M-Commerce là gì?- So sánh sự khác biệt biệt giữa M-Commerce và E-Commerce

5
(1)

M-Commerce hiện đang được ưa chuộng do sở hữu những ưu điểm nổi bật như dễ kết nối, dễ mang theo, nhiều tiện ích…. Nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn M-Commerce với E-Commerce. Xem bài viết sau của Navee để hiểu được M-Commerce là gì? So sánh sự khác biệt giữa M-Commerce và E-Commerce. 

1. M-Commerce là gì?

M-Commerce viết đầy đủ là Mobile Commerce, đây là mô hình kinh doanh phổ biến cho phép doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến, thực hiện các giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng thông qua những thiết bị không dây.

Hiểu đơn giản hơn là các giao dịch thương mại điện tử trong đó có mua – bán, quảng cáo, thanh toán và vận chuyển hầu như đều được thực hiện trên điện thoại di động và máy tính bảng cầm tay có kết nối Internet.

M-Commerce là một phần quan trọng trong thương mại điện tử. Sự phát triển của nó đã mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.

Đối với khách hàng: Thương mại di động đem lại cho người dùng nhiều sự  tiện lợi và khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn, sử dụng được ở mọi lúc mọi nơi và cá nhân hóa.

Đối với doanh nghiệp: Nhờ sự hài lòng của khách hàng giúp doanh nghiệp gia tăng daonh thu hiệu quả, khả năng tiếp thị rộng, có quy mô lớn và cung cấp thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ người dùng hơn nữa.

Hiện nay, điện thoại di động là vật bất ly thân của rất nhiều người, do sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng thương mại di động hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai. 

m-commerce là gì
Ứng dụng M-Commerce của VinID dành cho khách hàng thân thiết

Có một số ví dụ điển hình chỉ ra rằng các ứng dụng thông minh đã áp dụng hình thức thương mại di động trong chiến lược kinh doanh của họ để thực hiện cả quá trình giao dịch điện tử.

Ứng dụng VinID đang cho phép người dùng có thể đặt vé máy bay, vé vào cổng của các khu vui chơi, vé xem phim, vé xem bóng đá và đặc biệt khách hàng được thanh toán qua nhiều ứng dụng.

Các nền tảng M-Commerce từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, đều sẵn sàng cho phép người dùng thực hiện các giap dịch gửi tiền, thanh toán, chuyển khoản… từ xa chỉ với chiếc điện thoại di động thông minh. Ngoài ra, để phân biệt được M-Commerce và E-Commerce đều là 2 mô hình kinh doanh nổi bật, có nhiều điểm khác biệt lớn nên người dùng cần trang bị đủ kiến thức để phân biệt chính xác.

2. Đặc điểm nổi bật của M-Commerce

đặc điểm của m-commerce
Những đặc trưng nổi bật của M-Commerce

Để hiểu rõ hơn về Mobile Commerce chắc chắn các bạn không nên bỏ qua những đặc điểm của M-Commerce dưới đây:

2.1. Tính rộng khắp

Đặc điểm đầu tiên của ứng dụng thương mại di động M-Commerce chính là tính rộng khắp, cho phép người dùng có thể lấy bất kỳ thông tin họ cần tại bất cứ thời điểm nào thông qua các thiết bị di động kết nối Internet không dây mà không cần quan tâm đến vị trí của họ. 

Sử dụng ứng dụng M-Commerce người dùng có thể hoạt động bình thường trong khi nhận các thông tin hoặc đang thực hiện giao dịch. Do vậy, các dịch vụ hay ứng dụng đều đáp ứng được nhu cầu phát sinh của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

2.2. Quy mô tiếp cận rộng lớn, nhiều đối tượng 

Doanh nghiệp có thể dựa vào các thiết bị di động để tiếp xúc với khách hàng hoặc bất kỳ đối tượng người dùng bạn cần trong mọi thời điểm. Ngoài ra, sử dụng M-Commerce còn giới hạn được khả năng tiếp cận của người dùng với một số trường hợp cá biệt trong khoảng thời gian cá biệt.

2.3. Tính cá nhân hóa 

Nhờ một lượng lớn thông tin và hệ thống dữ liệu khổng lồ đang tồn tại trong không gian mạng Internet thì tính minh bạch cho các thông tin mà người dùng nhận được có giữ vai trò rất quan trọng.

Lý do người dùng các thiết bị di động luôn yêu cầu các ứng dụng Mobile Commerce, các tập dịch vụ và ứng dụng khác nhau cần được cá nhân hóa để cung cấp dịch vụ và chia sẻ thông tin đến người dùng một cách chính xác.

2.4. Tính tiện lợi 

M-Commerce mang lại sự thuận lợi cho người sử dụng khi được hoạt động thoải mái trong mọi không gian, địa điểm bằng cách sử dụng mạng không dây. Khác với các loại máy tính truyền thống, các thiết bị di động ngày càng gia tăng chức năng và tính thuận lợi khi cần sử dụng. 

Ưu điểm của các thiết bị này có kích thước nhỏ gọn được cài đặt sẵn trong các trạng thái kiểu mẫu để có thể dễ dàng mang đi mang lại. Ngoài ra, các thiết bị di động còn cho phép người dùng kết nối với Internet một cách nhanh chóng và đơn giản. 

2.5.Tính tương giao 

Nếu so sánh M-Commerce với máy tính để bàn có thể nhận ra rằng các giao dịch, giao tiếp hay các điều khoản dịch vụ đều là những tương tác trực tiếp trong môi trường mạng máy tính di động mức độ cao.

Chính vì vậy, các công việc kinh doanh trong các dịch vụ cung ứng và hỗ trợ khách hàng có yêu cầu mức độ cao của tính tương giao với họ để tìm ra được các thành phần có khả năng làm gia tăng giá trị trên các thiết bị di động. 

3. So sánh M-Commerce và E-Commerce

so sánh m-commerce và e-commerce
So sánh M-Commerce và E-Commerce

Nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về Mobile Commerce đã không tránh khỏi sự nhầm lẫn với khái niệm thương mại điện tử E-Commerce do mục tiêu chính đều là mua và bán các sản phẩm, dịch vụ trên mạng Internet. Nhưng 2 ứng dụng M-CommerceE-Commerce vẫn còn tồn tại một số điểm khác biệt như sau: 

So sánhTính tiện lợi khi sử dụng Hệ điều hành dùng cho ứng dụng Khả năng di chuyển Nền tảng sử dụngĐịnh vị người dùngTính năng bảo mậtCổng thanh toán trực tuyến
M-Commerce  Điện thoại, máy tính bảng, máy nhắn tin.
IOS, Android, Symbian.
Dễ dàng mang đi nhờ trọng lượng thiết bị cầm tay di động nhẹ và kích thước nhỏ. 
Dễ dàng định vị mọi vị trí, khoảng cách.
Dễ dàng định vị mọi vị trí, khoảng cách.
Dựa vào bảo mật có sẵn trên thiết bị di động và bảo mật web để ứng dụng được tối đa điều kiện bảo mật.
App của ngân hàng tại về di động hoặc thẻ tín dụng. 
 E-Commerce Máy tính để bàn, Laptop.
Windows, Unix, Linux. 
Hạn chế mang đi do kích thước máy tính lớn và trọng lượng nặng. 
Không có chức năng định vị.
Không có chức năng định vị được.
Chỉ có bảo mật có sẵn trên website. 
Chỉ thanh toán được bằng thẻ tín dụng.
Bảng so sánh giữa M-Commerce và E-Commerce

Ngoài ra, điểm khác biệt nữa là E- Commerce được biết đến là tập hợp con của kinh doanh điện tử. Còn Mobile Commerce là tập hợp con của dịch vụ di động nên khác nhau hoàn toàn.

4. Vai trò của M-commerce

M-Commerce có vai trò cung cấp thông tin đến đúng chỗ và đúng thời điểm, mang đến hiệu quả truy xuất thông tin cao. Người dùng có thể lấy dữ liệu bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu, kết hợp với khả năng cập nhật thông tin theo đúng yêu cầu. 

Do đó, vai trò của M-Commerce không thể thiếu trong thời buổi công nghệ cao và sự phát triển mạnh của hình thức mua bán và thanh toán trực tuyến cũng tăng cao như hiện nay.

5. Lợi ích của M-commerce

lợi ích với người dùng
M-Commerce có nhiều lợi ích khi sử dụng

Hình thức kinh doanh M-Commerce đang phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tất cả khách hàng và doanh nghiệp đều nhận được những lợi ích đặc biệt từ M-Commerce. 

5.1. Lợi ích M-Commerce đối với khách hàng

  • Tính tiện lợi khi sử dụng 

M-Commerce cho khách hàng có thể mua sắm bất kỳ đâu và bất cứ thời điểm nào chỉ cần có thiết bị di động và có kết nối mạng Internet.

  • Tốc độ cao 

Nhờ có đường truyền mạng ổn định mà M-Commerce giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian khi mua hàng trực tuyến và thao tác thanh toán dễ dàng, nhanh chóng.

  • Tiết kiệm chi phí 

M-Commerce cho phép người dùng tham khảo được các mức giá tại nhiều cửa hàng khác nhau thay vì mua một cửa hàng quen. Do đó, muốn tìm một mức giá hấp dẫn đã không còn trở ngại và khách hàng có thể so sánh giá, lựa chọn các sản phẩm có mức giá rẻ tại nhiều cửa hàng khác nhau, tiết kiệm chi phí đáng kể. 

  • Cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm 

Những sản phẩm mới ra mắt đều được nhà cung cấp đăng tải lên các ứng dụng M-Commerce nên khách hàng có thể cập nhật thông tin sản phẩm nhanh nhất, cả các chương trình khuyến mãi liên quan. 

  • Tính bảo mật tương đối cao

M-Commerce có công nghệ bảo mật thông minh, đảm bảo tính bảo mật thông tin cho khách hàng và cả các giao dịch đang thực hiện. 

5.2. Lợi ích của M-Commerce đối với doanh nghiệp

  • Doanh số tăng 

Do khách hàng có thể dễ dàng mua sắm trong mọi khung giờ nên không cần người bán hàng hay người trông thì doanh nghiệp vẫn bán được hàng hóa nhanh chóng, từ đó doanh số cải thiện vượt trội. 

  • Tiết kiệm được nhiều chi phí 

M-Commerce còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên và chi phí quảng cáo do nền tảng này không cần quá nhiều nhân lực  quản lý, vận hành mà vẫn bán được hàng.

  • Cải thiện được khả năng tương tác 

M-Commerce được tích hợp cả công nghệ hiện đại chatbot, hệ thống tự động hóa và email marketing giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với khách hàng. Từ đó tạo môi trường lý tưởng để giao tiếp tốt hơn với khách hàng và khả năng tiếp cận tăng cao.

  • Thu thập dữ liệu và phân tích nhanh chóng 

Nhờ những thông tin mà M-Commerce đang lưu trữ như thông tin liên lạc với khách hàng cung cấp, hình thức thanh toán, lịch sử đơn hàng, số lượt mua đối với sản phẩm, đánh giá sản phẩm… có tác dụng thu thập dữ liệu về khách hàng và áp dụng được cả vào hoạt động kinh doanh. 

6. Tổng hợp một số lĩnh vực M-commerce đang phát triển tại Việt Nam


Hiện nay, tại Việt Nam đang phát triển một số lĩnh vực M-Commerce mũi nhọn, cụ thể gồm dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến và dịch vụ nhắn tin.

6.1. Dịch vụ mua sắm trực tuyến 

Báo cáo năm 2022 chỉ ra rằng số lượng người Việt mua sắm trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm 2021 và tổng chi tiêu trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Trong đó có đến 73% người tiêu dùng thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm TMĐT và có đến 59% người dùng đặt hàng trên các website quốc tế. 

Từ những số liệu này cho thấy người Việt đang rất ưa chuộng mua bán online đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng thời trang và các mặt hàng hỗ trợ sức khỏe. Người dùng đã dần thích ứng và trở thành người tiêu dùng thông thái, đã có thói quen đọc kỹ thông tin và đọc đánh giá sản phẩm. Đây đều là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua hàng.

Dựa vào số lượng người sử dụng, tại Việt Nam hiện đang có 3 nền tảng mua sắm trực tuyến đang được ưa chuộng như Shopee, Lazada, Tiki. Mỗi nền tảng đều có chiến dịch thu hút người tiêu dùng riêng và dần trở thành trung tâm thương mại trên môi trường số được đông đảo khách hàng lựa chọn.

  • Shopee

Xây dựng các chương trình giải trí thu hút để nhận ưu đãi như nông trại shopee, lắc siêu xu, bay cùng shopee… và hiện nay còn có thêm cả tính năng Livestream bán hàng trực tuyến. Hàng tháng vào các ngày đôi, giữa tháng và cuối tháng đều có chương trình sale hàng tháng, với nhiều mã giảm giá và khuyến mãi quà tặng thu hút số đông người dùng quan tâm. 

  • Lazada

Ứng dụng mua sắm trực tuyến thứ hai trên thị trường, học hỏi một số chiến lược từ đối thủ và phát triển riêng một số chiến dịch thu hút khách hàng với hiệu quả nổi bật như chương trình khuyến mãi chém giá, Shake Shake tháng 11/2019 và chiến dịch “Gamification – Game hoá” để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. 

  • Tiki

Nhờ những lần gọi vốn thành công từ trong nước VNG và từ nước ngoài tại Quỹ Đầu tư Sumitomo và CyberAgent Ventures của Nhật Bản. Tiki hiện đang trở thành nền tảng thương mại điện tử có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai được nhiều nhà đầu tư quan tâm. 

6.2. Dịch vụ thanh toán trực tuyến

dịch vụ thanh toán điện tử trên tdi động
Dịch vụ thanh toán trực tuyến đang rất phát triển tại nước ta

Xét theo số liệu tính đến tháng 3/2019 có đến hơn 20 dịch vụ thanh toán trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam và có đến 3 ví điện tử được sử dụng để thanh toán gồm Momo, zalopay, Moca.

Các ví điện tử ngoài tác dụng dùng để thanh toán trực tuyến còn hỗ trợ người dùng sử dụng với các mục đích như sau:

  • Tặng các mã ưu đãi trong chương trình như mua vé xem phim, chia sẻ Momo cho người dùng mới, tặng vé xem phim miễn phí khi đăng ký tài khoản lần đầu.
  • Ưu đãi đặt đồ ăn, đặt vé máy bay qua ZaloPay, Momo…

6.3. Dịch vụ nhắn tin 

Do nhu cầu kết nối người dùng trong môi trường số ngày càng gia tăng và chưa có tín hiệu dừng lại đây là lý do nhiều doanh nghiệp ra đời và phát triển ứng dụng trò chuyện trên di động được tích hợp thêm nhiều tính năng mới, thông minh hơn. Việt Nam có một số ứng dụng nhắn tin đang thu hút đông người sử dụng như Facebook Messenger, Zalo, Viber. Do đó, phát triển Mobile Commerce trong ứng dụng còn tối ưu được hiệu quả sử dụng và nhu cầu kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp trong tương lai.

Trên đây bài viết vừa chia sẻ cho các bạn những kiến thức về M-Commerce như lợi ích, vai trò, sự khác biệt và những lĩnh vực M – Commerce đang phát triển tại Việt Nam. Mobile Commerce có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Hi vọng bài viết sau của Navee sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link