Hiện nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi công cụ. Vậy thức chất thuật ngữ AI (trí tuệ nhân tạo) này là gì? Cùng NAVEE tìm hiểu nhé!
Để đảm bảo chiến lược Marketing Online đề ra mang lại hiệu quả như mong muốn, việc xử lý thông tin khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nắm bắt được thị hiếu khách hàng, khâu tiếp thị sẽ đánh trúng mối quan tâm, nhu cầu mua sắm của họ từ đó tạo ra lợi nhuận.
Cùng Navee tìm hiểu vai trò của trí tuệ nhân tạo AI trong công đoạn xử lý dữ liệu khách hàng là gì nhé!
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
AI (Artificial Intelligence) hay còn gọi là “trí tuệ nhân tạo” là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.
Trí tuệ nhân tạo là nền tảng cốt lõi trong việc phát triển công nghệ máy học (Machine Learning) giúp xử lý các dữ liệu lớn (Big Data) trong môi trường Digital Marketing hiện nay.
Công nghệ AI gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Dữ liệu lớn (Big Data). mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Quá trình thu nhập dữ liệu của AI là gì? Quá trình thu nhập này của trí tuệ nhân tạo gồm những gì?
Các quá trình này bao gồm:
- Việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin)
- Lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định)
- Tự sửa lỗi
Các ứng dụng đặc biệt của AI là gì? Nó bao gồm:
- Các hệ thống chuyên gia
- Nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính
- Nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết
Khái niệm AI xuất hiện khi nào?
Khái niệm AI – Trí tuệ nhân tạo xuất hiện khi nào? Lịch sử phát triển của AI như thế nào?
Công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy. Đây là một nhà khoa học máy tính Mỹ, vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế.
Công nghệ AI gần đây trở nên nổi tiếng. Nó nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Dữ liệu lớn (Big Data). Từ đó mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Phân loại công nghệ AI như thế nào?
Các phân loại công nghệ AI là gì? Nó được chia thành 4 loại sau:
- Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
- Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
- Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
- Tự nhận thức
Cụ thể như sau:
Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine) là gì?
Công nghệ AI này phân tích những động thái khả thi – của chính nó và đối thủ. Sau đó chọn hành động chiến lược nhất. Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ vây) của Google được thiết kế cho các mục đích hẹp và không thể dễ dàng áp dụng cho tình huống khác.
Deep Blue là chương trình tự động chơi cờ vua của IBM. Nó đã đánh bại kì thủ thế giới Garry Kasparov vào những năm 1990. Công nghệ AI này có thể xác định các nước cờ và dự đoán bước đi tiếp theo. Tuy nhiên nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.
Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là gì?
AI này có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ. Mục đích để đưa ra các quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyết định này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như: xe, máy bay drone hoặc tàu ngầm. Công nghệ AI này kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh. Nó có thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị. Sau đó chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động trong bước tiếp theo.
Lý thuyết về AI là gì?
Công nghệ AI này có thể tự mình suy nghĩ. Bao gồm học hỏi những thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân. Loại công nghệ AI này chưa khả thi trong thời gian hiện tại.
AI tự nhận thức là gì?
Lúc này cả hệ thống AI có ý thức về bản thân. Nó có ý thức và hành xử như con người. Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người khác. Tất nhiên, loại công nghệ AI này vẫn chưa khả thi.
Ưu điểm của AI đối với Marketing là gì?
Marketing truyền thống được xây dựng bằng cách thực hiện phân tích từ các số liệu, hành vi của khách hàng sử dụng các cảm nhận và suy đoán cũng như kinh nghiệm của người thực hiện. Điều này dễ gây ra sự thiếu sót trong việc nhận diện khách hàng tiềm năng khiến việc lên chiến dịch Marketing gặp nhiều trở ngại.
Lợi ích của AI là gì?
Trong bối cảnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) ra đời khi áp dụng vào marketing có thể giúp các marketer khắc phục những hạn chế trên.
