Bạn Có Đang Gặp Những Vấn Đề Sau Đây Khi Quản Lý Đội Ngũ Sales?

Bạn Có Đang Gặp Những Vấn Đề Sau Đây Khi Quản Lý Đội Ngũ Sales?

Diệp DiệuBusiness, Marketing, Training

Với vai trò là đầu tàu dẫn dắt một đội ngũ Sales, các Sales Leader luôn phải chịu rất nhiều khó khăn và áp lực. Vậy những vấn đề phổ biến thường gặp phải khi quản lý một đội ngũ Sales Leader là gì? Hãy cùng NAVEE khám phá ngay sau đây.

Nếu như Marketing đóng vai trò tạo ra những “mồi câu” để thu hút khách hàng về phía doanh nghiệp. Thì đội ngũ Sales chính là “lưỡi câu” hiệu quả mang về đơn hàng thực và trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh việc chú trọng đầu tư cho các hoạt động tiếp thị, bạn cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Bạn Có Đang Gặp Những Vấn Đề Sau Đây Khi Quản Lý Đội Ngũ Sales?
Bạn Có Đang Gặp Những Vấn Đề Sau Đây Khi Quản Lý Đội Ngũ Sales?

Xây dựng và quản lý đội ngũ Sales là một thử thách không hề dễ dàng. Nhất là đối với những doanh nghiệp lớn sở hữu một lực lượng bán hàng đông đảo lên đến hàng trăm, hàng nghìn nhân viên. Điều này khiến các Sales Leaders hiện nay đang gặp phải không ít những vấn đề nan giải. Vậy đó là những vấn đề gì? Hãy cùng NAVEE tìm hiểu và bài viết sau đây nhé!

Đội ngũ Sales mất phương hướng, thiếu động lực

Đầu tiên, cũng là vấn đề quan trọng nhất mà rất nhiều dội bán hàng hiện nay đang gặp phải chính là mất phương hướng. Nhân viên rất dễ chán nản trong trường hợp này. Thậm chí, có thể quyết định rời bỏ công ty hoặc bỏ nghề. 

Hãy thử hình dung, mất phương hướng cũng giống như khi bị lạc trong một khu rừng không có lối ra thì chỉ còn lại sự hoang mang, sợ hãi. Thực tế, có rất nhiều nhân viên bán hàng đang rơi vào huống trớ trêu này vì không có định hướng ngay từ đầu. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do sự không rõ ràng trong khâu tuyển dụng. Hoặc nhân viên bị mất định hướng sau một thời gian làm việc. Nhân viên Sales bị mất định hướng khi họ không có “lộ trình nghề nghiệp” cụ thể và không biết làm thế nào để đảm bảo đạt KPIs. 

Năng lực bán hàng không đồng đều giữa các nhân viên

Thực tế, đây là vấn đề xảy ra ở tất cả doanh nghiệp. Năng lực chuyên môn của mỗi nhân viên là khác nhau. Sự chênh lệch quá lớn về kinh nghiệm cũng như kiến thức giữa các nhân viên bán hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả team. Hiệu quả bán hàng thu về cũng không được tối ưu. 

Bạn nên nhớ rằng kỹ năng bán hàng, chốt Sales không phải là thiên bẩm. Mà phải trải qua quá trình rèn luyện và thực chiến. Do đó bản thân các Sales Leader và chủ doanh nghiệp cần có phương án cải thiện và nâng cao chuyên môn cho từng nhân viên. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, đội ngũ Sales của bạn sẽ trở nên mất cân đối và không thể phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Thiếu sự gắn kết giữa các thành viên trong đội Sales

Sự đoàn kết và gắn bó luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đánh giá sự vững mạnh của một tập thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhân viên trong cùng một đội lại không có sự gắn kết? Thậm chí là cạnh tranh lẫn nhau trong công việc và gây ra những xích mích? 

Một thực trạng đang diễn ra phổ biến ở các đội nhóm bán hàng hiện nay. Các nhân viên trong cùng một đội bán hàng thường có xu hướng bị cuốn vào cuộc đua doanh số. Từ đó, gây ra sự thiếu gắn kết giữa các thành viên. Điều này sẽ khiến nội bộ đội ngũ kinh doanh bị xáo trộn và mất đi sự phối hợp ăn ý. Và làm giảm hiệu suất công việc và sụt giảm doanh thu.

Chưa xác định mục tiêu, chiến lược cụ thể để giúp cả đội đạt mục tiêu

Mục tiêu và chiến lược luôn được xem mũi tên chỉ đường đưa doanh nghiệp đến với thành công. Đặc biệt là đối với đội Sales, yếu tố này càng quan trọng hơn hết. Mục tiêu rõ ràng, chiến lược cụ thể sẽ giúp đội Sales xác định phương hướng đi cho những hoạt động của mình và xây dựng quy trình kinh doanh tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả.

Hoạch định mục tiêu chiến lược hết sức quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp và các Sales Leader vẫn chưa ý thức được và xem nhẹ vấn đề này. Kết quả dẫn đến mọi kế hoạch kinh doanh bị lệch hướng ngay từ đầu. Khiến mọi nỗ lực của đội Sales bị uổng phí. Kết quả mang lại không cao thậm chí là thất bại hoàn toàn.

Chưa chuẩn hóa được quy trình kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp

Khi bắt tay vào thực hiện bất cứ chiến lược nào, bạn đều cần lập ra một kế hoạch với các bước cụ thể và bài bản. Bán hàng cũng vậy và thậm chí điều này còn đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì sao lại như vậy?

Tạo ra một quy trình kinh doanh chuẩn hóa cho một đội ngũ Sales cũng giống như bạn đang định hướng cho mọi hành động của tất cả nhân viên. Việc này tạo ra sự thống nhất, giúp đội bán hàng đi đúng hướng theo mục tiêu và chiến lược kinh doanh đã định ra trước đó. 

Nếu Sales Leader xem nhẹ và bỏ qua bước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, nếu không chuẩn hóa được quy trình kinh doanh sẽ gây ra tình trạng thiếu nhất quán trong cách làm việc, mỗi người một kiểu. Từ đó, Sales Leader rất khó để quản lý đội nhóm của mình. Hơn nữa, làm việc không theo quy trình sẽ tạo ra ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng. Và ảnh hưởng đến hình ảnh của cả doanh nghiệp.

Trên đây là 5 khó khăn mà rất nhiều Sales Leader đang gặp phải hiện nay. Có thể thấy chúng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như kết quả của cả một động nhóm bán hàng của như doanh nghiệp nói chung. Vậy làm cách nào để giải quyết những vấn đề nan giải trên? Hãy cùng đón xem bài viết tiếp theo của NAVEE nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.2 / 5. Lượt bình chọn: 11

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng