1)

Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hiện nay chính là nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế Trademark tồn tại giúp cho doanh nghiệp đăng ký thương hiệu và bảo vệ được thương hiệu trước những xung đột về hình ảnh hay logo. Vậy Trademark là gì? Lợi ích khi đăng ký Trademark của các doanh nghiệp? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới từ Navee.

1. Trademark là gì? 

Trademark là tên gọi nói đến nhãn hiệu được nhận sự bảo hộ bởi luật quyền sở hữu trí tuệ. Trademark được ký hiệu bằng biểu tượng (™) hoặc biểu tượng đăng ký liên bang (®) trong trường hợp đơn đăng ký thực tế được thông qua bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

Khi doanh nghiệp đăng ký Trademark, tức là một biểu tượng hoặc một loại từ có giấy tờ hợp lệ chứng minh, mãi mãi không thể được sử dụng bởi bất kỳ một tổ chức nào khác.

Trademark là gì
Tìm hiểu về định nghĩa Trademark

Hiểu đơn giản, Trademark là các dấu hiệu nhận dạng của doanh nghiệp cụ thể. Dấu hiệu đó có thể là cụm từ, từ, hình ảnh, biểu tượng hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Thông thường Trademark được xem xét dựa trên các tiêu chí:

  • Các yếu tố đặc biệt
  • Khả năng phân biệt về pháp lý giữa sản phẩm và dịch vụ giữa các cơ sở sản xuất khác nhau
  • Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ chi tiết và riêng lẻ để tránh bị nhầm lẫn hoặc liên quan đến những vi phạm về đạo nhái hay sử dụng nhưng không có bản quyền.

Trademark khi đăng ký sẽ không có thời gian kết thúc và sẽ được ứng dụng vào các thiết kế cho doanh nghiệp gồm sản phẩm, hình ảnh, logo,… Khi doanh nghiệp hiểu rõ Trademark là gì sẽ giúp ích cho doanh nghiệp về mặt kinh doanh, nhận diện thương hiệu và lợi thế về vấn đề pháp lý.

2. Các dấu hiệu nhận biết sản phẩm đã đăng ký Trademark

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu đã được xác nhận quyền sở hữu khi đăng ký Trademark:

  • Trademark (™): Biểu tượng này được sử dụng cho logo hoặc cụm từ của doanh nghiệp nhằm mục đích cảnh báo các đối thủ cạnh tranh về quyền sở hữu trí tuệ của bạn.
  • Registered (®): Nhãn hiệu sở hữu biểu tượng này khi đơn đăng ký được Văn phòng nhãn hiệu cấp.
  • Service Mark (℠): Biểu tượng dành cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng dịch vụ.
  • Copyright (©): Biểu tượng này thể hiện nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền.
dấu hiệu nhận biết trademark
Trademark có nhiều ký hiệu khác nhau

3. Lợi ích khi đăng ký bản quyền 

Đăng ký nhãn hiệu Trademark mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tăng khả năng cạnh tranh về thương hiệu, sản phẩm cùng loại trên thị trường.
  • Tạo nhận diện thương hiệu, phân biệt được doanh nghiệp của bạn so với những thương hiệu ngoài kia và bảo hộ được nhãn hiệu đã đăng ký sở hữu.
  • Khi nhãn hiệu được sở hữu về pháp lý sẽ giúp hàng loạt sản phẩm dễ dàng nhận diện và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
  • Tránh những hậu quả về hình ảnh trùng lặp, gây ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa.
  • Ngoài ra, các nhãn hiệu được đăng ký Trademark giữa môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường được phát triển tích cực hơn.
Lợi ích của Trademark
Trademark mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

>>Xem thêm: 7 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

4. Quy định của pháp luật về Trademark 

Dựa theo thông tin về Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi vào năm 2013, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu (Trademark), cụ thể như sau:

  • Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất.
  • Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp.
  • Các chủ thể về kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà chủ thể buôn bán trong trường hợp nhà sản xuất không sử dụng và không phản đối trong việc sử dụng nhãn hiệu đó.
  • Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các loại hàng hóa và dịch vụ của các thành viên.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận về chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc các yếu tố khác liên quan đến dịch vụ, hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận trong điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đó.

Đối với các nhãn hiệu Trademark được bảo hộ sẽ tồn tại một số điều kiện chung như:

  • Dấu hiệu được nhìn thấy dưới định dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh (bao gồm hình ba chiều) hoặc kết hợp tất cả các yếu tố trên, màu sắc được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu so với hàng hóa và dịch vụ của chủ thể khác.

Một số dấu hiệu nhãn hiệu không được bảo hộ:

  • Dấu hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ hoặc quốc huy của các nước.
  • Dấu hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với các biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt hoặc tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, trong trường hợp không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế trong trường hợp tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
  • Dấu hiệu gây hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc điểm khác của hàng hóa và dịch vụ.
quy định pháp luật về Trademark
Trademark phải tuân thủ rất nhiều quy định pháp luật

>>Xem thêm: Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu khi kinh doanh

5. So sánh, phân biệt giữa Trademark và Brand

Tuy Trademark và Brand có nhiều điểm khá tương đồng nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Brand (Thương hiệu) là một cái tên gọi được doanh nghiệp đặt ra để đánh dấu sự ra mắt về sản phẩm hoặc dịch vụ. Chẳng hạn như khi bạn có một cửa hàng quần áo tự thiết kế và được đặt tên cho thương hiệu là High Fashion A. Sau một khoảng thời gian kinh doanh phát đạt, bạn phát hiện có một số bên sử dụng thương hiệu của mình để nhằm ăn theo danh tiếng. Ngay lúc này, bạn sẽ lập tức đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu High Fashion A của mình để nhãn hiệu được bảo hộ bởi pháp luật trước bất kỳ tranh chấp về thương hiệu diễn ra. Từ đó tên thương hiệu của bạn mới trở thành một Trademark.

Trong Marketing, thương hiệu lúc này không phải chỉ là một cái tên mà nó còn là hình ảnh thương hiệu trong tâm lý khách hàng và là tiền đề để tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng. Có thể nói một thương hiệu chỉ có thể được tồn tại khi nhận được nhiều sự biết đến và công nhận đến từ khách hàng.

Tuy nhiên, Trademark không giống Brand bởi nó được tạo ra bởi sự công nhận của một tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một thương hiệu có thể có nhiều dòng sản phẩm với những tên gọi khác nhau. Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, họ có thể tiến hành đăng ký Trademark. Ví dụ như thương hiệu Apple có nhiều dòng sản phẩm khác Iphone như Macbook, IMac, Ipad,… Tất cả các dòng sản phẩm đều được đăng ký để trở thành một Trademark, tuy nhiên chúng đều không phải là một thương hiệu.

Bài viết trên đây cung cấp tất tần tật những thông tin về Trademark và lợi ích khi doanh nghiệp đăng ký Trademark. Hy vọng bài viết trên từ Navee đã mang lại những kiến thức bổ ích, giúp cho các Marketer có thể nắm vững trong quá trình thực hiện các công tác liên quan đến thương hiệu và Trademark nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link