DMCA là đạo luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nội dung trên nền tảng trực tuyến. Khi đăng kí DMCA, các bài viết, hình ảnh, video,… của bạn sẽ không bị sao chép trái phép. Trong bài viết này, Navee sẽ giới thiệu chi tiết DMCA là gì, có nên đăng ký DMCA hay không và hướng dẫn bạn các bước đăng ký. Cùng tham khảo nhé!
DMCA là gì?
DMCA viết tắt của Digital Millennium Copyright Act là Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ của Hoa Kỳ.
Chức năng của DMCA là chương trình bảo vệ bản quyền của các sản phẩm kỹ thuật số trên mạng internet. Đồng thời cũng khép tội những hành vi xâm phạm bản quyền như: sao chép, bẻ khóa (crack), cung cấp, kinh doanh trái phép và vi phạm quyền tác giả.
DMCA bảo vệ những nội dung gì?
Các loại thông tin được DCMA bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Nội dung văn bản
- Hồ sơ công ty, cá nhân
- Hình ảnh tự vẽ, tự chụp, tự thiết kế
- Các chương trình máy tính và phần mềm
- Website, cơ sở dữ liệu
- Bản ghi hình và ghi âm
Bên cạnh đó, DMCA còn bảo vệ những biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và giới hạn hoạt động sao chép trái phép tác phẩm được bảo hộ bản quyền. Nhờ vậy, phần lớn nội dung trực tuyến đều được bảo vệ bản quyền trước hành vi dùng trái phép.
Tuy nhiên, yêu cầu gỡ thông tin theo DMCA có thể tác động đến thứ hạng SEO. Vì vậy, chủ Website cần hiểu rõ luật DMCA để bảo vệ an toàn cho trang web của mình.
DMCA bảo vệ website như thế nào?
Để đảm bảo hiệu quả trong việc bảo vệ bản quyền nội dung trên Website, bạn nên tích hợp DMCA notice (mã thông báo bản quyền DMCA) vào trang của mình. Việc này sẽ thông báo rõ ràng chính sách bản quyền và giúp người dùng có thể báo cáo vi phạm. Để báo cáo vi phạm bản quyền trên DMCA, bạn thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Đặt mã code thông báo về bản quyền DMCA trên Website. Không chỉ thể hiện cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quy trình xử lý vi phạm nếu có người sao chép nội dung của bạn.
- Bước 2: Đảm bảo Website của bạn có thông tin liên lạc rõ ràng. Giúp người khác dễ dàng gửi thông báo vi phạm bản quyền.
- Bước 3: Khi phát hiện một Website khác sao chép nội dung hoặc ý tưởng của bạn, hãy dùng DMCA Notice để gửi thông báo cho chủ Website vi phạm. Thông báo cần cung cấp đầy đủ, chi tiết về hành vi vi phạm và yêu cầu gỡ bỏ nội dung đạo văn.
- Bước 4: Sau khi nhận được thông báo, chủ trang Web vi phạm phải phản hồi và ngăn truy cập hoặc xóa nội dung vi phạm.
- Bước 5: Nếu chủ Website không đồng ý, bạn có thể thông báo vi phạm này cho nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và yêu cầu các biện pháp xử lý cần thiết.
Quy trình này giúp DMCA giải quyết tranh chấp và bảo vệ nội dung bản quyền của Website một cách minh bạch, hợp pháp.
Có nên đăng kí DMCA cho website?
Có. Vì đăng kí DMCA mang lại nhiều lợi ích cho chủ Website như: Áp dụng các và của DMCA mang lại nhiều lợi ích cho chủ Website:
- Bảo vệ nội dung: DMCA dùng mã thông báo bản quyền DMCA trên Website, giúp bạn bảo vệ nội dung có bản quyền khỏi hành vi sao chép và sử dụng trái phép. Vì thế, bạn có thể ngăn chặn hoặc xử lý khi có Website khác đánh cắp nội dung.
- Giải quyết vi phạm nhanh chóng: DMCA có quy trình thông báo và loại bỏ nhanh chóng, giúp giải quyết những trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả. Đối với chủ sở hữu Website, tuân thủ DMCA cũng có thể giảm trách nhiệm pháp lý khi website khác có hành vi vi phạm bản quyền.
- Tạo dựng cộng đồng trực tuyến lành mạnh: Đăng ký DMCA có thể khiến người sử dụng yên tâm hơn khi tiêu thụ nội dung trên Website của bạn. Vì vậy, dùng DMCA không chỉ giúp bảo vệ nội dung, quyền sở hữu trí tuệ khỏi sao chép trái phép mà còn tạo dựng môi trường trực tuyến lành mạnh, hợp tác cho chủ Website và người dùng.
Cách đăng ký DMCA bảo vệ tác quyền nội dung
Sau khi đã nắm rõ khái niệm DMCA là gì? Navee sẽ hướng dẫn bạn đăng ký dịch cụ thể:
Bước 1: Truy cập vào www.dmca.com để tiến hành đăng ký miễn phí
Sau khi nhập thông tin và submit, bạn check mail để nhận password
Bước 2: Đăng nhập và chọn Logo
Đăng nhập tại https://www.dmca.com/users/login.aspx
Sau khi đăng nhập, bạn chọn chức năng Add Badges your site để chọn Logo mà bạn thích. Ứng với mỗi Logo là 1 mã HTML. Bạn dùng mã này để chèn vào code website.
Bạn có thể truy cập vào website của mình để xác định vị trí chèn mã HTML.
Bước 3: Sau khoản 24h DMCA sẽ được Active.
Bạn có thể kiểm tra khi đăng nhập vào website DMCA.
Bước 4: Chèn logo vào website
Sau khi hoàn thành, bạn chọn logo DMCA PROTECTED mà mình muốn dùng. Sau đó, sao chép đoạn mã code bên phải và dán vào phần footer trên Website. Khi thực hiện xong, logo DMCA sẽ xuất hiện trên Website của bạn.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng DMCA
Sau đây là cách sử dụng DMCA để bảo vệ bản quyền nội dung trên Website của bạn một cách tối ưu nhất:
Kiểm tra website có bị tố cáo trên DMCA?
Bạn có thể kiểm tra website có bị tố cáo trên DMCA bằng cách:
- Cài đặt Google Search Console: Khi trang web của bạn bị tố cáo vi phạm DMCA, Google sẽ gửi thông báo qua email rằng liên kết bài viết đã bị xóa. Tuy nhiên, bạn cần kết nối website với Google Search Console để nhận phản hồi này.
- Truy cập Lumen Database: Bạn có thể xem website của mình có bị tố cáo DMCA không bằng cách truy cập vào https://www.lumendatabase.org/ và điền tên website để kiểm tra. Nếu bị báo cáo, danh sách DMCA Complaint sẽ xuất hiện. Và kèm theo tên người gửi, ngày tháng và URL bài viết gốc để bạn có thể đối chiếu và điều chỉnh.
- Truy vấn bằng Google Transparency Report: Bạn có thể truy cập vào đường dẫn https://transparencyreport.google.com/copyright/domains/ + tên domain trang web của bạn. Nếu kết quả là lỗi 404, website của bạn không bị báo cáo vi phạm DMCA. Ngược lại, nếu hiện ra danh sách vi phạm, thì website của bạn đang bị báo cáo vi phạm bản quyền.
Bạn có thể kiểm tra website có bị tố cáo trên DMCA bằng Google Transparency Report
Cách kháng cáo trên DMCA
Để thực hiện kháng cáo DMCA, bạn có thể làm theo 5 bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào “Thông báo phản đối DMCA” trong phần “Thông báo về việc xóa kháng cáo DMCA”. Bạn có thể chọn mục “tìm kiếm” trong Google Search Console để gửi kháng cáo.
- Bước 2: Cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung cần thiết để thực hiện kháng cáo DMCA.
- Bước 3: Nhấn nút “Gửi” và chờ phản hồi từ Google qua email.
- Bước 4: Theo dõi phản hồi, thông tin từ hệ thống. Google sẽ thông báo cho bạn qua email.
- Bước 5: Kiểm tra lại index sau khi nhận được thông báo từ Google qua email và khôi phục lại liên kết của bài viết bị xóa.
Mẫu nội dung kháng cáo gửi lên Google
Kính gửi Google,
Tôi tên là [Tên của bạn], đại diện của website [Tên trang web của bạn]. Địa chỉ doanh nghiệp của chúng tôi là: [Địa chỉ công ty của bạn]. Chúng tôi vừa nhận được thông báo rằng bài viết [Link bài viết] của chúng tôi bị báo cáo vi phạm bản quyền. Nội dung bài viết này bị báo cáo là sao chép từ các website khác. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định rằng tất cả thông tin trong bài viết không sao chép từ bất kỳ website nào. Vì vậy, bài viết này không vi phạm bản quyền của bất kỳ trang web nào khác. Tôi rất mong Google Team có thể xem xét lại và hỗ trợ khôi phục bài viết này.
Trân trọng,
[Tên người gửi]
Trong bài viết này, Navee đã chia sẻ chi tiết DMCA là gì, lợi ích và cách áp dụng đạo luật này. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về DMCA và cách cài đặt DMCA cho Website của mình. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ bản quyền và cải thiện thứ hạng của Website trên công cụ tìm kiếm, chủ sở hữu cần kết hợp DMCA với các chiến lược SEO hiệu quả. Hãy truy cập Navee để khám phá thêm các dịch vụ SEO giúp tối ưu hóa Website và bảo vệ nội dung của bạn một cách toàn diện nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn