7 nguyên tắc cần nắm khi xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại

5
(1)

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại phù hợp và đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được những thành công vang dội và ngược lại. Bởi vậy, ngay từ những bước đầu tiên khi triển khai, bạn cần hiểu rõ các chiến lược cạnh tranh phổ biến và những nguyên tắc cần nắm khi xây dựng chiến lược kinh doanh.

Cùng Navee tìm hiểu về cách xây dựng một chiến lược kinh doanh trong thời hiện đại 4.0 một cách hiệu quả nhất có thể nhé.

4 chiến lược kinh doanh hiện đại phổ biến

Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch hành động dài hạn nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ sau khi đánh giá lợi thế, tồn tại, cơ hội và mối đe dọa đối với chính doanh nghiệp. Thực hiện chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích tạo dựng vị trí cho doanh nghiệp trong ngành và tạo ra lợi tức đầu tư vượt trội. Theo đó, có 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến như sau:

Chiến lược cạnh tranh về giá

Chiến lược cạnh tranh về giá vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại
Chiến lược cạnh tranh về giá vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại

Đối với chiến lược cạnh tranh về giá, mục tiêu của doanh nghiệp là trở thành nhà sản xuất/cung cấp có chi phí thấp nhất trong ngành. Để thực hiện được điều ấy, doanh nghiệp cần hoạt động ở quy mô lớn bởi vì hiệu quả của chiến lược phù thuộc vào quy mô. Các công ty nhỏ rất khó điều này vì nó liên quan đến những hợp đồng cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên thị trường.

Điểm cốt lõi của chiến lược kinh doanh hiện đại này là cung cấp sản phẩm có giá thấp hơn trong ngành. Bởi vậy, không chỉ công ty sản xuất mà chiến lược cạnh tranh về giá còn có thể áp dụng cho các nhà phân phối. Những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược này là nguồn nguyên liệu giá thấp, sản xuất quy mô lớn, quản lý và phân phối hiệu quả,…

Chiến lược cạnh tranh về sản phẩm khác biệt

Theo thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp cần tạo ra sự sản phẩm khác biệt trên thị trường về chất lượng và tính năng vượt trội,… nó có thể được tính giá cao hơn. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm khác biệt này để trở thành người dẫn đầu thị trường. Đây là chiến lược kinh doanh hiện đại chưa bao giờ cũ.

Chiến lược cạnh tranh phân khúc thị trường

Chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất. Chiến lược này vô cùng hữu ích trong việc thỏa mãn người tiêu dùng và tăng nhận thức về thương hiệu.

Chiến lược cạnh tranh về dịch vụ/ hậu mãi

Dịch vụ/hậu mãi tốt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của khách hàng.
Dịch vụ/hậu mãi tốt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của khách hàng.

Cạnh tranh về dịch vụ/ hậu mãi là chiến lược mà doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Bạn có thể phải đầu tư một phần chi phí để thực hiện các dịch vụ hậu mãi nhưng sẽ gây được ấn tượng không nhỏ với khách hàng. Một số dịch vụ nhỏ như miễn phí vận chuyển, tăng thời gian bảo hành, tặng quà… cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bạn trước đối thủ.

7 nguyên tắc vàng khi xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại

Những nguyên tắc vàng khi xây dựng chiến lược kinh doanh dưới đây sẽ giúp bạn vạch ra những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Xác định tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh

Có thể hiểu đơn giản “tầm nhìn” chính là tuyên bố ngắn gọn về định hướng của doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh chính là xác định tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh. Trước hết, bạn cần biết bạn muốn đạt được cái gì trước đã rồi mới bắt tay vào thực hiện nó.

Phân tích đối thủ và thị trường 

Phân tích đối thủ và thị trường là điều mà bạn cần làm khi xây dựng chiến lược kinh doanh. chiến lược kinh doanh hiện đại
Phân tích đối thủ và thị trường là điều mà bạn cần làm khi xây dựng chiến lược kinh doanh.

Thấu hiểu đối thủ và thị trường sẽ hình thành tư duy chiến lược để giúp bạn tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Đối thủ là người cạnh tranh từ sản phẩm đến khách hàng với bạn. Do đó, phân tích và hiểu rõ về đối thủ thì bạn càng có cơ hội vạch ra chiến lược kinh doanh hiện đại phù hợp và hiệu quả.

Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai. 

Phân tích sản phẩm & xác định lợi thế cạnh tranh

Để xây dựng những chiến lược kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp cần phân tích sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải xác định rõ: Yếu tố nào có thể khiến bạn trở nên nổi bật và thành công hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu

Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu giúp bạn dễ dàng thành công hơn.
Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu giúp bạn dễ dàng thành công hơn.

Lựa chọn tiếp cận sai đối tượng khách hàng, đưa ra mục tiêu phát triển không phù hợp với thực lực… có thể khiến bạn mất phương hướng, gây tổn thất đáng kể. Ngược lại, một mục tiêu khách hàng rõ ràng, đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, truyền tải đúng thông điệp truyền thông, từ đó tối ưu hóa doanh số và thị phần.

Phân bổ nguồn lực

Phân bổ nguồn lực là kế hoạch sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đạt được các mục tiêu tương lai. Thực hiện phân bổ nguồn lực phù hợp là một nguyên tắc mà bạn cần nắm vững khi xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại

Lên kế hoạch dự phòng

Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo không thể thiếu kế hoạch dự phòng. Bạn cần xác định các phương án B, C từ trước để sử dụng khi phương án A thất bại. 

Triển khai, quan sát và điều chỉnh chiến lược

Bạn có thể điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết trong quá trình triển khai.

Đây là nguyên tắc cuối cùng trong xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại cũng là bước xác định liệu những chiến lược của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu đưa ra hay không. Có thể xem nguyên tắc này như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung.

Theo đó, nhà quản lý cần theo dõi và cập nhật chính xác quá trình thực hiện chiến lược. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào đúng thời điểm, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến lược kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược để đạt kết quả tốt hơn.

Xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức trên đây thì thành công sẽ đến với bạn vào một ngày không xa.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link