10 CÁCH TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

seomanagerBranding

Nhận diện thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Mọi người biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn sẽ làm tăng khả năng tạo ra lợi nhuận.

Là người nắm giữ doanh nghiệp, bạn cần có những chiến lược cụ thể và vạch ra một kế hoạch rõ ràng để phát triển thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng giúp doanh nghiệp của bạn thành công.

1. Truyền đạt rõ ràng lợi ích của dịch vụ ra thị trường

Kết nối với khách hàng để thường xuyên nhận được phản hồi về dịch vụ. Chúng tôi có hệ thống thu thập thông tin phản hồi khách hàng, xem họ ấn tượng gì về dịch vụ của chúng tôi.

Những thông tin thu thập được sẽ cho chúng tôi biết khách hàng cần gì, thích gì. Và từ đó, chúng tôi sẽ có phương pháp để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ.

2. Đơn giản hóa thương hiệu và thông điệp

Bạn cần làm đơn giản hóa thương hiệu và các thông điệp của mình, mở rộng kênh phân phối càng nhiều càng tốt.

Cách tiếp cận của chúng tôi là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên một phạm vi rất nhỏ để có con đường trực tiếp và ngắn nhất đến với khách hàng mục tiêu.

3. Nhân cách hóa cho thương hiệu

Các marketer cần nhân cách hóa thương hiệu của mình, khiến thương hiệu có mối liên quan và gắn kết với cộng đồng hơn. Để làm được điều này, trước hết cần tạo cá tính cho doanh nghiệp trên mạng xã hội và trên website. Và tạo cá tính bằng cách khơi dậy cảm xúc trong khách hàng, những cảm xúc như hy vọng, niềm vui, sự tò mò,… có thể khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ hơn.

Chìa khóa để gia tăng nhận diện thương hiệu nằm ở việc xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng. Hãy nỗ lực để cá nhân hóa thương hiệu, xây dựng cảm xúc chân thực thông qua các nội dung quảng cáo để được biết đến và ghi nhớ nhiều hơn.

4. Truyền đạt dễ hiểu

Bạn cần cung cấp những thông tin dễ hiểu, dễ tìm kiếm và chia sẻ. Mọi thông tin bạn xây dựng cần thật rõ ràng như khách hàng có thể tìm thấy bạn ở đâu và bằng cách nào. Rất nhiều startup đã quên đi các thông tin cơ bản như: số điện thoại liên lạc, một trang web được thiết kế chỉn chu, trang Facebook. Đó là những chỉ dẫn cơ bản nhất để khách hàng có thể tiếp cận công ty của bạn.

5. Xây dựng chiến lược marketing đa kênh

Để nổi bật được trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau. Người dùng có thể sử dụng nhiều và rất nhiều kênh giải trí, truyền thông, doanh nghiệp chỉ phát triển trên một kênh duy nhất sẽ có nguy cơ bỏ lỡ khách hàng.

6. Chú trọng Content Marketing 

Content Marketing nên trở thành tâm điểm của các hoạt động xây dựng bất kì thương hiệu nào. Không có content, bạn không có cách nào để mang lại lượt truy cập tự nhiên. 

Doanh nghiệp cũng không thể nhận được lợi ích từ quảng cáo nếu website không chứa những nội dung hấp dẫn và hữu ích. Do đó, xây dựng nội dung là việc nên được ưu tiên, chú trọng trong gia tăng nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung cung cấp thông tin hữu ích, chuyên sâu, mang lại giá trị cho cộng đồng.

Có hai loại nội dung hấp dẫn mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng trong thời gian tới đây gồm: nội dung video và nội dung tương tác.

7. Tạo Infographic

Infographics chứa đựng nhiều thông tin nhưng lại dễ đọc và dễ dàng chia sẻ. Thay vì phải xem những dữ liệu khô khan hay một loạt các con số, infographic giúp ta hiểu rõ hơn về chủ đề hoặc thông tin đã học mà họ có thể áp dụng vào cuộc sống nghề nghiệp hoặc cá nhân của mình. Infographics theo hướng dữ liệu là một trong những thông tin phổ biến nhất.

8. Chiến dịch Influencer Marketing

Influencer Marketing lấy ý tưởng từ phương pháp sử dụng người nổi tiếng (celebrity) và đưa nó vào một chiến dịch tiếp thị dựa trên nội dung định hướng hiện đại. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào đều có những Influencer. Họ có thể dễ dàng được nhận ra bởi hàng trăm ngàn (hoặc hàng triệu) người theo dõi và đó là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới.

9. Đầu tư vào SEO 

Mức độ nhận diện cũng có nghĩa là đứng đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Mọi người có xu hướng sử dụng Google cho tất cả mục đích, ngày cũng như đêm và tất nhiên cũng sẽ bao gồm tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp. Và nhiệm vụ của bạn là phải xác định những từ khóa khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề thương hiệu của bạn giải quyết.

10. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) giúp tối thiểu thời gian xây dựng thương hiệu và tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Bạn có thể tự lựa chọn mức ngân sách của mình và tuỳ chỉnh đối tượng để thông điệp thương hiệu của bạn chỉ được những người trong nhóm khách hàng mục tiêu của bạn nhìn thấy mà không phải lo lắng về vượt ngân sách. Quảng cáo PPC hoạt động tốt nhất cho người tiêu dùng ở cuối phễu, cung cấp một ưu đãi không thể bỏ lỡ sẽ khuyến khích người tiêu dùng nhấp vào và mua sản phẩm của bạn.

Để xây dựng được sự tín nhiệm, tạo ra khách hàng trung thành, doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng để nắm bắt các cơ hội phát triển. Qua những chia sẻ, phương pháp hữu ích trong bài viết trên, doanh nghiệp hãy bắt tay vào xây dựng nhận diện thương hiệu ngay lúc này. Khi khách hàng biết đến thương hiệu và có sự ghi nhớ, chia sẻ với mọi người xung quanh, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.8 / 5. Lượt bình chọn: 8

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng