ReBranding – Làm mới thương hiệu là gì? Khi nào DN cần làm mới thương hiệu

5
(1)

Tùy vào mỗi giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ có nhiều lần lựa chọn làm mới thương hiệu để tạo nên những giá trị mới, giúp khách hàng tiếp cận một cách mới mẻ hơn.

Thay đổi diện mạo đúng thời điểm là cách để doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng
Thay đổi diện mạo đúng thời điểm là cách để doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng

Thương hiệu là bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp, nó tập hợp những ý tưởng, giá trị và cá tính riêng của bạn. Thế nhưng dù cho có là thương hiệu được yêu thích sẽ có lúc gặp phải khủng hoảng, không thể chống chọi được với áp lực tự nhiên của thời gian hay không còn đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. 

Vì vậy, làm mới hay thay đổi nhận diện thương hiệu là một ý tưởng rất tốt, tuy nhiên bạn cần chọn thời điểm thích hợp để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu lại mang đến kết quả tốt nhất. Để biết lúc nào là thích hợp để thay đổi, bạn hãy cùng Navee tham khảo 5 thời điểm sau đây.

ReBranding – Làm mới thương hiệu là gì?

Làm mới thương hiệu hay còn gọi là ReBranding, đây là quá trình làm nên tên nhãn hàng, thiết kế mới, biểu tượng hoặc những liên kết mới của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là tăng trưởng định vị thương hiệu mới trong tâm trí của đối tác, người dùng, nhân viên, cổ đông,…

Đây không chỉ là sự chuyển đổi vì hình ảnh của nhãn hiệu mà nó còn có cả kế hoạch xây dựng thương hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm. Khi mà chiếc áo cũ đã không còn hợp với diện mạo mới của doanh nghiệp thì bạn cũng cần làm mới lại nhãn hàng nếu như không muốn mình trở nên lạc hậu.

5 thời điểm thích hợp để làm mới thương hiệu của doanh nghiệp

Để quá trình làm mới nhãn hàng đạt hiệu quả tốt nhất và không gây tác động xác đến doanh nghiệp, bạn có thể chọn một trong 5 thời điểm mà Navee đề cập dưới đây.

Khi doanh nghiệp đang hướng đến nhóm khách hàng mới

Làm mới nhãn hàng khi doanh nghiệp đang muốn nhắm đến đối tượng khách hàng mới
Làm mới nhãn hàng khi doanh nghiệp đang muốn nhắm đến đối tượng khách hàng mới

Thương hiệu là một sắc màu ổn định của công ty, nó sẽ chứa những giá trị và thể hiện được cá tính riêng của doanh nghiệp đó. Nhưng mỗi giai đoạn thì doanh nghiệp có thể quyết định sự đổi mới, tạo ra định hướng mới nhằm để phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Đây là bước quan trọng để nhãn hàng có thể bắt kịp xu hướng của thời đại.

Một thương hiệu thành công khi nó xuất hiện lần đầu cho nhóm đối tượng mục tiêu và có mối quan hệ thân thiết đối nhóm đối tượng này.

Nếu như doanh nghiệp bạn đang muốn nhắm đến một đối tượng mục tiêu mới thì doanh nghiệp phải triển khai cho thật phù hợp. Theo đó, bạn có thể làm mới thương hiệu để hấp dẫn những khách hàng mục tiêu mới của mình.

Khi thương hiệu cũ đã không còn phù hợp với định hướng mới

Bạn cần thay đổi một khi thương hiệu đã không còn phù hợp với định hướng mới
Bạn cần thay đổi một khi thương hiệu đã không còn phù hợp với định hướng mới

Làm mới lại nhãn hàng không phải là chiến thuật mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần theo đuổi. Thương hiệu là nền tảng cho mọi chiến lược truyền thông và tiếp thị nên một khi thay đổi nó sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến công ty. Hơn nữa, một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của thương hiệu chính là tính nhất quán. Nếu như bạn thay đổi hay làm mới thương hiệu quá nhanh hay quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lòng trung thành của những khách hàng hiện tại.

Giá trị của thương hiệu và sứ mệnh của công ty phải được chỉ huy, định hướng để phát triển đúng với mong muốn của doanh nghiệp. Một khi sứ mệnh đã chuyển đổi thì doanh nghiệp bạn cũng phải điều chỉnh theo cho phù hợp.

Ví dụ như một doanh nghiệp đang muốn chuyển sang việc cung cấp nhiều hàng hóa xanh, sạch, bảo vệ môi trường,… thì họ sẽ có khả năng thay đổi Logo, thiết kế trang Web và cách biểu đạt của thương hiệu sao cho ăn khớp với sự thay đổi này.

Thương hiệu cũ là một sự chắp và, không có định hướng rõ ràng

Có thể nhãn hàng của bạn đã từng được tạo ra một cách vội vã, chắp vá do công ty không có đội ngũ quảng cáo hay đội ngũ phụ trách thiếu kinh nghiệm và không chú tâm đúng mức. Nếu như rơi vào trường hợp này, bạn cần làm mới thương hiệu để tạo nên một bộ nhận diện nhãn hàng tươi mới cho doanh nghiệp.

Nếu như doanh nghiệp của bạn có ý định làm mới hay tái thiết lại thương hiệu của mình thì đây là những bước thực hiện tiếp theo:

  • Xác định mục tiêu: Việc đầu tiên bạn cần xác định xem doanh nghiệp muốn xây dựng lại từ đầu hình ảnh của công ty hay chỉ điều chỉnh kiểu dáng hình ảnh nhận diện. Hoặc bạn muốn thu hút những đối tượng mới hay tạo nên một luồng gió mới dành cho những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
  • Chọn làm việc cùng với một đối tác chuyên nghiệp: Trong một số lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo và tạo dựng thương hiệu là bước mà doanh nghiệp bạn phải đầu tư nhiều công sức và chi phí. Vì thế, hãy chọn một đối tác tốt nhất để họ giúp bạn tạo dựng thương hiệu tốt nhất để thu hút được nhiều khách hàng nhất.
  • Chủ động thông báo về sự thay đổi: Ngoài ra sau khi làm mới thương hiệu bạn cần chủ động đưa ra thông báo chính thức cho khách hàng biết về thương hiệu mới của mình. Bạn có thể đưa ra một số sự kiện, chương trình giảm giá, khuyến mại đặc biệt để khách hàng thêm phấn khởi hơn qua lần đổi mới này.

Hình ảnh thương hiệu cũ đã lỗi thời, không phù hợp với xu hướng mới

Bạn có thể thay đổi Brand để phù hợp hơn với xu thế hiện đại ngày nay
Bạn có thể thay đổi Brand để phù hợp hơn với xu thế hiện đại ngày nay

Việc chuyển đổi và làm mới thương hiệu của bạn sẽ hoạt động, phát triển bằng việc đi sát hơn với định hướng và thuyết phục tình hình hiện tại mà bạn đã đặt ra.

Xu hướng thiết kế trong một vài thập niên trở lại đây thay đổi rất nhanh chóng nên kiểu dáng, kiểu chữ, màu sắc từng là thời thượng trước kia giờ đây đã trở nên lỗi thời. Vì vậy nếu như hình ảnh của công ty đã cũ, lỗi thời và không còn phù hợp với xu hướng mới thì bạn cần làm mới lại nhãn hàng.

Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp bạn vẫn có thể giữ thiết kế nguyên vẹn và chỉ cần thay đổi hoặc bổ sung những điểm mới trong bộ nhận diện thương hiệu của mình như: Chuyển đổi hình dạng của Logo, thay đổi làm mới bề mặt, xoay chỉnh các biểu đạt của Brand để phù hợp hơn với thiết kế thời hiện đại.

Bảo vệ thương hiệu khỏi các đối thủ cạnh tranh

Làm mới lại Brand là cách để doanh nghiệp bạn tránh được những đối thủ cạnh tranh
Làm mới lại Brand là cách để doanh nghiệp bạn tránh được những đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, việc làm mới thương hiệu cung là một động thái giúp bảo vệ doanh nghiệp bạn tránh khỏi sự phát triển của nhiều đối thủ mới. Chẳng hạn như một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và có nhiều nét tương đồng với một nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này sẽ khiến cho khách hàng phân vân để chọn đúng nhãn hàng để lựa chọn sản phẩm mình cần. Lúc này, để tránh sự lẫn lộn thì thương hiệu cũ có thể khẳng định, tô đậm hay đưa ra sự khác biệt bằng những tiêu chuẩn mới và lôi cuốn hơn. 

Thị trường nhãn hàng luôn biến động không ngừng nghỉ vì vậy các Brand chỉ có thể thích nghi hay phù hợp trong một giai đoạn nào đó. Qua quãng thời gian này, bắt buộc bạn phải tiến hành nhìn nhận lại hay làm mới nhãn hàng của mình để thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Một số thương hiệu có thể sẽ giữ nguyên trong một thời gian khá dài nhưng một số khác lại trải qua giai đoạn phát triển rất nhanh nên chỉ thay đổi khi cần thiết. Navee tin rằng việc làm mới thương hiệu sẽ phù hợp với những đối tượng khách hàng và thương hiệu khác nhau. Nếu một thương hiệu xây dựng hình ảnh tốt sẽ thu hút được khách hàng chủ chốt, từ đó giúp cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ THAM GIA
    close-link