- AI có thể xử lý hàng triệu tương tác trong 1 phút. Trí tuệ nhân tạo cho phép quản lý hàng trăm ngàn từ khóa. Sau đó chạy các thử nghiệm với hàng ngàn thông điệp. Mục đích cuối cùng là đưa ra được kết quả tối ưu nhất.
- AI sẽ tìm kiếm những khách hàng thực sự trên thị trường. Hệ thống sẽ xác định hành vi của người tiêu dùng. Từ đó AI đánh giá họ có phải khách hàng tiềm năng hay không? Sau đó, trí tuệ nhân tạo chia tách thành nhiều nhóm khách hàng nhỏ khác nhau. Nó chạy thử nghiệm một thông điệp truyền thông của sản phẩm. Từ đó tìm ra đâu là điều khiến khách hàng yêu thích và mua hàng nhiều hơn.
- AI khi được áp dụng vào Digital Marketing sẽ tự đưa ra nhiều nghi vấn. Sau đó thử nghiệm những nghi vấn này để biết được điểm gì khác biệt khiến khách hàng yêu thích sản phẩm.
- Cuối cùng, AI còn có thể tính toán một cách bài bản chi phí cho mỗi chiến dịch truyền thông để có hiệu quả tốt nhất.
Ứng dụng thực tế của AI trong Digital Marketing là gì?
Từ lúc bắt đầu ra mắt, AI góp phần thay đổi cách thức vận hành của nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Lao động
- Y tế
- Giáo dục
- Giao thông
- Đặc biệt là Marketing
Với Marketing, trí tuệ nhân tạo mang đến sự thay đổi lớn về cách mà doanh nghiệp tiếp cận và nhìn nhận về khách hàng mục tiêu.
Hầu hết các doanh nghiệp đã theo kịp với xu hướng Công nghệ mới này. Từ đó khai thác tốt hiệu quả mà nó mang lại thông qua một số cách ứng dụng sau:
Công cụ tìm kiếm (Search Engine)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tìm kiếm để “dự đoán” mục đích của người sử dụng khi thực hiện tìm kiếm với từ khóa. Lấy ví dụ điển hình như Amazon gợi ý cho bạn cuốn sách có cùng chủ đề mà bạn yêu thích hoặc Spotify nắm bắt rõ gu âm nhạc của bạn khiến bạn say xưa các giai điệu đó cả ngày.
Dự đoán xu hướng (Trends)
Có thể nói dự đoán xu hướng là ứng dụng dễ hiểu nhất của AI trong marketing. Nhờ vào khả năng hỗ trợ dự báo, đã được phát triển rất tốt trong AI ngày nay. Do khối lượng lớn và bản chất định lượng của dữ liệu marketing (lượng clicks, lượt xem, thời gian trên trang (time-on-page), mua hàng, phản hồi email, v.v.), các mô hình thường có thể được thiết kế hiệu quả và nhanh hơn nhiều về dữ liệu marketing hơn là thông tin khác như dữ liệu nhân sự, dữ liệu kho, v.v …
Các công ty có thể dựa vào Big Data để phân nhóm khách hàng dựa trên các thông tin về nhân khẩu học. Với trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia Marketing có thể xác định được khách hàng của mình là ai? Hành vi mua sắm của họ như thế nào?
Ứng dụng trong xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin khách hàng. Ngoài ra, AI còn phân tích hành vi mua hàng từ đó nâng cao trải nghiệm mau sắm của họ. Ví dụ, Công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể xác định khách hàng thân thiết khi họ đên cửa hàng và thông báo ngay cho nhân viên. Dựa trên dữ liệu thu được, nhân viên sẽ biết được thói quen mua sắm của khách hàng và từ đó có phương án tư vấn phù hợp.
Thử nghiệm A/B testing cũng được điển khai nhằm xác định trải nghiệm và tương tác khách hàng. Ví dụ như thời gian ở lại trung bình, số lần tương tác với sản phẩm…. Thậm chí Trí tuệ nhân tạo AI còn giúp Doanh nghiệp phát hiện được các đối tượng khả nghi và gửi báo cáo đến các phòng ban khác.
Quảng cáo tự động (Automatic Advertising)
Quảng cáo tự động có thể được xem như cá nhân hóa nội dung. Marketer có thể ứng dụng AI để tùy biến trải nghiệm web với từng khách hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng thời gian trên trang. Trí tuệ nhân tạo có thể phân tích thói quen lướt web, mua hàng của từng khách hàng tiềm năng, kết nối tất cả những thông tin đã tìm được để cho ra giao diện tối ưu chi riêng khách hàng đó, cũng như cho ra những ưu đãi và nội dung phù hợp nhất.
AI về cơ bản có thể hoạt động như một nhân viên trợ giúp cá nhân khi người dùng truy cập trang web của nhãn hàng, đảm bảo họ ngay lập tức được tiếp đón một cách phù hợp nhất. Bên cạnh ứng dụng trong hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng và công cụ tìm kiếm, các công ty có thể sử dụng những thế mạnh của Camera AI để tối ưu chi phí quảng cáo. Trước tiên Camera sẽ nhận biết đối tượng khách hàng đang tiếp cận mẫu quảng cáo và thay đổi mẫu quảng cáo cho phù hợp vớ đối tượng tiếp cận dựa trên giới tính & độ tuổi của họ.
So sánh trí tuệ nhân tạo và phương pháp Marketing truyền thống
Dẫu AI mang đến rất nhiều lợi ích song không thể phủ nhận những mặt tích cực khác mà phương pháp truyền thống mang lại. Có thể điểm qua những ưu và nhược điểm về cách thức xử lý dữ liệu của AI so với phương pháp truyền thống như sau:
AI xem xét toàn bộ mọi dữ liệu mà không có bất kỳ giả định nào. Do đó nó không thể mang lại nhóm dữ liệu khách quan, chuẩn xác nhất. Song song, phương pháp truyền thống được hoạch định bởi nhận định của con người, đôi khi mang tính chủ quan.
- AI cho phép tự động cập nhật các phân khúc khách hàng mới trong thị trường biến động không ngừng như ngày nay.
- Trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý dữ liệu với mức độ cá nhân hóa cao.
- AI phù hợp với mọi mô hình, kích thước doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Trí tuệ nhân tạo là xu thế phát triển tất yếu trong thời đại công nghệ số. Việc ứng dụng AI vào các lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội, cụ thể là hoạt động marketing không chỉ hữu ích mà còn có thể nói là rất cần thiết.
Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý đó là “ứng dụng nhưng không phụ thuộc” vào AI. Hoạt động phân chia khách hàng cũng gặp nhiều rủi ro khi phạm vi dữ liệu quá lớn hoặc quá hẹp. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi khoanh vùng đối tượng người tiêu dùng cần hướng đến.
Nên xử lý số liệu truyền thống hay dùng trí tuệ nhân tạo?
Lý do khiến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Marketing là gì? Công nghệ AI khiến khả năng tiếp cận khách hàng của các chiến dịch Marketing trở nên dễ dàng và chính xác hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa với điều này, Marketer cần nắm rõ AI trong các công cụ, phần mềm thông dụng như Google, Bing hay Mạng xã hội Facebook.
AI giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch marketing và tiết kiệm thời gian, công sức trong việc xử lý số liệu khách hàng. Tuy nhiên, các nhà marketing không nên quá phụ thuộc công cụ AI. Họ có thể rơi vào trạng thái bị động mà không tìm ra hướng đi phù hợp. Yếu tố then chốt trong tạo ra một chiến dịch thành công chính là sự kết hợp nhịp nhàng giữa Marketing truyền thống và công nghệ AI tiên tiến.
Tổng kết
Dẫu là thách thức rất lớn với người làm Marketing nhưng nắm bắt được sẽ mang lại thành công lớn cho chiến dịch. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn góc nhìn cụ thể hơn về
- AI – Trí tuệ nhân tạo là gì?
- Vai trò của Trí tuệ nhân tạo AI với Marketing.
Chúc bạn xây dựng chiến lược Automatic – Email Marketing dựa trên AI thành công!
Hãy để lại thông tin của bạn