Quảng cáo Google – Cách thức đánh giá sự hiệu quả

0
(0)

Bài viết sẽ hướng dẫn cách đánh giá hiệu quả của quảng cáo Google-một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp của bạn. 

Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Quảng cáo Google (Google Ads) là nền tảng quảng cáo trực tuyến do Google sở hữu và điều hành. Đây cũng là mạng quảng cáo trực tuyến lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hàng triệu doanh nghiệp sử dụng quảng cáo trên Google để tiếp cận khách hàng mới và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần biết cách đánh giá hiệu quả Google Ads để tối đa hóa lợi tức đầu tư từ chi tiêu quảng cáo của mình và tránh mắc sai lầm.

Các nhà quảng cáo chọn sử dụng Google Ads có thể nhắm mục tiêu người dùng trên mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Mạng tìm kiếm sẽ có các quảng cáo trả phí cho mỗi nhấp chuột. Các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của họ và có cơ hội hiển thị quảng cáo của họ cho những người dùng nhập các từ khóa đó vào Google như một phần của truy vấn tìm kiếm. Mạng hiển thị (Display Network) cung cấp cho nhà quảng cáo tùy chọn đặt quảng cáo kiểu biểu ngữ, Banner trực quan trên các trang Web là một phần của mạng hiển thị.

Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng không phải quảng cáo nào cũng có thể tạo chuyển đổi ngay và tăng doanh thu. Hiệu quả của các loại quảng cáo trong các ngành khác nhau cũng có sự khác biệt.

Bên cạnh việc tăng doanh thu, chuyển đổi, các Marketer cũng nên nhận định những lợi ích khác mà Google Ads mang lại. Ví dụ như tăng nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu,… Ngoài ra, việc tăng doanh thu còn cần sự kết hợp từ nhiều yếu tố như cải thiện dịch vụ/sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… chứ không chỉ riêng quảng cáo.

Cách xác định đúng mục tiêu quan trọng

Các Marketer cần xác định rõ mục tiêu để đánh giá chính xác hiệu quả quảng cáo.
Các Marketer cần xác định rõ mục tiêu để đánh giá chính xác hiệu quả quảng cáo.

Các Marketer cần xác định rõ mục tiêu chiến dịch để đánh giá chính xác hiệu quả của Google Ads. Ngoài ra, việc xác định đúng mục tiêu đóng vai trò quan trọng để chiến dịch quảng cáo Google của bạn thành công. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp mình một cách phù hợp: 

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đã có danh tiếng trên thị trường chưa, hay mới ra mắt, chưa được biết đến nhiều?
  • Sản phẩm, ngành hàng bạn đang kinh doanh có đặc thù gì?
  • Doanh nghiệp bạn có từng chạy quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ này hay chưa? Kết quả quảng cáo là lãi hay lỗ/hòa vốn?

Sản phẩm/dịch vụ mới hay đã có danh tiếng trên thị trường

Nếu sản phẩm mới ra mắt, bạn nên hướng đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu.
Nếu sản phẩm mới ra mắt, bạn nên hướng đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu.

Trên Google, mọi người tìm kiếm khi họ đang tìm kiếm thông tin (có thể là để hướng dẫn mua hàng) hoặc đã sẵn sàng để mua.

Trường hợp thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ của bạn đã qua giai đoạn mới ra mắt, bắt đầu ổn định, tiếp cận được thị trường và thu được dữ liệu khách hàng. Lúc này, bạn có thể đặt mục tiêu cho doanh nghiệp là doanh thu chuyển đổi. Các khách hàng lúc này đã biết đến thương hiệu của bạn. Việc cần làm là nuôi dưỡng, thuyết phục họ mua hàng.

Tuy nhiên nếu thương hiệu của bạn đã mạnh sẵn, bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu là chuyển đổi, tăng doanh thu. Và tất nhiên doanh nghiệp cần có chiến dịch quảng cáo, ưu đãi hấp dẫn, triển khai đúng cách.

Trường hợp thứ hai, sản phẩm/dịch vụ của bạn mới ra mắt thị trường. Nếu chưa đủ nguồn lực để có thể hướng đến mục tiêu chuyển đổi, bạn nên hướng đến tăng nhận diện thương hiệu. Việc quan trọng lúc này là sự nhận biết của khách hàng đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Trong giai đoạn ra mắt sản phẩm, cũng có nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu. Tuy nhiên, nó chỉ nên là chỉ số, mục tiêu phụ. Việc doanh thu tăng trong giai đoạn này có thể đến từ hiệu ứng nhất thời từ việc ưu đãi lớn, mua ủng hộ,… Do đó, nếu dùng mục tiêu doanh thu thì chưa hẳn đánh giá được chính xác hiệu quả của quảng cáo hay chất lượng sản phẩm.

Đặc thù về ngành hàng sản phẩm dịch vụ

Khách hàng thường cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua sản phẩm có giá trị cao.
Khách hàng thường cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua sản phẩm có giá trị cao.

Các chiến lược quảng cáo Google nói riêng, các chiến lược tiếp thị nói chung sẽ tiếp cận, thu hút người mua. Chúng còn góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm, ngành hàng có đặc tính khác nhau. Do đó, các chiến lược Marketing cũng cần điều chỉnh phù hợp. Các Marketer cần căn cứ đặc thù của sản phẩm, đặc trưng của ngành để xác định được mục tiêu và hiệu quả quảng cáo.

Với những sản phẩm có giá trị cao, khách hàng thường cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua hàng. Ví dụ như dịch vụ bảo hiểm, tài chính, xa xỉ phẩm, sản phẩm B2B,… Khách hàng cũng cần được tư vấn, giải đáp mọi băn khoăn trước khi có thể “chốt đơn” mua các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu, hoặc tạo ra chuyển đổi cho các chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể hướng khách hàng điền biểu mẫu, gọi Hotline.

Ngược lại, đối với những sản phẩm giá không quá cao, người dùng có thể mua hàng mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Một số sản phẩm ít rào cản về giá điển hình như quần áo, phụ kiện điện thoại, bỉm,… Trường hợp này có thể dễ dàng tạo ra nhiều đơn hàng sau khi khách hàng tìm hiểu thông tin. Vì thế, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu chuyển đổi bán hàng nếu kinh doanh những sản phẩm này.

Xác định mục tiêu đối với doanh nghiệp đã chạy quảng cáo

Doanh nghiệp đã chạy quảng cáo sẽ có dữ liệu cụ thể làm cơ sở để đánh giá hiệu quả.
Doanh nghiệp đã chạy quảng cáo sẽ có dữ liệu cụ thể làm cơ sở để đánh giá hiệu quả.

Các doanh nghiệp đã chạy quảng cáo một thời gian sẽ có lợi thế hơn trong việc lập mục tiêu, đánh giá hiệu quả quảng cáo Google. Bởi lúc này, bạn đã có dữ liệu, thống kê cụ thể làm cơ sở để đánh giá. Các Marketer có thể tính được tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quảng cáo, chi phí quảng cáo trên doanh thu,…

Doanh nghiệp có thể tiếp tục dựa trên các số liệu sẵn có để đặt mục tiêu thích hợp hơn. Nếu chuyển hướng sang thuê Agency để chạy quảng cáo, doanh nghiệp cũng có thể dựa trên các thông số sẵn có để xác định hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mà họ thực hiện có tốt hơn bạn không.

Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quảng cáo

Sau khi xác định được mục tiêu cụ thể và thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả. Thông qua đó, bạn có thể hiệu chỉnh, rút kinh nghiệm để quảng cáo đột phá tốt hơn. Các mục tiêu của doanh nghiệp trong đa số trường hợp khi chạy Google Ads là tăng nhận diện thương hiệu, hoặc tăng chuyển đổi/ doanh thu.

Tăng nhận diện thương hiệu

Google Ads giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu.
Google Ads giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu.

Quảng cáo Google giúp bạn tăng nhận diện thương hiệu thông qua Youtube Ads, GDN, quảng cáo Google Search,… Đối với tiêu chí tăng nhận biết thương hiệu, bạn cần quan tâm đến các thông số sau:

  • Impression/Lượng hiển thị: Là chỉ số cho biết số lần mà quảng cáo của bạn đã được hiển thị tới khách hàng.
  • Click To Web/Traffic: Thể hiện số lượt truy cập vào Website của bạn.
  • Tỷ lệ click vào quảng cáo (Click Through Rate-CTR): Tính bằng lượt Click hoặc số lần hiển thị quảng cáo.
  • Direct Traffic (Truy cập trực tiếp): Là lượt truy cập có được do người dùng gõ thẳng URL trang Web của bạn trên trình duyệt. Đây là chỉ số phụ đánh giá hiệu quả của chiến dịch tăng nhận biết thương hiệu.
  • Lượt xem quảng cáo Video trên 30s (hoặc hết Video, tùy thời lượng của Video quảng cáo): Chỉ số này cho bạn biết có bao nhiêu người dùng thực sự quan tâm nội dung quảng cáo của bạn.

Các Marketer cần lau ý cần tham chiếu các chỉ số trên với một chỉ số quan trọng khác như ngân sách, chi phí, chỉ số CPM, CPC. 

  • CPM (Cost Per Mile) chỉ chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo GDN.
  • CPC (Cost Per Click) là giá tiền cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có các chỉ số CPM, CPC trung bình khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ hiệu quả của quảng cáo. Bạn có thể đánh giá quảng cáo của mình đắt hay rẻ, cần cải thiện ở đâu.

Tăng chuyển đổi/ doanh thu

Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu tăng chuyển đổi khi chạy Google Ads.
Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu tăng chuyển đổi khi chạy Google Ads.

Nếu doanh nghiệp của bạn đặt mục tiêu của quảng cáo Google là chuyển đổi, doanh thu thì có ba chỉ số quan trọng cần lưu ý. Đó là tỷ lệ, số lượng chuyển đổi và chi phí trên mỗi chuyển đổi.

Khi khách hàng có hành động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó được gọi là chuyển đổi. Cụ thể như thời gian người dùng ở trên trang, số lần người dùng cuộn chuột. Hoặc khách hàng nhấp vào điền Form, các mục Livechat, gọi Hotline, Click vào các mục khác trên Web,…

Tỉ lệ các hành động tạo giá trị/số lượt Click vào quảng cáo là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi của mỗi loại sản phẩm, mỗi ngành, Landing Page hay mỗi doanh nghiệp đều sẽ khác nhau.

Chi phí chuyển đổi trong các báo cáo có thể được thể hiện dưới cái tên khác là Cost Per Lead (CPL) – chi phí trên mỗi Lead, hay Cost Per Acquisition (CPA)-chi phí trên mỗi chuyển đổi.

Bên cạnh chi phí trên mỗi chuyển đổi, doanh nghiệp cần tính toán cùng các chi phí khác cấu thành dịch vụ/ sản phẩm dịch vụ để biết quảng cáo có đang giúp doanh nghiệp có lãi không.

Nếu các chỉ số trên chưa tối ưu như bạn mong muốn, doanh nghiệp có thể tiếp tục xét đến các chỉ số khác. Chẳng hạn như CTR, điểm chất lượng quảng cáo. Thông qua đó, bạn có thể tìm ra nguyên nhân, có phương án cải thiện.

Lưu ý về tỷ lệ chuyển đổi

Chất lượng Website cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.
Chất lượng Website cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

Quảng cáo Google có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Có nhiều yếu tố khác cũng tác động đến tỷ lệ này như chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi, thương hiệu, hay chất lượng Website, chăm sóc khách hàng,…

Chính vì thế, các nhà tiếp thị cần xác định rõ số lượng người dùng tìm đến thương hiệu bạn với ngân mức ngân sách bỏ ra. Tiếp đến, bạn cần nắm được số lượng người dùng trong số này sẽ trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Thêm vào đó, bạn cần xác định doanh số có được từ các khách hàng này có đủ bù vào số tiền quảng cáo đã bỏ ra và mang lại lợi nhuận không.

Chi phí quảng cáo trên Google sẽ được tính trên từng cú Click chuột vào Website. Bạn hoàn toàn có thể tính toán được số cú Click nhận được với mức ngân sách cụ thể. Đồng thời, bạn sẽ tính được chi phí cho mỗi cú nhấp chuột (CPC- Cost Per Click) là bao nhiêu?

Ví dụ thực tế về các chỉ số liên quan đến chuyển đổi/doanh thu

Doanh nghiệp dành ngân sách mỗi tháng là 500 USD cho quảng cáo Google

Với CPC = 0.1 USD, doanh nghiệp sẽ nhận được 5000 Clicks mỗi tháng (500 USD : 0.1 USD). Với số lượng Click này, bạn sẽ 167 Click mỗi ngày. Tóm lại:

Kế đến, Marketer cần tính toán xem với lượng Click đến với Website như trên, doanh nghiệp cần có bao nhiêu khách hàng để bù vào ngân sách chi cho quảng cáo. Đồng thời, bạn cần tính xem cần thêm bao nhiêu khách hàng nữa thì có lãi.

Bạn sẽ cần dựa vào các số liệu trên để đánh giá xem quảng cáo của bạn có hiệu quả không.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số bán hàng thì bạn nên tập trung hơn vào việc người Click vào trang có phải khách hàng thật sự không. CPC có thể cao hơn mức ước tính ban đầu vẫn không quá ảnh hưởng đến kết quả bạn muốn. Nếukhách hàng thực sự Click vào quảng cáo, việc bạn trả CPC cao hơn cũng hoàn toàn xứng đáng.

Khi nào nên áp dụng chỉ số ROAS?

Chỉ số ROAS chỉ lợi nhuận thu về trên chi phí đầu tư vào quảng cáo.
Chỉ số ROAS chỉ lợi nhuận thu về trên chi phí đầu tư vào quảng cáo.

Chỉ số ROAS (Return On Ads Spent) chỉ lợi nhuận thu về trên chi phí đầu tư vào quảng cáo. Với chỉ số này, bạn có thể nhìn được hiệu quả của quảng cáo Google trong một bức tranh toàn cảnh. ROAS được tính bằng Lợi nhuận thu về từ quảng cáo / Chi phí quảng cáo.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể có nhiều hoạt động khác bên cạnh Google Ads. Ví dụ như Social Marketing, SEO, PR báo chí,… Trong trường hợp này, bạn không cần xem xét chỉ số ROAS ngay từ bước đầu. Chỉ số này chỉ đánh giá chính xác nếu bạn tách bạch được chi phí, hiệu quả cho mỗi hình thức quảng cáo. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên dùng chỉ số ROAS để đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động Marketing.

Kết luận

Các doanh nghiệp hầu như đều có Website cho riêng mình. Hãy dành thời gian suy nghĩ cách cải thiện khả năng hiển thị của bạn trong công cụ tìm kiếm. Mặc dù SEO nhận được rất nhiều sự chú ý, mang lại hiệu quả tốt, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất. Nếu trang Web của bạn không nhận được nhiều lưu lượng truy cập như mong muốn, bạn muốn có một giải pháp nhanh chóng và sẵn sàng trả tiền cho nó, thì quảng cáo của Google rất đáng được xem xét.

Quảng cáo Google có thể mang lại lợi ích cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi quy mô với ngân sách và mục tiêu quảng cáo khác nhau. Người dùng hiện nay hầu hết đều sử dụng Google để tìm câu trả lời cho vấn đề của mình. Vì vậy, bạn nên tận dụng tìm kiếm khách hàng trong số lượt tìm kiếm trên Google khổng lồ. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link