Theo Statusbrew, số lượng người sử dụng mạng xã hội đã chạm mốc 3.5 tỷ người, chiếm khoảng 46% dân số thế giới. Đây chính là lý do khiến nhiều chuyên gia marketing nhận định rằng Social Media sẽ là thành tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm chút hình ảnh, mang đến những nội dung giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ khó có thể cạnh tranh với hàng triệu đối thủ khác trên môi trường trực tuyến. 06 Bước xây dựng Content Marketing trên Social Media sau đây sẽ giúp doanh nghiệp thành công với hành trình chinh phục trái tim khách hàng của mình.
1. Định vị thương hiệu, xác định đúng khách hàng mục tiêu
Mọi hoạt động Social Media luôn hướng đến xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng mục tiêu. Vì vậy, để xây dựng chiến lược nội dung cho các kênh Social Media, bước đầu tiên bạn cần làm chính là định vị thương hiệu một cách chính xác. Và xác định đúng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh khác biệt, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Đây chính là nền móng định hướng nội dung mà doanh nghiệp muốn chia sẻ đến với khách hàng.
Bên cạnh định vị thương hiệu, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cũng rất quan trọng. Đối tượng mục tiêu được xác định bằng các tiêu chí: Các nghiên cứu nhân khẩu học, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, hành vi, thói quen sinh hoạt, thu nhập, địa điểm sinh sống,… Bạn nên xác định chân dung khách hàng rõ nét. Đối tượng mục tiêu truyền thông nên thật rõ ràng để doanh nghiệp không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng. Và tránh lãng phí nguồn lực khi truyền thông đến sai đối tượng.
2. Xây dựng chiến lược nội dung cho từng kênh social media
Mỗi kênh Social Media đều có điểm khác biệt, đối tượng tiếp cận cũng khác nhau, điển hình như Fanpage và Website. Đây là hai kênh kinh doanh đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Hãy cùng NAVEE tìm hiểu ngay bên dưới.
2.1. Fanpage
Đối với Fanpage, nội dung bài viết chủ yếu phục vụ cho những người like và theo dõi trang. Phần lớn trong số đó sử dụng mạng xã hội để giải trí. Vì vậy, Content trên Fanpage hoàn toàn có thể lựa chọn những chủ đề hài hước, bắt kịp xu hướng. Bên cạnh những chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những nội dung như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy hứng thú hơn với thương hiệu của bạn.
2.2. Website
Website có thể coi như một phiên bản giới thiệu nghiêm túc hơn, chính thống hơn về doanh nghiệp. Hơn nữa, người dùng tìm đến website doanh nghiệp bằng việc truy vấn trên các công cụ tìm kiếm. Tức là họ tiếp cận thông tin của doanh nghiệp một cách chủ động và có mục đích. Do đó, hãy sáng suốt khi lựa chọn chủ đề nội dung website.
Bạn có thể viết về những vấn đề được nhiều người quan tâm, cập nhật tin tức về doanh nghiệp. Ngoài ra nên chọn những chủ đề mang tính nền tảng, bền vững lâu dài, thông tin ít bị thay đổi như kiến thức về lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Tham khảo từ các chuyên gia, tạp chí và nhiều nguồn uy tín sẽ giúp bạn có ý tưởng cho bài viết.
Đặc điểm nội dung mỗi kênh Social Media là khác nhau. Doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp cho từng kênh để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.
3. Lên kế hoạch thực hiện chi tiết
Khi thực hiện bất cứ một chiến lược nào, việc lên kế hoạch với đầy đủ các bước cụ thể là hết sức quan trọng. Kế hoạch giống như một tấm bản đồ để bạn nhìn thấy hết tất cả những công việc cần làm. Từ đó có cách sắp xếp thực hiện công việc hiệu quả. Kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp xác định khâu nào cần được đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian. Từ đó phân bổ một cách hợp lý nhất.
Cụ thể, đối với một chiến lược nội dung, bạn cần lên kế hoạch và ước tính thời gian bao lâu để hoàn thành từng nội dung. Tốt nhất là lên kế hoạch về đội ngũ viết bài và cách thức sản xuất nội dung sẽ có quy trình như thế nào. Đặt ra mục tiêu rằng bạn có khả năng sản xuất được bao nhiêu nội dung. Với nhân sự, hãy liệt kê tất cả những người tham gia thực hiện nội dung. Về quy trình sản xuất, hãy liệt kê từng bước ví dụ như: Xác định -> Viết -> Thiết kế -> Chỉnh sửa -> Lên kế hoạch -> Truyền thông.
Lập kế hoạch chi tiết sẽ góp phần làm nên thành công của chiến lược content marketing. Điều này giúp đảm bảo chất lượng nội dung và tương tác với khách hàng dễ dàng hơn. Đồng thời kiểm soát công việc một cách hiệu quả.
4. Xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp phát triển các kênh Social Media
Rất khó để thành công với tiếp thị nội dung cho Social Media nếu bạn không có một đội chuyên nghiệp. Sở hữu nhân sự có kiến thức tốt về Social Media Marketing là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp. Họ sẽ giúp doanh nghiệp định hướng, phát triển nội dung và quản lý các kênh truyền thông xã hội. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư cho mình một đội ngũ như thế. Nếu không có đội ngũ chuyên nghiệp cho hoạt động Social Media, bạn nên tìm đến các chuyên gia về lĩnh vực marketing để có những lời khuyên tốt nhất.
Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi xây dựng Content cho Fanpage
5. Cập nhật thông tin mới và sáng tạo nội dung hấp dẫn
Một điều quan trọng nên ghi nhớ đó chính là không bỏ quên trang của mình quá lâu. Đừng để khách hàng vào trang của bạn mà chỉ thấy vài nội dung ít ỏi được cập nhật từ mấy tháng trước. Hãy thường xuyên “tương tác” với khách hàng bằng cách cập nhật thông tin doanh nghiệp và lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
Bên cạnh đó, những nội dung sáng tạo chính là yếu tố quan trọng để thu hút người xem. Từ đó, biến họ trở thành khách hàng của bạn. Trong kỷ nguyên sáng tạo như hiện nay, ý tưởng mới lạ luôn cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Dù bạn hoạt động ở lĩnh vực nào, sự sáng tạo sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trong mắt của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư chăm chút cho nội dung được được tải trên các kênh Social Media.
Người xem sẽ nhàm chán nếu doanh nghiệp chỉ đăng nội dung về sản phẩm dịch vụ hay những thông tin không mang lại lợi ích thực tế. Những nội dung mới lạ, bắt trend và hữu ích sẽ khiến khách hàng cảm thấy hứng thú. Ngoài ra, bạn cũng cần đa dạng hóa các hình thức trình bày nội dung của mình. Điều này sẽ để tạo cảm giác mới mẻ cho cho khách hàng. Nên sử dụng linh hoạt nhiều hình thức như: bài viết, hình ảnh, video, infographic,…
6. Theo dõi và có phương án đo lường hiệu quả của chiến lược nội dung trên Social Media
Nếu đã có chiến lược nội dung hoàn hảo, bước cuối cùng mà bạn không nên bỏ chính là đề ra các phương án đo lường hiệu quả. Để biết được chiến lược content marketing trên social media có đạt hiệu quả hay không, bạn cần xem xét những thước đo có giá trị như: brand sentiment, số lượt tương tác và chủ động chia sẻ thông tin về doanh nghiệp, thị phần thảo luận (Share of voice)… Việc này sẽ đánh giá chính xác tình trạng “sức khỏe” của thương hiệu ở hiện tại và quá khứ. Từ đó có những định hướng cho chiến lược nội dung tiếp theo trong tương lai.
Hơn nữa, bạn cần theo dõi thường xuyên hoạt động đang thực hiện trên các kênh Social Media. Từ đó phát hiện ra những sai sót, hoạt động kém hiệu quả và đưa ra biện pháp khắc phục. Và để theo dõi đánh giá hiệu quả của chiến lược nội dung, bạn cần có đội ngũ marketing chuyên nghiệp về Social Media.
Trên đây là những bước cần thiết để thực thi chiến lược Content Marketing trên Social Media hiệu quả nhất. Để có chiến lược thành công thì doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức chuyên môn về marketing. Hoặc đầu tư một đội ngũ chuyên nghiệp. Hy vọng những chia sẻ từ NAVEE đã mang đến cho bạn những bí quyết để tiếp thị nội dung và xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Và nếu bạn cần một minh chứng cụ thể hơn cho sự hiệu quả của quy trình chiến lược trên, hãy theo dõi bài viết tiếp theo của NAVEE nhé.
Tìm hiểu về Hành Trình chinh phục khách hàng với chiến lược thương hiệu từ Navee.
Nếu bạn muốn xác định tình trạng “sức khỏe” hiện tại của thương hiệu hoặc cần được tư vấn về chiến lược Social Media, vui lòng điền thông tin vào form dưới đây:
Hãy để lại thông tin của bạn