Nhiều doanh nghiệp đã và đang cắt giảm nhiều loại chi phí như nhân sự, văn phòng, chi phí marketing,… để bảo tồn dòng tiền và “sống sót” trong mùa dịch đầy khó khăn. Tuy nhiên, họ đã quên mất nhiệm vụ quan trọng không kém là phục hồi và kinh doanh sau đại dịch.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần tìm cách cần xoay sở nếu đại dịch kéo dài và tiếp tục kinh doanh. Lúc này, những chiến lược Marketing phù hợp thật sự cần thiết. Đây là thành tố giúp doanh nghiệp có thể vượt lên khó khăn và phát triển ổn định.
1. Vì sao không nên cắt giảm chi phí marketing
Trong bối cảnh khó khăn, cắt giảm chi phí là không tránh khỏi. Việc này giúp tiết kiệm ngân sách và duy trì hoạt động kinh doanh. Những chi phí có thể cắt giảm như nhân sự, mặt bằng, các khoản đầu tư không cần thiết, hay chi phí quảng cáo không hiệu quả,… Tuy nhiên, việc cắt giảm ở đây nên dựa trên việc xem xét mức độ hiệu quả. Nếu nhân sự, việc thuê mặt bằng, hay quảng cáo có hiệu quả và mang lại doanh thu, doanh nghiệp nên đầu tư đúng mức. Tiết kiệm là cần thiết nhưng vẫn phải giữ được cơ hội kinh doanh và hồi phục sau đại dịch.
Marketing là hoạt động không thể loại trừ, cần thực hiện xuyên suốt và đẩy mạnh hơn trong mùa dịch. Vấn đề hiện nay doanh nghiệp cần lưu tâm là tạo nên những chiến dịch marketing hiệu quả. Từ đó chạm đúng insight khách hàng, tạo niềm tin và hiệu ứng thúc đẩy hành vi mua hàng.
Trong giai đoạn bình thường, sức mua cao, có thể một chiến dịch marketing thông thường vẫn giúp bạn phát triển. Tuy nhiên trong thời kỳ khó khăn, chiến lược marketing cần thật xuất sắc để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao. Nếu Marketing tốt, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí bán hàng. Vì khách hàng tin tưởng và chủ động mua sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc các giải pháp marketing chi phí thấp như:
- Đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp cho content marketing, sáng tạo các nội dung viral.
- Tập trung truyền thông trên các trang miễn phí, diễn đàn, trang mạng xã hội.
- Marketing hướng đến các khách hàng quen, duy trì mối quan hệ với họ.
- Triển khai mạnh các kênh marketing không tốn tiền khác như SEO, Website, Youtube, Tiktok, Zalo,…
2. Hướng đi nào cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay?
Tích cực chuyển đổi từ 4P sang 4C
Marketing khiến tư duy, nhận thức, hành vi người tiêu dùng thay đổi. Cách thức bán hàng truyền thống gồm 4 yếu tố sản phẩm, chi phí, kênh phân phối và truyền thông là không đủ. Thay vì tiết kiệm chi phí marketing, doanh nghiệp cần chuyển đổi sang mô hình thương mại hoá 4C hiện đại gồm 4 thành tố:
Giá (currency)
Trong thời đại kỹ thuật số, mức giá cố định không còn được ưa chuộng. Thay vào đó là hình thức giá linh hoạt, tùy theo nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có thể thu thập, xử lý thông tin sau đó đưa ra mức giá phù hợp cho từng khách hàng khác nhau giúp tối ưu lợi nhuận.
Đồng sáng tạo (co-creation)
Người dùng có thể tham gia vào giai đoạn lên ý tưởng (đồng sáng tạo). Từ đó có thể gia tăng tỷ lệ thành công của việc phát triển sản phẩm mới, cho phép tùy biến, cá nhân hoá các sản phẩm, dịch vụ, cam kết giá trị vượt trội cho người dùng.
Lan truyền trong cộng đồng (communal activation)
Kênh phân phối mạnh nhất trong nền kinh tế số là phân phối ngang hàng. Hiệu ứng lan truyền cộng đồng là cách hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số.
Đối thoại với khách hàng (conversation)
Nhờ sự phát triển của Social Media, người dùng có thể trò chuyện với thương hiệu. Cách tương tác, hồi đáp của doanh nghiệp sẽ quyết định đến thiện cảm và niềm tin đối với thương hiệu.
Ngoài việc khiến thương hiệu trở nên khác biệt, thông qua Marketing, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu. Từ đó trở thành người bạn thân thiết của khách hàng. Lúc này, dù trong giai đoạn khó khăn họ cũng sẽ sát cánh bên bạn.
Bên cạnh đó, phương pháp marketing dựa trên giá trị đang trở thành xu hướng. Nhờ mạng xã hội, blog, từ khoá, thương hiệu sẽ thu hút được người dùng. Và khiến họ quan tâm, rồi trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng
Đối với người dùng có nhu cầu, doanh nghiệp có thể biến họ thành khách hàng tiềm năng qua các biểu mẫu, call to action,… Sau đó tiến hành bán hàng thông qua các chiến dịch email marketing, CRM, bản đồ trải nghiệm web,…
Chúng ta cần chăm sóc khách hàng đã mua hàng bằng các bảng khảo sát, quà tặng,… Họ có thể trở thành khách hàng trung thành, là người truyền bá của sản phẩm, thương hiệu bạn. Lúc này doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ marketing dựa vào mô hình AED (attract – thu hút; engage – tương tác, gắn kết; delight – phấn khích).
Doanh nghiệp có thể sử dụng kênh marketing miễn phí hoặc chi phí thấp như blog, website, mạng xã hội,… Đây là cách làm marketing thông minh, thu hút được nhiều người. Bên cạnh đó, các chiến dịch marketing qua nhiều kênh khác nhau như phát video trực tiếp, email, hội thảo trực tuyến, chatbot,… cũng mang lại hiệu quả tích cực với chi phí thấp.
Khách hàng trung thành mang đến 80% doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Tìm kiếm khách hàng khó, nhưng giữ chân họ càng khó khăn hơn. Hãy khiến khách hàng phấn khích với các công cụ như email, mạng xã hội, các sự kiện, phản hồi,…gắn kết và tạo hứng thú cho khách hàng. Khi mùa dịch đi qua, doanh nghiệp vẫn có một lượng khách hàng trung thành ổn định.
Kết luận
Có thể thấy Marketing là hoạt động không thể thiếu trong mọi thời kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xem xét hiệu quả marketing mang lại cho doanh nghiệp trước khi quyết định cắt giảm chi phí này. Nếu chưa có chiến lược Marketing phù hợp, hãy tham khảo hướng đi của các doanh nghiệp thành công hiện nay. Hoặc nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing chuyên nghiệp.
Một số bài viết hữu ích khác dành cho bạn:
- 4 Chiến lược doanh nghiệp F&B nên thực hiện trong đại dịch Covid-19
- Bí quyết giúp doanh nghiệp “trụ vững” trước đại dịch Covid-19
- Kinh doanh qua Facebook – Thêm sức mạnh “vượt vũ môn Covid-19” cho ngành F&B
Hãy để lại thông tin của bạn