Search Intent – Phương pháp cải tiến Content SEO năm 2024

Diệp DiệuSeo

Search Intent được các chuyên gia Marketing nhận định sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công với SEO, Content Marketing, là một phần không thể thiếu trong cách tiếp cận đến khách hàng trong năm 2024. Hiểu rõ và tối ưu hóa Search Intent sẽ giúp ích cho mục đích tìm kiếm của người dùng, nâng cao hiệu quả SEO.

Search Intent là gì?

Search Intent là mục đích cuối cùng của người dùng khi thực hiện truy vấn trên một công cụ tìm kiếm. Người dùng sẽ đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc, câu hỏi của họ qua công cụ tìm kiếm. Sau đó, các thuật toán của Google sẽ tìm ra những kết quả phù hợp nhất đáp ứng được ý định tìm kiếm này. Có rất nhiều ý định tìm kiếm khác nhau, đó có thể là một câu hỏi, thắc mắc, hay tìm kiếm thông tin về một món hàng, vật dụng, địa điểm,… Thấu hiểu các loại Search Intent sẽ giúp phân loại mục đích tìm kiếm của người dùng. Từ đó chúng ta có thể quyết định xuất hiện trong mắt người dùng ở những truy vấn như thế nào.

Phân loại ý định tìm kiếm cơ bản

Search Intent phân loại dựa trên mục đích

Lần đầu tiên thuật ngữ Search Intent  được nhắc đến trong công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất nhất cuối thế kỉ 20 là Vice president of research (AltaVista), nghiên cứu “A taxonomy of web search” (Andrei Broder). Theo đó, các loại truy vấn tìm kiếm được chia thành 3 nhóm dựa trên mục đích từng loại, bao gồm:

  1. Informational (Mục đích thông tin): truy vấn với mục đích thu thập thông tin.
  2. Navigational (Mục đích điều hướng): truy vấn để tìm một website cụ thể.
  3. Transactional (Mục đích giao dịch ): truy vấn để thực hiện các hoạt động trên nền tảng website như mua hàng, tải nhạc, tài liệu,…

Đây là cách phân chia cơ bản nhất được đưa ra từ những năm 2002. 

Search Intent phân loại theo Google Search Quality Evaluator Guidelines

Đến đầu những năm 2010, Google đưa ra khái niệm Micro Moment và đã có cách phân loại của riêng mình. Có thể hiểu là thời điểm tích tắc mà ý định người dùng lên cao nhất. Theo đó Google phân chia các ý định tìm kiếm thành 4 loại bao gồm:

  • Know – Tôi muốn Biết: Người dùng tìm kiếm thông tin về một chủ đề nào đó
  • Go – Tôi muốn Đi: Người dùng muốn tìm kiếm các địa điểm (nhà hàng, quán cafe, trạm xăng,…) bằng công cụ tìm kiếm.
  • Do – Tôi muốn Làm : Người dùng muốn thực hiện một cái gì đó
  • Buy – Tôi muốn Mua: Người dùng muốn đến một trang nội dung hoặc website cụ thể, thông qua đó thực hiện quyết định mua hàng.

Vậy có thể thấy cách chúng ta nhìn nhận về Search Intent không thay đổi nhiều so với những định nghĩa trước đó.

Hệ thống phân loại truyền thống giúp người mới nắm bắt nhanh chóng bản chất của search intent. Tuy nhiên nó chưa thật sự chính xác trong việc tìm hiểu ý định tìm kiếm của người dùng. Bởi các truy vấn tìm kiếm sẽ có nhiều trường hợp không xác định được mục đích của người dùng là gì nếu chỉ phân loại như vậy.

Ví dụ với truy vấn “điện thoại giá rẻ”, sẽ khó biết mục đích của người dùng là muốn đến website của doanh nghiệp hay muốn so sánh giá, hoặc mua điện thoại?

Xác định đúng Search Intent sẽ giúp cải thiện kết quả công việc, cải thiện SEO và content marketing. Vậy nên, chúng ta cần phân loại ý định tìm kiếm chi tiết hơn để nâng cao hiệu quả công việc.

Phân loại Search Intent chi tiết hơn

Phân tích SERP trả về sẽ giúp bạn có cách phân loại chi tiết ý định tìm kiếm hơn. Dựa trên dấu hiệu, chúng ta có thể chọn lọc Search Intent cho từ khóa nhắm đến. Sau đó triển khai bài viết phù hợp giúp thăng hạng hiệu quả hơn.

1. Tìm câu trả lời nhanh

Khá nhiều người tìm kiếm khái niệm hoặc thông tin đơn giản chứ không có ý định nghiên cứu. Lúc này, công cụ tìm kiếm sẽ trả về kết quả theo dạng hộp trả lời (answer boxes), hộp định nghĩa (definition boxes), hộp tính (calculator boxes),… Các link web sẽ có tỷ lệ rất thấp trên kết quả tìm kiếm trong trường hợp này.

Tìm câu trả lời nhanh
Người dùng muốn tìm nhanh kết quả trận bóng đá

2. Nghiên cứu thông tin

Khác với ý định tìm kiếm nhanh, đây là ý định người dùng muốn học hỏi, tìm hiểu thông tin sâu. Thông thường kết quả trả về gồm các kết quả nghiên cứu học thuật, khái niệm, bài viết chuyên sâu,… Nó giúp người dùng tìm câu trả lời, tìm hiểu sâu một chủ đề nào đó.

Dạng tìm kiếm Knowledge Carousels

3. Tìm kiếm địa điểm (Local)

Các kết quả địa điểm, đánh dấu địa lý đã bắt đầu hiển thị trong các kết quả tìm kiếm. Bản đồ hiển thị là dấu hiệu rõ ràng nhất của dạng ý định này. Người dùng có thể tìm điểm đến, quán cafe, nhà hàng, bệnh viện,….

4. Ý định mua hàng

Google có xu hướng hiển thị mục Mua sắm và các tính năng có mục đích mua bán trên đầu. Đây cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tối ưu hóa trang web bán hàng của mình. Và đẩy mạnh quảng cáo google shopping để thúc đẩy tăng doanh thu, tận dụng mua bán trên trang thương mại điện tử,… 

5. Tìm kiếm trực quan, nhiều hình ảnh

Các SERP sẽ xuất hiện những kết quả liên quan khi người dùng muốn xem hình ảnh. Hình ảnh này đứng ở vị trí trong top 10 càng thể hiện rõ ý định người dùng. 

Số lượng hình ảnh xuất hiện nhiều trong SERPs
Số lượng hình ảnh xuất hiện nhiều trong SERPs khi người dùng có nhu cầu xem hình ảnh

6. Search Intent tìm kiếm video

Xem Video thực sự là một loại ý định riêng biệt. Nhu cầu xem video của người dùng ngày càng tăng lên. Kết quả tìm kiếm các video, thumbnail,…hiện đang trở nên phổ biến. 

Ý định tìm kiếm video của người dùng 

7.  Tìm hiểu thương hiệu

Việc người dùng muốn tìm hiểu một thương hiệu nổi tiếng, thân thuộc, hay vừa được giới thiệu hiện nay cũng rất phổ biến. Truy vấn có mục đích này thường có kết quả là trang chủ website của thương hiệu.

8.  Tìm tin tức

Top Stories trong kết quả tìm kiếm chính là dấu hiệu cho thấy người dùng muốn tìm kiếm tin tức. Kể cả link Facebook, Tweet về các mục xem nhiều trong ngày trên bảng kết quả cũng là dấu hiệu người dùng muốn tìm hiểu tin tức mới. 

9. Ý định hỗn hợp

Ý định hỗn hợp, hay còn gọi là Split intent. Đây là các truy vấn không rõ ràng, cho kết quả đa dạng như tin tức, thông tin thương hiệu, hình ảnh,…

Tìm kiếm với ý định không rõ ràng

Nghiên cứu về Search Intent vẫn là công việc quan trọng quyết định sự thành bại của 1 chiến dịch SEO. Xác định đúng mục đích tìm kiếm sẽ giúp bạn có nghiên cứu từ khóa một cách khoa học hơn. Từ đó giúp việc SEO hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng thời giúp triển khai nội dung phù hợp, giúp tăng thứ hạng trang web, tăng hiệu quả kinh doanh.

Gợi ý bài viết hữu ích cho bạn:

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng