Hầu hết các quốc gia đều đang trải qua thời kỳ khó khăn do cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 gây nên. Riêng tại Việt Nam, với các giải pháp kịp thời, tình hình dịch bệnh tạm thời được kiểm soát tốt. Cả nước đang hướng đến phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Chủ động thực hiện chiến lược phục hồi sau dịch từ bây giờ, doanh nghiệp có thể “chuyển mình” nhanh chóng khi cơn khủng hoảng đi qua.
1. Tận dụng các kênh bán hàng mới
Nhu cầu mua sắm sẽ không dừng lại kể cả trong tình hình khó khăn do dịch bệnh. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phục vụ khách hàng thông qua các kênh bán hàng thay thế. Doanh nghiệp nên mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử, đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi, set-up nhà hàng ngay tại nhà khách hàng,… Đầu tư vào digital, các kênh social media của người dân là lựa chọn thông minh.
Ví dụ như Hotpot Story, họ giao hàng tận nhà cho hình thức lẩu, cho khách mượn nồi, bếp lẩu, tặng kèm đồ uống,… Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm sao phải đảm bảo sản phẩm vận chuyển an toàn, giữ được hương vị tốt nhất khi đến tay khách hàng.
2. Giữ mối gắn kết và động viên tinh thần của nhân viên
Nhân sự là “tài sản” quý giá của mỗi doanh nghiệp. Dù tình hình khó khăn, doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm nhân sự bất khả kháng. Nhưng nếu quan tâm, hỗ trợ đúng mức, tạo được sự gắn kết, nhân viên sẽ sẵn sàng quay lại làm việc, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Hãy liên lạc thường xuyên với nhân viên để nắm rõ tình hình của họ. Doanh nghiệp nên trấn an nhân viên khi có thể. Và sẽ tuyệt vời hơn khi có dự định hỗ trợ dành cho họ. Hơn thế nữa, động viên tinh thần sẽ giúp nhân viên làm việc hăng hái hơn, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
3. Tận dụng thời gian “chết” một cách hiệu quả
Đừng bỏ lỡ khoảng thời gian rảnh rỗi. Hãy tận dụng khoảng thời gian “vàng” để suy nghĩ, lên ý tưởng phát triển sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội mới,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình này. Người thành công là người tận dụng mọi thời điểm rảnh rỗi, nắm bắt mọi cơ hội.
4. Đừng bỏ qua nguồn khách hàng sẵn có
Tìm khách hàng mới luôn khó khăn hơn là duy trì lượng khach hàng hiện có. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn như hiện nay. Một giải pháp quan trọng để duy trì hoạt động và phục hồi sau dịch là chăm sóc tốt khách hàng cũ. Trong giai đoạn suy thoái, việc tiếp tục mua hàng từ nhà cung cấp quen thuộc luôn được ưu tiên hơn. Doanh nghiệp cần tận dụng các mối quan hệ có sẵn. Và đưa ra chiến lược chăm sóc chu đáo để họ tiếp tục trung thành với thương hiệu mình. Bán hàng cho khách hàng sẵn có giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc thuyết phục khách hàng mới.
5. Đầu tư để cải tiến quy trình vận hành trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp B2B, giai đoạn này sẽ là cơ hội để đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp nên đánh giá lại nền tảng và quy trình vận hành của công ty, thực hiện một số kế hoạch đầu tư dài hạn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là xu hướng. Nó còn là một phấn quan trọng trong chiến lược phục hồi sau dịch của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động. Điều này giúp tinh giản quy trình quản trị để tiết kiệm chi phí quản lý, tăng hiệu suất lao động. Nhiều doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị đã mang lại những biến chuyển tốt hơn. Doanh nghiệp không chỉ, tối ưu được hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng,… mà còn phát triển nhanh chóng hơn với quy mô tinh giản, bộ máy quản trị gọn nhẹ.
Giai đoạn hậu Covid-19, nền kinh tế sẽ phục hồi dần. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược linh hoạt ngay để nắm bắt cơ hội “chuyển mình” mạnh mẽ. Bên cạnh những thay đổi phù hợp về mô hình kinh doanh, quản lý, cách thức làm việc, việc áp dụng nền tảng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh,… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí. Đồng thời tăng hiệu suất công việc và tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển vượt trội.
Hãy để lại thông tin của bạn