Hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ quan tâm đến lượng traffic của mình mà quên đi lợi nhuận của lượng traffic này mang lại. Vậy làm thế nào để chuyển đổi lượng traffic cao thành khách hàng?
Bài toán khiến nhiều marketer “đau đầu” chính là số người truy cập vào website/langding page tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, rất ít trong số đó đưa ra các quyết định hay thực hiện các thao tác đăng ký/mua hàng. Vậy, nguyên nhân xuất phát từ đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này và tăng tỷ lệ chuyển đổi? Cùng Navee tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết nhé!
Vì sao traffic nhiều – chuyển đổi ít?
Chạy quảng cáo sai đối tượng
Quảng cáo truyền thông trên mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng. Sau khi xây dựng thương hiệu và đẩy SEO website của bạn lên trang nhất kết quả tìm kiếm Goolge, người dùng sẽ tiếp cận đến website của bạn một cách tự nhiên,
Điều này xuất phát từ việc thiếu đầu tư trong khâu nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu và áp dụng các tiêu chí phân loại của các marketer và doanh nghiệp. Vì vậy, khi thực hiện chiến dịch, quảng cáo sẽ không hướng đến đúng đối tượng gây lãng phí ngân sách.
Bạn nên sử dụng những công cụ phân tích như Google Analytics để theo dõi hành vi. Bạn sẽ cần phải nhắm mục tiêu các từ khoá mang tính thương mại cao.
Nội dung chưa thu hút người dùng
Kết quả bài kiểm tra Blink Test cho thấy người dùng chỉ mất 3 – 5 giây đầu tiên để quyết định tiếp tục lướt hay thoát trang. Title là một trong những phần quan trọng nhất của một bài đăng. Khi Title không hấp dẫn, người dùng sẽ không click vào bài viết để xem nội dung dù có chất lượng.
Nội dung lẫn hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, giữ chân và tạo sự tin tưởng cho người dùng. Nếu nội dung không đánh trúng insight, không đủ thuyết phục và không mang lại giá trị cho khách hàng, traffic và tỷ lệ chuyển đổi đều không khả quan.
Marketer nên tập trung xây dựng content và bố cục trình bày trang theo hướng thân thiện với người dùng. Để mang lại đúng những giá trị mà khách hàng cần, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các đơn vị chuyên trách về content và thiết kế.
Tốc độ tải trang lâu
Trang web có tốc độ tải nhanh không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng lượng traffic. Nhờ tốc độ tải nhanh, các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web của bạn nhanh hơn và tìm thấy nhiều nội dung hơn. Từ đó website của bạn sẽ đạt thứ hạng cao khi khách tìm kiếm. Người dùng cũng cảm thấy thích thú và trung thành với website vào những lần tìm kiếm sau đó. Nếu như tốc độ load quá chậm, chắc chắn họ sẽ không click vào lần sau, từ đó traffic đổ về giảm đi đáng kể.
Để cải thiện tốc độ tải trang, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ như PageSpeed Insights nhằm đo lường tốc độ, xác định các lỗi tồn đọng của trang và tìm ra cách khắc phục tương ứng.
Tạo website vệ tinh
Bạn có thể xây dựng các trang website vệ tinh tối ưu những mục tiêu cụ thể. Tối ưu các website này như một website chính và dùng chúng đẩy mạnh website chính. Đây cũng là cách tuyệt vời để quảng bá phạm vi tiếp cận mà không phải trả tiền.
Không đủ dữ liệu
Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up thường thực hiện các chiến dịch quảng cáo với kinh phí thấp và trong ngắn hạn. Do đó, sau khi chiến dịch kết thúc, lượt truy cập – tiếp cận của người dùng không đủ để tiến hành đo lường hiệu quả và tỷ lệ chuyển đổi.
Với vấn đề này, các marketer và doanh nghiệp nên xác định từ đầu mục tiêu cụ thể của chiến dịch để xây dựng kế hoạch và mức giá phù hợp với ngân sách. Nếu bạn không thể tự vận hành, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên trách nhằm có được hiệu quả tối ưu nhất khi tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khách hàng chưa biết về thương hiệu
Khách hàng không quan tâm sản phẩm chính là điều kiện kéo theo của việc chạy quảng cáo sai đối tượng. Trên thực tế, các phân khúc khách hàng bạn nhắm tới có thể đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên, vị thế hay uy tín trên thị trường của doanh nghiệp chưa đủ để khách hàng chọn bạn.
Nếu cứ tiếp tục triển khai chiến dịch trong khi nhận diện thương hiệu chưa cao, doanh nghiệp chỉ đang “vung tiền qua cửa sổ”. Thay vì tiếp tục đi theo “vết xe đổ”, doanh nghiệp nên đầu tư vào phát triển định vị thương hiệu, nghiên cứu thị trường và phân tích hành vi khách hàng để tìm ra ngách mả bận có thể khai thác hiệu quả.
Giải pháp cho vấn đề traffic cao – chuyển đổi thấp
Nghiên cứu và tìm kiếm những keyword mới
Nếu bạn đang nỗ lực chuyển đổi traffic cho website của mình, hãy thực hiện nghiên cứu từ khóa mới để lấy ý tưởng nội dung mới. Sau đó hãy tạo ra nội dung chất lượng có chứa những keyword đó. Đây là một trong những chiến thuật tăng traffic và chuyển đổi hiệu quả và bền vững nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Phân tích traffic
Muốn gia tăng thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm liên quan đến dịch vụ, sản phẩm cần:
- Quan sát thứ hạng đổ về: cần nghiên cứu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Họ làm thế nào để có thứ hạng cao?
- Cần tìm được xu hướng của Google hiện nay như thế nào? Nhờ đó tránh được những cách tối ưu không hiệu quả.
Để thực hiện quá trình này, bạn có thể sử dụng Google Analytics nhằm mang đến những con số trực quan nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp với những vấn đề mà mình đang gặp phải. Trong đó, điểm cộng lớn nhất của phương pháp này chính lả tương đối phổ biến và dễ dàng khi thao tác với đại đa số marketer.
Chú ý đến SEO trang để tăng traffic có tỉ lệ chuyển đổi
SEO là một thuật ngữ quan trọng và có ý nghĩa quan trọng quyết định thứ hạng website. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếng Anh: Search Engine Optimization, viết tắt: SEO, là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).
Bạn có đang tận dụng tối đa văn bản? Bạn đang tạo liên kết nội bộ với nội dung mới? Còn meta thì sao? Tối ưu hóa cho SEO không mất nhiều thời gian mà còn có thể tăng traffic miễn phí.
Kiểm tra Google Analytics thường xuyên
Google Analytics là một nguồn dữ liệu vô giá về hầu hết các khía cạnh của trang web của bạn. Theo dõi thường xuyên sự biến động của Google Analytics và sử dụng thông tin này để phát hiện, chỉnh chiến lược marketing của bạn. Kiểm tra dữ liệu của khách truy cập để xem cách, nơi và thời gian lưu lượng truy cập trang web của bạn đến từ đâu.
Đồng thời, bạn cũng có thể so sánh, đánh giá theo thời gian thực. Từ đó phát hiện ra những bài viết tụt traffic và có phương pháp đẩy traffic kịp thời. Đây là một công cụ rất hữu hiệu đối với những người muốn xây dựng một website chất lượng.
Tạo nội dung mới đồng thời tối ưu lại nội dung cũ
Cách tốt nhất để có thể tăng traffic miễn phí chính là tăng lượng bài viết trỏ tới những từ keyword chính của bạn. Bạn cần thêm những danh mục mới, nội dung mới, hình ảnh mới, các bài đăng mới,,… Đồng thời, bạn cũng cần tối ưu lại những bài viết cũ bởi những bài đó cũng bao gồm những key người dùng có thể search rất nhiều. Bạn thử check thứ hạng key cũ đã viết sau đó tối ưu lại nội dung và kiểm tra lại. Bài đăng đó chắc chắn lên top và người dùng cũng như Google rất thích những nội dung được cập nhật.
Sử dụng Email Marketing
Đừng xem thường vai trò của Email trong ngành quảng cáo. Một trong những điều đơn giản nhất mà hầu hết mọi người không thực hiện là gửi Email Marketing để tiếp thị liên tục cho khách hàng đã cung cấp địa chỉ email. Cách tốt nhất để giữ người dùng tham gia và nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp là qua email. Bạn nên gửi Email thường xuyên cho tệp khách hàng của mình, ít nhất một tuần 2 – 3 email để đảm bảo khách hàng nhớ đến doanh nghiệp.
Hy vọng, bài viết của Navee sẽ giúp các doanh nghiệp, marketer, SEOer định hướng chiến dịch website của mình mang lại hiệu quả chuyển đổi. Chúc bạn thành công.
Hãy để lại thông tin của bạn