COVID-19 - "phép thử" dành cho các doanh nghiệp F&B

COVID-19 – “phép thử” dành cho các doanh nghiệp F&B

Diệp DiệuBusiness, Marketing

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chịu những tác động nặng nề. Không nằm ngoài những diễn biến tiêu cực này, ngành F&B cũng gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp, tạm ngừng kinh doanh, điều chỉnh nhiều kế hoạch, giảm sút doanh thu,…

Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp ứng phó phát huy tác dụng trong thời điểm này. Doanh nghiệp F&B cần chuẩn bị những chiến lược dài hơi, sẵn sàng cho sự phục hồi sau đại dịch.

COVID-19 - "phép thử" dành cho các doanh nghiệp F&B

Không khí “ảm đạm” bao trùm toàn ngành ngành F&B 

Covid-19 tác động mạnh nhất lên các mô hình truyền thống, các ngành khó chuyển đổi kinh doanh như F&B. Lúc này người dân chỉ tập trung vào sức khỏe, đảm bảo an toàn hơn là các nhu cầu khác.

 Trung tâm thương mại vắng bóng người, cửa hàng F&B không có khách
Trung tâm thương mại vắng bóng người, cửa hàng F&B không có khách

Năm 2019, doanh thu ngành F&B Việt Nam tăng 34,3% so với năm 2018, chạm mốc 200 tỷ USD. Dự báo đến năm 2023 có thể đạt 408 tỉ USD. Số liệu cho thấy ngành F&B vẫn sẽ là một ngành hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều chuỗi F&B phải tạm đóng cửa, trả mặt bằng trước hạn,… Đáng lo ngại là tình hình này vẫn đang tiếp diễn. 

Các nhà hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lượng khách hàng đã giảm 30-50% từ sau Tết. Doanh thu nhà hàng sụt giảm nghiêm trọng, có lúc đến 79-80%. Nhiều lao động trong hệ thống F&B buộc phải nghỉ việc hoặc tạm nghỉ việc không hưởng lương.

Tại Hà Nội, tình hình cũng không mấy khả quan hơn. Chuỗi F&B có tiềm lực mạnh như Golden Gate cũng đã quyết định đóng cửa một số cửa hàng. Gogi House Hà Nội đã cho ngưng hoạt động 5 cửa hàng trong đợt này. Kichi-Kichi cũng thông báo đóng cửa 7 nhà hàng. Các trung tâm thương mại vắng bóng khách, hàng loạt cửa hàng bên trong đóng cửa, trả mặt bằng. Chi phí mặt bằng cao, trong khi lượng khách giảm mạnh do tình hình dịch  bệnh. Nhiều cửa hàng nhỏ đến các chuỗi F&B đều đang có dấu hiệu xuống sức.

Xem thêm: 7 chiến lược Marketing ngành F&B giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2022

Thay đổi để “sống sót” 

Khách hàng không an tâm về những nơi đông người. Vì vậy hầu hết khách hàng thay đổi xu hướng tiêu dùng, chuyển sang sử dụng dịch vụ giao đồ tận nhà. Các doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi và “sống sót” sau biến cố toàn cầu này. Các doanh nghiệp F&B đang chuyển hướng dịch vụ sang phục vụ tại nhà, giao hàng tận nơi. Một tín hiệu đáng mừng là số lượng đặt hàng trực tuyến tăng mạnh, “cứu vãn” được phần nào doanh thu.

 Đặt hàng online, giao hàng tận nhà được ưa chuộng hơn trong mùa dịch
Đặt hàng online, giao hàng tận nhà được ưa chuộng hơn trong mùa dịch

Điển hình cho sự chuyển đổi này như thương hiệu Hotpot Story. Vốn nổi tiếng với mô hình buffet lẩu nay cũng nhận giao hàng tận nhà. Bên cạnh đó, thương hiệu còn cho khách mượn nồi, bếp lẩu, tặng kèm đồ uống,… Đây cũng là một thách thức vì phải đảm bảo giữ được hương vị tốt nhất khi đến tay khách hàng.

Doanh nghiệp nên tinh giản hệ thống, cân đối nguồn tiền để giảm thiệt hại mà dịch bệnh mang lại. Riêng với doanh nghiệp lớn nên có ban quản lý riêng để ứng phó kịp thời và lập ra những kế hoạch dài hạn. Nhiệm vụ quan trọng các doanh nghiệp F&B cần thực hiện là bổ sung kiến thức về việc phòng chống dịch cho nhân viên. Điều này vừa chung tay tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, cũng mang lại hình ảnh một doanh nghiệp chuyên nghiệp, quan tâm lợi ích cộng đồng, khách hàng. 

Ngoài ra, những hình ảnh, nội dung, thông điệp hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe, những biện pháp mà cửa hàng làm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng cũng nên được lan truyền để tạo sự tin cậy, thiện cảm của khách hàng. Doanh nghiệp F&B cũng nên đầu tư những sản phẩm giúp nâng cao sức đề kháng, tốt cho sức khỏe. Đây Chính là giải pháp giúp biến “nguy thành cơ” cho các doanh nghiệp  F&B trong giai đoạn này. Nắm bắt nhu cầu muốn nâng cao đề kháng của phần đông khách hàng, The Coffee House tung ra bộ sản phẩm trà cam, cam tươi 100%, tăng kháng thể mùa dịch, được nhiều khách hàng yêu thích. 

Doanh nghiệp F&B cũng cần lập chiến lược truyền thông, vực dậy doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng này. NAVEE luôn là cầu nối giúp doanh nghiệp lên các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất, chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua thời đoạn khó khăn này. 

Chiến lược Marketing “Tái sinh sau dịch” dành cho ngành F&B 

Những khó khăn mà dịch Covid-19 gây nên như một phép thử cho doanh nghiệp ngành F&B. Để vượt qua dịch bệnh, doanh nghiệp cần tăng cường sức khỏe, bổ sung “dưỡng chất”. Vì thế, Navee ra mắt gói chiến lược Marketing “Tái sinh sau dịch” giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn dịch bệnh. 

  • Navee tư vấn giải pháp chiến lược marketing miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp F&B phục hồi sau dịch.
  • Tư vấn giải pháp giải quyết khó khăn, vượt qua khủng hoảng sau thời điểm dịch. Kế hoạch triển khai cụ thể theo mục tiêu, nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Chiến lược được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia marketing có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao.
  • Chiến lược tổng thể phối hợp đa kênh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu: SEO Website, Digital marketing, Content Marketing,…
 Navee ra mắt gói hỗ trợ chiến lược Marketing “Tái sinh sau dịch”
Navee ra mắt gói hỗ trợ chiến lược Marketing “Tái sinh sau dịch” 

Chi tiết Gói hỗ trợ chiến lược Marketing “Tái sinh sau dịch”

Vượt qua khó khăn này sẽ hứa hẹn sự phát triển vượt bậc hơn đối với doanh nghiệp F&B. Điều đó chứng minh, giá trị của doanh nghiệp được công nhận, tạo lòng tin cho khách hàng. Từ đó chuẩn bị cho việc hồi phục, tăng trưởng khi giai đoạn khó khăn đi qua.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng