Thương hiệu cảm xúc – Chìa khóa chinh phục trái tim khách hàng

Diệp DiệuBranding

Xây dựng thương hiệu cảm xúc giúp doanh nghiệp tạo cầu nối để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Xây dựng tình yêu giữa thương hiệu và khách hàng là một hành trình dài. Bắt đầu từ việc thường xuyên xuất hiện, thấu hiểu, đáp ứng mong đợi, đến chiếm lĩnh tâm trí và tạo ra mối liên kết cảm xúc khăng khít.

1. Thương hiệu cảm xúc là gì?

Marc Gobe là người khởi xướng khái niệm “Thương hiệu cảm xúc”.Bên cạnh thuộc tính sản phẩm, bạn cũng cần quan tâm đến mong muốn của khách hàng. 

Xây dựng thương hiệu cảm xúc tạo cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn

Cảm xúc chi phối người tiêu dùng khi họ lựa chọn mặt hàng, yêu thích, tương tác với doanh nghiệp,… Nhãn hàng mang lại cảm xúc tốt đẹp sẽ tạo động lực, thúc đẩy người tiêu dùng chọn sản phẩm. Để tạo dựng thương hiệu cảm xúc bạn cần đánh trực tiếp vào nhu cầu, tình cảm của khách hàng. Và tạo ra mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu.

2. Thương hiệu cảm xúc biến “người lạ” thành khách hàng trung thành

Cảm xúc dễ dàng lan tỏa hơn những kiến thức, thông tin sản phẩm cứng nhắc. Xây dựng thương hiệu cảm xúc tốt, bạn có thể khiến khách hàng từ không quan tâm đến trung thành.

Cảm xúc thúc đẩy “người lạ” mua hàng

Thương hiệu cảm xúc cho phép các công ty tạo mối quan hệ tốt đẹp với người dùng. Từ đó khiến khách hàng tiềm năng có thái độ tích cực, dễ dàng tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ tự nguyện, sẵn lòng mua hàng chứ không hề bị ép buộc.

Xây dựng thương hiệu từ trải nghiệm

Trải nghiệm hoàn toàn có thể tạo ra thương hiệu. Những trải nghiệm khác biệt, thỏa mãn sẽ để ấn tượng tốt đẹp khó quên trong tâm trí khách hàng. Đồng thời tạo ra thương hiệu cho chính sản phẩm. 

Khách hàng tin tưởng với sự trung thực của nhãn hàng

Niềm tin à một trong những giá trị cơ bản mà doanh nghiệp cần xây dựng. Thương hiệu cảm xúc mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Và để bạn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Khi đạt được sự tin tưởng của khách hàng, họ sẽ khó lung lay trước nhãn hàng khác.

Chất lượng đến sự ưu tiên

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại. Tuy nhiên, sự ưu ái của khách hàng còn quan trọng hơn. Vì sản phẩm của bạn dù tốt đến đâu thì mục đích cuối cùng là cần có người mua chúng. Nhận biết thương hiệu đến khát vọng sở hữu sản phẩm. Nhãn hàng cần truyền được cảm hứng, trở thành niềm khao khát với khách hàng.

Thương hiệu sở hữu tính cách

Thương hiệu cảm xúc sở hữu đặc trưng, văn hóa riêng. Qua đó sẽ tạo ảnh hưởng lâu dài đến người dùng. Một thương hiệu trở nên khác biệt và truyền cảm hứng sẽ tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.

Đối thoại thay vì giao tiếp với khách hàng

Khách hàng thích được quan tâm, đối thoại, muốn mình là người đặc biệt hơn, được lắng nghe. Doanh nghiệp tạo ra cuộc trò chuyện với khách hàng để lắng nghe những trải nghiệm thực tế của họ. Từ đó sẽ nâng tình cảm gắn kết của khách hàng với thương hiệu.

3. Lợi ích của thương hiệu cảm xúc

  • Giúp thu hút khách hàng tốt hơn, tăng tỷ lệ ROI.
  • Tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng lòng tin, gia tăng giá trị trọn đời cho khách hàng. 
  • Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, gia tăng sức mạnh doanh nghiệp
  • Tăng nhận diện thương hiệu và sự gắn kết với khách hàng

4. Công thức của thương hiệu cảm xúc

Chạm đúng nhu cầu của khách hàng

Những nhu cầu thuộc về cảm xúc giúp doanh nghiệp thấu hiểu được insight, mong muốn thực sự của khách hàng. Từ đó giành lợi thế khi đi trước đối thủ và đáp ứng những nhu cầu này như: sự háo hức khám phá, giá trị gia đình, khát vọng được hòa nhập,…

Thấu hiểu khách hàng để xây dựng thương hiệu cảm xúc

Giới thiệu sản phẩm một cách văn vẻ

Văn vẻ không có nghĩa chỉ dùng những từ ngữ quá “hàn lâm”. Đây là kết hợp sự hoa mỹ trong ngôn từ vào sản phẩm, nhưng dễ hiểu và khơi gợi cảm xúc. 

Để cho người dùng có phản ứng cảm xúc với quảng cáo

Quảng cáo kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh, nội dung, thông điệp phù hợp sẽ mang đến cảm xúc cao nhất cho khách hàng. Và thôi thúc họ tìm hiểu thêm thêm, tạo ra liên kết giữa khách hàng và thương hiệu.

5. Các “ông lớn” thay đổi thế giới bằng thương hiệu cảm xúc

Google đã tạo chiến dịch Year In Search, tổng hợp các cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất mỗi năm. Điều này tạo cảm giác cộng đồng dựa trên công cụ tìm kiếm. Google làm nổi bật những khoảnh khắc quan trọng và như mang cả thế giới lại gần nhau. Điều này đã giúp kết nối tình cảm của người dùng với thương hiệu.

Apple xây dựng cảm xúc thương hiệu dựa trên nhiều chiến dịch khác nhau. Trong đó có chiến dịch tạo hình mẫu cho iPhone phù hợp ở mỗi quốc gia. Ở Tây Ban Nha, Ý, Anh, iPhone được xem là hình mẫu Người quyến rũ. Ở Nhật là Người mơ mộng, ở Úc lại là Người pha trò. Từ đó, Apple đã tạo nên trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.

Apple là một trong những thương hiệu cảm xúc mạnh mẽ nhất hiện nay

Nike xây dựng một thương hiệu cảm xúc làm nâng cao sự trung thành từ khách hàng trên toàn cầu với hình tượng anh hùng. Khát khao bên trong mỗi người là trở nên tuyệt vời và nổi bật. Hiểu được khát khao đó Nike có slogan “Just Do It”. Những chiến dịch quảng cáo hướng đến cảm xúc bên trong này để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm.

Các thương hiệu không chỉ cung cấp thông tin sản phẩm. Họ truyền tải cảm xúc, thông điệp tích cực tới khách hàng. Đó là giải pháp để thương hiệu chinh phục trái tim khách hàng và trở thành lựa chọn số một. Vì vậy, có thể khẳng định rằng xây dựng thương hiệu cảm xúc trở thành một yếu quan trọng quyết định sự thành thành công và phát triển của doanh nghiệp.

Tặng Ebook Miễn phí “10 Bí quyết xây dựng thương hiệu thành công trên các kênh social media”

Để giúp bạn có được chiến lược xây dựng tình yêu thương hiệu và gia tăng khách hàng trung thành, NAVEE gửi tặng bạn tài liệu ebook “10 Bí quyết xây dựng thương hiệu thành công trên các kênh social media”.

[formlift id=”9777″]

Bài viết hữu ích cho bạn:

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng