Google Knowledge Graph là gì? Tính năng và Quy trình hình thành

5
(4)

Hiểu được Knowledge Graph là gì sẽ giúp bạn trải nghiệm những lợi ích của nó tốt hơn, tận dụng tăng khả năng hiển thị thương hiệu và cải thiện SEO.

Tận dụng tốt Knowledge Graph giúp cải thiện SEO.
Tận dụng tốt Knowledge Graph giúp cải thiện SEO.

Nếu bạn tìm kiếm một công ty cụ thể, Knowledge Graph sẽ hiển thị một hồ sơ gần như hoàn chỉnh, tùy thuộc vào mức SEO của công ty đó. Nếu bạn tìm kiếm một bộ phim mới phát hành gần đây nó sẽ giúp hiển thị áp phích, bài đánh giá.

Ngoài ra, bạn còn có thể thấy thời gian chiếu cho rạp chiếu phim gần địa điểm của bạn. Có thể nói Google Knowledge Graph là một công cụ mạnh mẽ và vô cùng hữu ích. Nhưng cách để hiển thị thông tin trên Knowledge Graph là gì? Nội dung bài viết sẽ giải thích rõ, đồng thời cho biết nó ảnh hưởng như thế nào đến SEO, cách truy cập, đề xuất Knowledge Graph.

Google Knowledge Graph là gì?

Google Knowledge Graph hay còn gọi là sơ đồ tri thức. Nó đại diện cho một tập hợp các mô tả được liên kết với nhau về các thực thể, đối tượng, sự kiện hoặc khái niệm,… Sơ đồ tri thức đưa dữ liệu vào Context thông qua liên kết và siêu dữ liệu. Google Knowledge Graph giúp nâng cao kết quả tìm kiếm. Nó được trình bày trong một khu vực dành riêng trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Tại đó hiển thị kết quả từ nhiều nguồn khác nhau và sẽ được phân phối dễ nhìn bằng đồ họa. 

Ví dụ về Knowledge Graph
Ví dụ về Knowledge Graph | Nguồn hình ảnh: Ontotext

Các mô tả có ngữ nghĩa trong Google Knowledge Graph cho phép cả người dùng và máy tính hiểu, xử lý chúng một cách hiệu quả và rõ ràng. 

Các mô tả thực thể tập hợp tạo thành một mạng lưới. Trong đó, mỗi thực thể đại diện cho một phần của mô tả về các thực thể, cung cấp ngữ cảnh cho việc diễn giải chúng. Google Knowledge Graph cho phép người dùng truy cập thông tin liên quan mà không cần Click vào liên kết. Chính điều này cũng mang lại lợi ích khổng lồ cho các nhà tiếp thị để tăng khả năng hiển thị của họ.

Nét đặc trưng của Knowledge Graph

Dữ liệu có thể được mô tả dưới dạng đồ thị trực quan, dễ truy vấn.
Dữ liệu có thể được mô tả dưới dạng đồ thị trực quan, dễ truy vấn.

Nét đặc trưng của Google Knowledge Graph là gì? Xét một cách khái quát, sơ đồ tri thức kết hợp các đặc điểm của một số mô hình quản lý dữ liệu:

  • Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu có thể được khám phá thông qua các truy vấn có cấu trúc.
  • Đồ thị: Knowledge Graph chúng có thể được phân tích như bất kỳ cấu trúc dữ liệu mạng nào khác.
  • Cơ sở tri thức: Knowledge Graph mang ngữ nghĩa chính thức (Formal Semantics), có thể được sử dụng để diễn giải dữ liệu và suy ra các sự kiện mới.

Knowledge Graph được thể hiện trong RDF. Nó cung cấp Framework tốt nhất để tích hợp, hợp nhất, liên kết và sử dụng lại dữ liệu.

Với nhiều điểm nổi bật:

  • Tính nhanh chóng: Các tiêu chuẩn trong mạng ngữ nghĩa (Semantic Web) – RDF (S) và OWL cho phép hiển thị ứng dụng thuận lợi các loại dữ liệu và nội dung khác nhau. 
  • Hiệu suất: Tất cả các thông số kỹ thuật đã được chứng minh trong thực tế mang đến hiệu suất cao, cho phép quản lý hiệu quả các biểu đồ của hàng tỉ dữ kiện và thuộc tính.
  • Khả năng tương tác: Có một loạt các thông số kỹ thuật cho tuần tự hóa dữ liệu, truy cập (giao thức SPARQL cho điểm cuối), quản lý (SPARQL Graph Store) và liên kết. Việc sử dụng các thông số nhận dạng duy nhất trên toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và xuất bản dữ liệu.
  • Tiêu chuẩn hóa: Tất cả những điều trên được tiêu chuẩn hóa thông qua quy trình của cộng đồng W3C. Điều này để đảm bảo rằng các yêu cầu của các đối tượng sử dụng khác nhau đều được thỏa mãn. Từ các nhà phân tích, đến các chuyên gia quản lý dữ liệu doanh nghiệp, các nhóm vận hành hệ thống,…

Bản thể học và ngữ nghĩa học chính thức

Thực thể và bản thể học là các yếu tố quan trọng của một cấu trúc ngữ nghĩa.
Thực thể và bản thể học là các yếu tố quan trọng của một cấu trúc ngữ nghĩa.

Bản thể học là nhân tố quan trọng ngữ nghĩa chính thức của một Google Knowledge Graph. Chúng có thể được xem như là Data Schema của đồ thị. Chúng đóng vai trò như mối ràng buộc giữa người phát triển Knowledge Graph và người dùng về ý nghĩa của dữ liệu trong đó. Bản thể học đảm bảo sự hiểu biết chung về dữ liệu và ý nghĩa của nó.

Khi ngữ nghĩa chính thức được sử dụng để diễn đạt và giải thích dữ liệu của Knowledge Graph, sẽ có một số công cụ trình bày và mô hình hóa:

  • Classes: Thông thường, một mô tả thực thể chứa phân loại của thực thể liên quan đến hệ thống phân cấp lớp. Ví dụ, khi xử lý thông tin doanh nghiệp, có thể có các lớp nhân sự, tổ chức và vị trí. 
  • Các kiểu quan hệ: Mối quan hệ giữa các thực thể thường được gắn thẻ với các kiểu, cung cấp thông tin về bản chất của mối quan hệ. Các kiểu quan hệ cũng có thể có các định nghĩa chính thức. 
  • Danh mục: Một thực thể có thể được liên kết với các danh mục mô tả một số khía cạnh về ngữ nghĩa của nó. Ví dụ: Một cuốn sách có thể thuộc đồng thời tất cả các danh mục sách về châu Phi, sách bán chạy nhất, sách cho trẻ em,…
  • Free Text Descriptions: Thông thường, mô tả thân thiện với người dùng được cung cấp để làm rõ thêm ý định thiết kế cho thực thể và cải thiện tìm kiếm.

Knowledge Graph ảnh hưởng thế nào tới SEO?

Knowledge Graph gán ý nghĩa cụ thể cho ý định của người dùng.
Knowledge Graph gán ý nghĩa cụ thể cho ý định của người dùng.

Bạn có biết sự tác động đến SEO của Google Knowledge Graph là gì? Sơ đồ tri thức của Google được giới thiệu vào năm 2012 để cung cấp các kết quả hữu ích và phù hợp hơn cho các tìm kiếm sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Google Knowledge Graph sử dụng mối quan hệ giữa các từ và khái niệm để hiểu ngữ cảnh của truy vấn và gán ý nghĩa cụ thể cho ý định của người dùng.

Google có khả năng định hình một cụm từ truy vấn của người dùng thành thực thể mô tả chính xác. Để trả lời chính xác hơn các loại truy vấn, Google sẽ luôn tìm nạp các thực thể biểu đồ tri thức trước tiên và chỉ tìm kiếm câu trả lời trên Web mở nếu chúng bị thiếu. 

Quy trình hình thành Google Knowledge Graph là gì

Knowledge Graph giúp tăng hiển thị cho thương hiệu.
Knowledge Graph giúp tăng hiển thị cho thương hiệu.

Tùy thuộc vào truy vấn, cụm từ tìm kiếm mà có nhiều kích hoạt Knowledge Graph của Google. Nó có thể được hiển thị cả trong kết quả tìm kiếm trên máy tính để bàn hoặc trên thiết bị di động. 

Bằng cách xuất bản dữ liệu có cấu trúc, bạn đang cung cấp thông tin mà Google cần để cung cấp câu trả lời thay vì Blue Link.

Dữ liệu có cấu trúc được chia sẻ với các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội để điều hành hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, nó còn được lưu trữ và xuất bản trong Knowledge Graph của doanh nghiệp để giúp phát triển kênh người dùng. Đồng thời điều này giúp tập hợp thông tin có cấu trúc và không có cấu trúc để thúc đẩy trải nghiệm người dùng trên các kênh của doanh nghiệp.

Knowledge Graph có chăng chỉ giúp ích cho SEO?

Bên cạnh những lợi ích đối với SEO, Knowledge Graph còn nhiều ưu điểm khác. Hiểu được những lợi ích khác của Knowledge Graph là gì sẽ giúp bạn tận dụng nó một cách tối ưu. 

Sơ đồ tri thức có thể tổ chức lượng lớn thông tin phi cấu trúc mà nhà xuất bản tạo ra hàng ngày. Với một biểu đồ được xây dựng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn ngữ nghĩa, có thể liên hệ kiến ​​thức với ngôn ngữ một cách trực tiếp. Ngôn ngữ cung cấp phương pháp để truy cập biểu đồ bằng cách sử dụng các khái niệm được liên kết với nhau với cơ sở tri thức công cộng.

Sơ đồ tri thức cũng cho phép bạn tạo cấu trúc để phân loại và gắn thẻ đúng nội dung được sản xuất. 

Khi việc gắn thẻ nhất quán, bạn có thể thực hiện những việc sau trong biểu đồ:

  • Lập hồ sơ đối tượng bằng cách phân tích đâu là chủ đề thịnh hành cho từng cụm.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Tạo báo cáo và trang tổng quan bằng cách sử dụng các chủ đề và chủ đề phụ để hiểu độc giả và cải thiện nội dung.
  • Đào tạo các mô hình, công cụ với dữ liệu riêng để đề xuất nội dung phù hợp tốt hơn.
  • Giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu và quảng bá nội dung của bạn hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tài liệu tổng quan về SEO

>>> Tài liệu Digital Marketing

Kết luận

Có thể nói, Knowledge Graph vô cùng hữu ích và đáng sử dụng. Nó là một phần quan trọng của trải nghiệm tìm kiếm trên Google. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu Knowledge Graph là gì. Đồng thời, mong rằng đây sẽ là nguồn cảm hứng để bạn thử tận dụng các sơ đồ tri thức cho trang Web của bạn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 4

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link